Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài

Bảo Hân |

Quy định hiện nay về thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài và đây là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chiều 27.6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn, đối thoại về pháp luật trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội khu vực phía Bắc.

Trình bày về một số vấn đề cơ bản trong nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng ban Chính sách – pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nêu lên những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong đó, một trong những tồn tại, hạn chế đó là quy định về thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu quá dài. “Hiện nay, theo quy định, muốn được hưởng lương hưu cần 2 điều kiện: Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 20 năm và tuổi đời. 20 năm là quá dài nên nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội muộn thì không đủ thời gian đóng 20 năm để được hưởng lương hưu. Đây cũng là một nguyên nhân rút bảo hiểm xã hội 1 lần tăng cao” – ông Quảng nói.

Ông Quảng thông tin, số liệu ông mới nhận được về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 cho thấy: Năm 2020 có 860.741 người nhận bảo hiểm xã hội một lần; năm 2021 là 963.272 người nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Được biết, tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, và hướng tới còn 10 năm.

Mức hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, người có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm.

Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.

Ngoài ra, ông Quảng còn nêu lên những tồn tại, hạn chế khác: Diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia bảo hiểm xã hội thực tế còn thấp; diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội còn thấp; tính tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội còn thấp, việc tổ chức thu chưa kịp thời dẫn đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn diễn ra phổ biến; công tác quản lý đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội chưa mang tính chiến lược dài hạn, hình thức đầu tư chưa phong phú, đa dạng.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo Hân
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Bảo Hân

Theo chương trình, trong thời gian 2 ngày (27,28.6), các đại biểu còn được truyền đạt thông tin về tổng quan tình hình quan hệ lao động hiện nay; tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của tổ chức công đoàn; hợp đồng lao động – một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động 2019; một số chính sách mới ban hành trong lĩnh vực lao động (mở rộng giới hạn làm thêm giờ, hỗ trợ tiền thuê nhà…) và trách nhiệm của tổ chức công đoàn; đối thoại, trao đổi các tình huống phát sinh trong thực tiễn và một số vướng mắc, bất cập trong thi thành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – nhấn mạnh: Đây là lớp tập huấn rất quan trọng, nhằm trang bị cho cán bộ công đoàn công cụ pháp lý để làm tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động trong bối cảnh nhiệm vụ này đang được tăng cường, đẩy mạnh. Nội dung lớp tập huấn, đối thoại được thiết kế phong phú, khoa học, gắn với thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở. Hội nghị còn là diễn đàn lấy ý kiến cán bộ công đoàn về định hướng sửa đổi chính sách, pháp luật. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các học viên tập trung nghiên cứu, hăng hái tham gia trao đổi, đối thoại, góp phần vào thành công của lớp tập huấn.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Người hưởng lương hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Bảo Hân (T/H) |

Hiện nay, nhiều nhiều trường hợp người lao động đã hưởng lương hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm việc. Vậy người lao động làm việc khi đã nghỉ hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không theo quy định của pháp luật?

Có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo năm?

LƯƠNG HẠNH |

Bạn đọc Nguyễn Thanh Long hỏi: Vợ chồng tôi mua bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) năm 2021 và nộp tiền theo năm. Vậy năm 2022 tôi nộp tiền vào tháng nào trong năm cũng được phải không?

Đóng bảo hiểm xã hội 25 năm được rút chế độ 1 lần trong trường hợp nào?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1976, làm việc tại doanh nghiệp, đóng bảo hiểm xã hội được 25 năm. Doanh nghiệp cho tôi nghỉ việc vì không đáp ứng được công việc. Nay tôi muốn rút hết số tiền bảo hiểm xã hội đã nộp thì có được không?

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Người hưởng lương hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Bảo Hân (T/H) |

Hiện nay, nhiều nhiều trường hợp người lao động đã hưởng lương hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm việc. Vậy người lao động làm việc khi đã nghỉ hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không theo quy định của pháp luật?

Có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo năm?

LƯƠNG HẠNH |

Bạn đọc Nguyễn Thanh Long hỏi: Vợ chồng tôi mua bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) năm 2021 và nộp tiền theo năm. Vậy năm 2022 tôi nộp tiền vào tháng nào trong năm cũng được phải không?

Đóng bảo hiểm xã hội 25 năm được rút chế độ 1 lần trong trường hợp nào?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi sinh năm 1976, làm việc tại doanh nghiệp, đóng bảo hiểm xã hội được 25 năm. Doanh nghiệp cho tôi nghỉ việc vì không đáp ứng được công việc. Nay tôi muốn rút hết số tiền bảo hiểm xã hội đã nộp thì có được không?