Thị trường lao động từng bước phục hồi

Anh Thư |

Sau tác động của dịch COVID-19, thị trường lao động đang trên đà phục hồi. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) dự báo chỉ thiếu hụt lao động từ 10-15% sau dịp Tết Nguyên đán.

Gam màu sáng 

Bộ LĐTBXH cho biết, dịch COVID-19 đã tác động nặng nề đến tình hình lao động, việc làm. Nếu tính từ tháng 4 đến tháng 10.2021, có khoảng 38 triệu lao động bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, số lao động bị gián đoạn hoặc tạm dừng làm việc trong năm 2021 khoảng 18 triệu người. Đặc biệt, trong quá trình tác động của đại dịch lần thứ 4, dòng người di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh và các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam về nông thôn, về các vùng quê tương đối lớn, ước tính khoảng 1,3 triệu lao động và chiếm 60% trong khối dịch chuyển này.

Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV năm 2021 là 49,1 triệu người, tăng 1,82 triệu người so với quý trước. Lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 17,9 triệu người, tăng 890,1 nghìn người so với quý trước; số có việc làm ở nông thôn là 31,1 triệu người, tăng 934,5 triệu người so với quý trước.

Chia sẻ về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nhận định, dịch COVID-19 khiến nhiều người lao động buộc phải ngừng việc, thế nhưng hiện nay, Chính phủ đã linh hoạt mở cửa nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp do đó, nguồn cầu lao động tăng lên, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, rõ ràng là bức tranh thị trường lao động trong thời gian tới có những gam màu sáng. Tuy nhiên, sau giai đoạn trì trệ, thị trường lao động cũng hình thành nên những phân khúc mới, kỹ năng mới. Do đó, để hỗ trợ nhóm lao động bị mất việc trở lại thị trường làm việc rất cần có nhóm giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu việc làm, đảm bảo họ có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc mới.

Thị trường lao động đã phục hồi cơ bản

Trao đổi về vấn đề này với báo chí, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho hay: “Bên cạnh việc đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất thì việc lo lắng hơn là đứt gãy về chuỗi cung ứng lao động. Vì vậy, ngay từ rất sớm, chúng ta luôn nêu vấn đề này ra để bàn bạc, chủ động đối phó. Đến giờ này, thị trường lao động đã phục hồi nhanh chóng”.

Ước tính ban đầu của Bộ LĐTBXH là cuối quý I, đầu quý II thị trường lao động mới trở lại được cơ bản. Nhưng đến hết tháng 12.2021, thị trường lao động đã phục hồi. Theo bộ trưởng, 95% lực lượng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm lao động đã hoạt động trở lại.

“Vấn đề tiền lương, bảo hiểm của người lao động được đảm bảo. Các địa phương cũng hỗ trợ thêm để bảo đảm sàn an sinh cho người lao động. Đến thời điểm hiện tại, cá nhân tôi cho rằng thị trường lao động của chúng ta đã phục hồi nhanh chóng và ổn định tương đối” - Bộ trưởng Dung nhấn mạnh.

Nhận định về thị trường lao động sau Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Dung cho rằng, thông thường hằng năm, trước Tết Nguyên đán thường thiếu khoảng 10% lực lượng lao động, sau Tết thường thiếu 20%.

“Nhưng năm nay, cá nhân tôi cho rằng nguồn lao động còn thiếu sẽ duy trì thấp hơn. Bởi lẽ, những người lao động khi đã quay về quê một thời gian, khi quay trở lại nơi mình công tác thì thông thường Tết ít khi về nhà” - Bộ trưởng Dung nói.

Mặt khác, các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đều có phương án để giữ chân người lao động. Ví dụ, ngoài những chính sách như nâng lương, chế độ Tết, chế độ thưởng thì họ còn những chính sách khác để giữ chân người lao động. Thời gian qua, các địa phương cũng đã chủ động để thực hiện các biện pháp phục hồi lao động. Theo báo cáo từ các tập đoàn lớn, các tổng công ty, các doanh nghiệp nước ngoài, lực lượng lao động Tết dự báo cũng chỉ thiếu khoảng 10 đến 15% và so với những năm trước đây.

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Thị trường lao động "chao đảo" trong năm 2021

ANH THƯ |

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động, lao động không có việc làm và thất nghiệp tăng, thu nhập của người lao động giảm.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường lao động

ANH THƯ |

Thêm gần 2 triệu việc làm mới cuối năm 2021 là những tín hiệu lạc quan hơn về thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo, đầu năm 2022 nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng lên, có thể xảy ra thiếu hụt lao động cục bộ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thị trường lao động "chao đảo" trong năm 2021

ANH THƯ |

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động, lao động không có việc làm và thất nghiệp tăng, thu nhập của người lao động giảm.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường lao động

ANH THƯ |

Thêm gần 2 triệu việc làm mới cuối năm 2021 là những tín hiệu lạc quan hơn về thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo, đầu năm 2022 nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng lên, có thể xảy ra thiếu hụt lao động cục bộ.