Thợ cắt tóc lao đao vì dịch vẫn chưa biết đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng

Minh Phương |

Dịch COVID-19 khiến tiệm cắt tóc, gội đầu phải tạm ngưng hoạt động. Từ đây, nhiều thợ cắt tóc lâm vào hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nan" về quê không được, ở cũng không xong. Khi nhắc đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng từ Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, không ít thợ cắt tóc chưa biết đến gói hỗ trợ này.

Trường hợp dưới đây là một ví dụ.

Chuyển nghề mưu sinh

Làn sóng COVID-19 trở lại, các quán cắt tóc phải đóng cửa phòng dịch, anh Lê Anh Minh (25 tuổi, quê ở Hưng Yên) - nhân viên cắt tóc của một cửa hàng trong khu chung cư ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) - phải tìm công việc khác để “cầm cự” qua mùa dịch.

Khi TP.Hà Nội chưa thực hiện giãn cách xã hội, anh Minh xin làm shipper chuyên giao thức ăn chế biến sẵn cho khách. Nhưng nay Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, anh Minh phải tạm dừng giao hàng vì theo yêu cầu phòng, chống dịch của thành phố.

Tròn 1 tuần theo lệnh giãn cách, anh Minh chuyển hướng sang bán đồ ăn sáng cho cư dân ở chung cư - nơi anh đang thuê nhà cùng với vài người bạn khác. Công việc bắt đầu từ 5 giờ sáng đến tối cho việc chuẩn bị nấu cháo đến hoàn thành công đoạn nấu ăn rồi ship quanh tòa chung cư. Trước đó, anh Minh phải đăng lên các nhóm chợ online để cư dân biết đến. Thời gian này, người dân hạn chế ra khỏi nhà, quán xá đóng cửa nên công việc này giúp anh Minh kiếm được 300.000 - 400.000 đồng/ngày.

"Tôi bán lấy công làm lãi thôi. Nhưng nhờ có công việc này mà tôi có tiền trang trải sinh hoạt phí. Khi nào dịch lắng xuống, tôi vẫn sẽ tiếp tục với nghề cắt tóc" - anh Minh bày tỏ.

Vẫn còn không ít nhân viên cắt tóc chưa biết đến gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng của Chính phủ. Ảnh chụp trước khi cửa hàng cắt tóc đóng cửa.

Còn anh Thái Văn Phúc - nhân viên cắt tóc trên đường Trần Quý Kiên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) - không được may mắn như anh Minh. Cửa hàng đóng cửa, anh Minh rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi về không được, ở cũng không xong.

Chật vật ở thành phố, cửa hàng mở cửa được thời gian lại phải đóng cửa để phòng dịch, thu nhập của anh Phúc chẳng đáng kể. Để có tiền đóng phòng trọ, chi tiêu ăn uống, anh Phúc phải nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Vì tiền tích cóp có được cũng đã dùng cho những lần trước tiệm đóng cửa.

Chuẩn bị hồ sơ gì để nhận gói hỗ trợ?

Khi hỏi về gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng, anh Minh và anh Phúc cho hay, vẫn chưa biết đến thông tin thợ cắt tóc cũng nằm trong đối tượng được hỗ trợ lần này.

Trước đó, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 3642 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 được thụ hưởng gói 26.000 tỉ đồng theo chính sách của Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của chính phủ.

Trong đó, đáng chú ý về nội dung: Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (lao động tự do) được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần khi có đủ các điều kiện theo quy định về đối tượng và điều kiện hỗ trợ.

Sẽ hỗ trợ người lao động làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố, trong đó có nhân viên cắt tóc, gội đầu...

Theo đó, nhân viên cắt tóc, gội đầu... nộp hồ sơ theo mẫu gửi đến UBND cấp xã, phường nơi cư trú hợp pháp sau ngày 15 hàng tháng.

Hồ sơ gồm có đơn đề nghị hỗ trợ; bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng cư trú do công an xã, phường cấp. Đơn đề nghị hỗ trợ gồm những thông tin cơ bản như tên tuổi, quê quán, số căn cước, công việc chính, nơi làm và thời điểm mất việc. Có thể chọn hình thức nhận tiền qua tài khoản ngân hàng, bưu điện hoặc chi trả trực tiếp.

Nếu nơi thường trú và tạm trú khác nhau, người lao động muốn hưởng trợ cấp tại nơi tạm trú phải xin giấy xác nhận không hưởng tại nơi thường trú và ngược lại.

Tối đa 10 ngày sau khi nhận được hồ sơ, chính quyền hai cấp xã, huyện phải rà soát, thẩm định và chi trả tiền tới tay người lao động. Danh sách người đủ điều kiện được niêm yết công khai. Thời gian xét duyệt hồ sơ chậm nhất ngày 31.1.2022.

Ngày 30.7, quận Hà Đông (Hà Nội) đã chi trả kinh phí hỗ trợ cho 26 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; 17 lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) ở phường Kiến Hưng, Dương Nội gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong đó có nhân viên cắt tóc, gội đầu...

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Người lao động đóng góp cho Quỹ Phòng chống thiên tai thế nào?

nam dương |

Sắp tới mùa mưa bão, xin hỏi mức đóng góp của cán bộ, công chức và người lao động vào Quỹ Phòng chống thiên tai thế nào?

Công nhân F0, F1 nhận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng ra sao?

Minh Phương |

Ở đợt dịch bùng phát lần này, số lượng công nhân lao động nhiễm COVID-19, hoặc là F1 không nhỏ. Từ gói 26.00 tỉ đồng của Chính phủ, công nhân F0, F1 rất mong muốn được nhận hỗ trợ, đồng thời vẫn còn nhiều băn khoăn về các khâu thủ tục.

Giãn cách xã hội: Bị tạm hoãn HĐLĐ, nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ ra sao?

Minh Phương |

Báo Lao Động nhận được thắc mắc của người lao động (NLĐ) liên quan đến việc nhận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người lao động đóng góp cho Quỹ Phòng chống thiên tai thế nào?

nam dương |

Sắp tới mùa mưa bão, xin hỏi mức đóng góp của cán bộ, công chức và người lao động vào Quỹ Phòng chống thiên tai thế nào?

Công nhân F0, F1 nhận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng ra sao?

Minh Phương |

Ở đợt dịch bùng phát lần này, số lượng công nhân lao động nhiễm COVID-19, hoặc là F1 không nhỏ. Từ gói 26.00 tỉ đồng của Chính phủ, công nhân F0, F1 rất mong muốn được nhận hỗ trợ, đồng thời vẫn còn nhiều băn khoăn về các khâu thủ tục.

Giãn cách xã hội: Bị tạm hoãn HĐLĐ, nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ ra sao?

Minh Phương |

Báo Lao Động nhận được thắc mắc của người lao động (NLĐ) liên quan đến việc nhận gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội.