Thời đại mới, cần những con người mới

TẤT THẢO - VŨ HẢI |

Trước xu hướng thay đổi của công nghệ cùng việc áp dụng máy móc tự động hoá và robot vào sản xuất, nhu cầu cắt giảm lao động là rõ ràng. Cuộc cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, đặc biệt những lao động giản đơn ngành dệt may sẽ mất dần vị thế trong doanh nghiệp và đối mặt nguy cơ thất nghiệp cao.

Lao động dệt may đối mặt nguy cơ mất việc cao

Báo cáo của ILO mang tên “ASEAN trong quá trình chuyển đổi sang tự động hóa” đã đưa ra dấu hiệu dễ tổn thương trong ngành may mặc, giày da trong khu vực. Theo báo cáo này, một tỉ lệ lớn công nhân (CN) có nguy cơ mất việc bởi tự động hóa: 64% tại Indonesia, 86% Việt Nam và 88% Campuchia. Điều này càng củng cố thêm viễn cảnh không chắc chắn cho những lao động trẻ ở khu vực này (phần lớn là nữ giới).

Trong tương lai, các Cty trong khu vực sẽ chuyển hướng sang những người tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề uy tín để có thể tuyển được CN tay nghề cao, sẵn sàng làm việc với công nghệ hiện đại và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, khi việc chuyển đổi sang tự động hóa còn đang “rục rịch”, NLĐ vẫn chưa đối mặt với nguy cơ ngay lập tức phải ra đường. Họ có thể chuyển sang bộ phận khác để tiếp tục làm việc. Một DN tại Indonesia, khi trả lời phỏng vấn của ILO năm 2016, cho biết: “Nếu có một công đoạn cần tới 3-4 công nhân thì chúng tôi sẽ phải tự động hóa. Tuy nhiên, chúng tôi luôn lưu tâm để quá trình tự động hóa này không khiến những lao động dư ra bị đào thải. Chúng tôi chuyển những lao động dư ra này sang làm việc ở các công đoạn khác. Bằng cách có thêm một dây chuyền mới (không phải tự động hóa), chúng tôi tăng thêm năng lực sản xuất, đồng thời sử dụng được lao động dôi dư”.

Chuyển lao động dôi dư do quá trình tự động hóa sang các công đoạn khác đã bắt đầu “rục rịch” ở Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Liên - Phó Tổng Giám đốc Cty CP quốc tế Phong Phú - cho biết, vừa qua, Cty đã đặt mua một con robot với giá 250.000 euro. Con robot này sẽ phục vụ công đoạn phun màu, hoá chất. Ngoài ra, Cty cũng đã sử dụng nhiều máy móc tự động hóa trong nhiều công đoạn, như máy laser để tạo ra những vết rách theo như thiết kế…

“Tôi không nghĩ việc áp dụng công nghệ tự động trong Cty sẽ khiến công nhân mất việc. Khi thực hiện việc này khiến lao động dôi dư, chúng tôi sẽ tiến hành đào tạo lại để họ có thể làm công việc khác” - bà Liên nói.

Tuy nhiên, có thể nói, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của việc chuyển đổi - tức sự chuyển đổi còn đang “rục rịch”, mới chỉ diễn ra ở một vài điểm. Trong tương lai, quá trình này diễn ra ở mức độ rộng lớn hơn, chắc chắn, số lượng lớn CN tay nghề thấp sẽ bị thay thế và không kiếm được công việc khác.

Trong khi có người cho rằng, robot thay thế con người đang ở “thì tương lai” nên còn khá bàng quan, nhiều CN đã nhận thức được đây là một nguy cơ hiển hiện. Một CN may tại KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho biết: “Động tác làm việc của tôi khá đơn giản, lặp đi lặp lại. Việc này không cần kỹ năng cao gì cả mà dường như làm theo một “quán tính”.

Vì vậy, tôi lo ngại một vài năm tới, nếu Cty áp dụng tự động hóa cao hơn thì chắc chắn những người chỉ làm công đoạn đơn giản, thủ công như tôi sẽ mất việc. Lúc đó, tuổi đã cao, không biết có kiếm việc được nữa không?”.

Tri thức cũng bị trí tuệ nhân tạo đe doạ

Trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, không chỉ những lao động giản đơn bị đe doạ mà ngay cả những trí thức cũng đối mặt với thách thức. Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ BCVT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) - cho biết, chúng ta chưa hình dung được 15-20 năm nữa, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, giao tiếp như thế nào, kể cả sự thay đổi mạnh mẽ của cơ cấu của thị trường lao động. Sự thay đổi thậm chí còn nhanh hơn 10-15 năm trước khi đưa internet vào Việt Nam.

Bản thân chúng tôi 10-15 năm trước khi đưa internet vào Việt Nam cũng không hình dùng được smartphone hiện nay đã thay thế hàng loạt công cụ, phương tiện như giấy bút, sách, báo, truyền hình, ghi âm, đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay... Trước làn sóng cách mạng 4.0, ngay bây giờ, phải có những cách tiếp cận, dự báo, theo sát tình hình, kinh nghiệm các nước...

Tại Việt Nam, người ta dự báo, khoảng 70-80% lao động đơn giản trong ngành dệt may có thể phải chuyển đổi công việc. Nhưng ngược lại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ tạo nên những công việc mới, những ngành nghề mới và nhiều người khẳng định, nó sẽ không làm số người thất nghiệp trong tương lai nhiều hơn bây giờ.

Tuy nhiên, từng cá nhân, từng gia đình, từng doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị đảo lộn, thay đổi. Ngay bây giờ, khi nói đến thế hệ 9x, 0x, 10-15 năm tới họ làm gì cũng chưa thể hình dung được. Cho nên, trong gia đình, sắp tới con cái họ học lĩnh vực, ngành nghề nào cũng phải bám sát dự báo, đương nhiên cơ quan nghiên cứu, cơ quan Nhà nước phải đưa ra dự báo, khuyến nghị, hướng dẫn...

Còn ông Trương Gia Bình -  Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT - cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ làm thế giới thay đổi sâu sắc. Sự ra đời của người máy có trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng mạnh và làm thay đổi cách thức làm việc và cả công việc của con người. Đây là xu thế không cưỡng được, nếu không làm chủ được nó, doanh nghiệp sẽ bị cuốn trôi. Đơn giản nhất là sự cạnh tranh của Uber, Grab với taxi truyền thống. Gọi Uber hay Grab là biết được lúc nào xe đến, giá cả của chuyến đi, xuống xe không phải lo chuyện tiền lẻ tiền chẵn, không sợ đi lòng vòng, xe đẹp, lái xe thì lịch sự...

Cho tới nay, nhiều người còn chưa hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0, thế nhưng sự ảnh hưởng của nó ngày càng rõ nét. Cụ thể như vụ việc ngày 27.11.2017, 300 lái xe taxi Ba Sao ngừng việc tập thể, tập trung trước trụ sở của công ty tại số 18, lô 4A, đường Trung Yên 10, Hà Nội.

Theo các tài xế, taxi công nghệ Uber, Grab bùng nổ cùng với các chính sách rất cạnh tranh làm sụt giảm lượng khách của taxi Ba Sao so với trước đây. Do đó, hiệu quả hoạt động, thu nhập và đời sống của anh em lái xe bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người mua xe của công ty. Một số đã trả hết nhưng còn nhiều người đang trả góp tiền xe cho công ty, trong khi số tiền này họ phải đi vay ngân hàng, hoặc mượn của người thân...

Trong tương lai, các công ty sẽ chuyển hướng sang những người tốt nghiệp từ các cơ sở dạy nghề uy tín để có thể tuyển được công nhân tay nghề cao, sẵn sàng làm việc với công nghệ hiện đại và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

TẤT THẢO - VŨ HẢI
TIN LIÊN QUAN

Cản trở... 4.0

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Bằng việc ban hành các văn bản về Chính phủ điện tử; phát triển cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0; phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT… thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chính phủ trong việc nhận biết cơ hội, giá trị và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, tạo tiền đề nắm bắt CMCN 4.0 mà còn thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ với cách làm đi sâu đi sát doanh nghiệp (DN), lắng nghe tiếng nói DN, để chuyển đổi thành các hành động cần thiết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Công đoàn phải chủ động trước cuộc cách mạng 4.0

PV |

Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là khúc cua cho các doanh nghiệp bắt “đi tắt đón đầu”

THUỲ TRANG |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ thông minh cùng với sự tiến bộ của Internet sẽ tác động vô cùng to lớn trên toàn cầu, nó phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cản trở... 4.0

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Bằng việc ban hành các văn bản về Chính phủ điện tử; phát triển cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0; phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT… thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chính phủ trong việc nhận biết cơ hội, giá trị và thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, tạo tiền đề nắm bắt CMCN 4.0 mà còn thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ với cách làm đi sâu đi sát doanh nghiệp (DN), lắng nghe tiếng nói DN, để chuyển đổi thành các hành động cần thiết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Công đoàn phải chủ động trước cuộc cách mạng 4.0

PV |

Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là khúc cua cho các doanh nghiệp bắt “đi tắt đón đầu”

THUỲ TRANG |

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ thông minh cùng với sự tiến bộ của Internet sẽ tác động vô cùng to lớn trên toàn cầu, nó phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia.