Thiếu hụt lao động từ 35-37% khi kinh tế mở cửa trở lại

cường ngô |

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu nhân lực là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại. Thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%.

Các doanh nghiệp chưa có phương án thật sự tối ưu để tuyển lao động trong điều kiện mới, trong khi nhiều công nhân lành nghề đã về quê tránh dịch, tìm việc mới duy trì cuộc sống.

Nan giải bài toán thiếu hụt lao động

Sau hơn 1 tháng dừng các hoạt động sản xuất để phòng chống dịch bệnh, thời gian này, nhiều nghệ nhân ở làng nghề dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) bắt đầu sản xuất trở lại, với quy mô 10% so với trước dịch. Nói với Lao Động, nghệ nhân Nguyễn Tiến Quảng - Chủ tịch Hội làng nghề Nha Xá - cho biết, trong tình huống dịch bệnh được khống chế, nền kinh tế mở cửa trở lại, khả năng đến cuối năm nay công suất của làng nghề chỉ đạt 50%.

“Có nhiều lý do khiến làng nghề không thể đạt công suất tối đa, trong đó phải kể đến nguồn lao động không dồi dào như trước. Khi dịch bùng phát, nhiều nhà xưởng đã tạm ngừng sản xuất, nghỉ quá dài nên sự gắn kết giữa nhà máy và lao động rời rạc dần. Khi tái khởi động các hoạt động sản xuất kinh doanh, làng nghề bị thiếu khoảng hơn 300 công nhân”, ông Quảng nói.

Trao đổi với Lao Động, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - cho biết, thiếu nhân lực khi mở cửa kinh tế trở lại là vấn đề hiện hữu đối với các doanh nghiệp, nhất là ở TPHCM và các tỉnh thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. “Đây là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại; chưa có phương án thật sự tối ưu, để tuyển lao động trong điều kiện mới” - ông Giang khẳng định.

Sở dĩ chưa có “phương án tối ưu” là bởi - hiện nay, việc giãn cách ở mỗi địa phương khác nhau, mỗi nơi thực hiện một kiểu, không có sự thống nhất xuyên suốt. Bên cạnh đó, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương - nơi tập trung nhiều công ty dệt may quy mô lớn đã xảy ta tình trạng chuyển dịch lao động. Theo đó, hàng chục nghìn công nhân, người lao động đã về quê, khả năng quay trở lại làm việc ở thời điểm này rất khó.

“Nếu TPHCM và các tỉnh thành phía Nam mở cửa trở lại trong tháng 10.2021, rất khó để công nhân quay trở lại làm việc. Vì hiện đã là giữa tháng 9, chỉ còn vài tháng nữa sẽ đến Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Ngoài ra, Chỉ thị 16 vẫn đang được áp dụng tại nhiều địa phương là rào cản trong vấn đề tìm nguồn lao động thay thế. Tôi cho rằng, thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%” - ông Giang nêu.

Theo ông Vũ Đức Giang, lực lượng lao động có tuyển mới cũng không bù đắp được số lao động đã thiếu hụt từ việc dịch chuyển về các tỉnh. Trong khi đó, lực lượng lao động cũ chủ yếu là lao động có tay nghề, việc tuyển mới cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để đào tạo. Chính vì vậy, thời gian tới có thể xảy ra tình trạng canh tranh lao động giữa các nhà máy, các ngành nghề với nhau. “Đây là bài toán rất nan giải khi mở cửa trở lại”, ông Vũ Đức Giang nhận định.

Có 3 kịch bản mà lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra đối với các doanh nghiệp dệt may. Thứ nhất, trong nửa cuối tháng 9, các doanh nghiệp phía Nam không thể tái sản xuất (xuất khẩu phụ thuộc vào doanh nghiệp miền Bắc và miền Trung) thì xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt hơn 25 tỉ USD.

Thứ hai, nếu trong tháng 10.2021, các doanh nghiệp đồng loạt hoạt động trở lại, nguồn lao động đáp ứng được 40%, công nhân được tiêm 2 mũi vaccine, xuất khẩu toàn ngành cố gắng sẽ đạt 30-33 tỉ USD. Còn kịch bản thứ 3 là kỳ vọng của lãnh đạo hiệp hội, lãnh đạo doanh nghiệp khi xuất khẩu toàn ngành đạt 39-40 tỉ USD, nhưng theo nhận định của ông Vũ Đức Giang “khó hoàn thành được”.

“Thời điểm này, để thu hút nguồn lao động, tôi cho rằng, ngoài việc kiểm soát dịch bệnh rất quyết liệt của bộ máy chính quyền thì vaccine vẫn là “chìa khoá”. Chúng tôi thấy nhiều điểm đáng lạc quan khi Việt Nam dự kiến sẽ nhận thêm nhiều vaccine trong thời gian tới, hy vọng tạo điều kiện để mở cửa lại nền kinh tế một cách bền vững”, ông Giang nhận định.

“Xây dựng nhiều kịch bản, ứng phó linh hoạt để có thể điều động nhân sự”

Không chỉ ngành dệt may, da giày bị tổn thương bởi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 và gặp khó trong vấn đề tìm nguồn lao động, ngành kinh doanh thực phẩm cũng đang phải đối mặt với nỗi lo thiếu hụt lao động khi mở cửa kinh tế trở lại.

Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce - cho biết, để đáp ứng vận hành hệ thống siêu thị trên cả nước và các trang trại chăn nuôi - cần tới 40.000 lao động. Trong bối cảnh dịch bệnh leo thang, doanh nghiệp phải gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự. “Những biến động về nhân lực tạo ra nhiều thách thức với hoạt động của doanh nghiệp. Chúng tôi phải xây dựng nhiều kịch bản, ứng phó linh hoạt để có thể điều động nhân sự, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh”, bà Phương nói.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, theo bà Phương, doanh nghiệp đã phải huy động tất cả nguồn lực từ nội bộ, đối tác để liên tục tuyển mới nhân sự. Ngoài ra, lực lượng nhân sự hiện đang làm việc tại siêu thị, cửa hàng và kho được tổng động viên tăng ca để đáp ứng công việc. Công ty tăng cường chế độ phúc lợi cho nhân viên, đồng thời có chính sách nghỉ bù để đảm bảo tuân thủ Luật Lao động.

“Chúng tôi đề xuất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương và các cơ quan ban ngành tại địa phương có sự kết nối giúp tăng cường nguồn lực lao động cho doanh nghiệp.

Hiện nay, rất nhiều lao động đang nghỉ việc do các công ty, nhà máy ngừng hoạt động. Lực lượng này có thể điều chuyển đến làm việc tại các doanh nghiệp đang thiếu nhân sự”, bà Phương nói và hy vọng những giải pháp đó sẽ là lá chắn quan trọng giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, nền kinh tế sớm phục hồi.

cường ngô
TIN LIÊN QUAN

Long An: Nỗi lo thiếu hụt lao động khi sản xuất bình thường trở lại

Kỳ Quan |

Với những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tỉnh Long An đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trở lại trong điều kiện “bình thường mới”. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh còn kéo dài, khả năng nhiều CNLĐ sẽ ngần ngại trở lại làm việc, các doanh nghiệp có nguy cơ thiếu hụt lao động khi trở lại sản xuất.

Nguy cơ thiếu hụt lao động khi người lao động di chuyển tự phát về quê

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, việc di chuyển tự phát bằng phương tiện cá nhân rời khỏi TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 về quê không an toàn cho người lao động, gây khó khăn trong phòng, chống dịch.

Nguy cơ thiếu hụt lao động chỉ có thể chặn bằng "phủ" vaccine COVID-19

Vũ Long |

Cần đẩy nhanh quy mô tiêm vaccine để chặn nguy cơ thiếu hụt lao động sau dịch bệnh COVID-19. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ còn 40% nhân lực lao động.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Long An: Nỗi lo thiếu hụt lao động khi sản xuất bình thường trở lại

Kỳ Quan |

Với những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tỉnh Long An đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trở lại trong điều kiện “bình thường mới”. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh còn kéo dài, khả năng nhiều CNLĐ sẽ ngần ngại trở lại làm việc, các doanh nghiệp có nguy cơ thiếu hụt lao động khi trở lại sản xuất.

Nguy cơ thiếu hụt lao động khi người lao động di chuyển tự phát về quê

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, việc di chuyển tự phát bằng phương tiện cá nhân rời khỏi TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 về quê không an toàn cho người lao động, gây khó khăn trong phòng, chống dịch.

Nguy cơ thiếu hụt lao động chỉ có thể chặn bằng "phủ" vaccine COVID-19

Vũ Long |

Cần đẩy nhanh quy mô tiêm vaccine để chặn nguy cơ thiếu hụt lao động sau dịch bệnh COVID-19. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ còn 40% nhân lực lao động.