Thị trường lao động phục hồi trở lại

Hiếu Anh |

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thị trường lao động đã dần phục hồi trở lại. Số lượng lao động có việc làm tăng mạnh, thu nhập của người lao động ở các vùng miền được nâng lên.

Số lượng lao động có việc làm tăng mạnh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, 9 tháng đầu năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với 6 tỉnh phía Bắc tổ chức 8 phiên giao dịch việc làm. Qua đó, 23.146 lao động đã được tuyển dụng.

Còn theo thống kê của tỉnh Bắc Giang, trong 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 27.519 lao động, trong đó việc làm trong nước 26.091 người (bằng 113% so với cùng kỳ năm 2021).

Không riêng hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, số lượng lao động có việc làm của toàn quốc 9 tháng đầu năm có sự tăng mạnh.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Sự phục hồi của thị trường lao động diễn ra ở tất cả các vùng kinh tế xã hội, đặc biệt ở hai vùng còn nhiều khó khăn là vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Quý III năm 2022, lao động có việc làm trong độ tuổi lao động ở hai vùng này lần lượt là 5,4 triệu người và 3,2 triệu người, tăng 461.000 người và 149,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn thời điểm trước đại dịch COVID-19 xuất hiện (năm 2019) là 276,5 nghìn người và 232,7 nghìn người.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, ba vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã ghi nhận sự phục hồi mạnh trong quý III năm nay.

Số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng Đông Nam Bộ trong quý III năm 2022 đạt 9,7 triệu người, tăng 1,6 triệu người (tương ứng 19,5%) so với cùng kỳ năm trước. Trong quý III năm 2022, số người có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 8,0 triệu người, tăng 883,2 nghìn người (tương ứng tăng 12,4%) so với cùng kỳ năm trước. Con số này ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 8,9 triệu người, tăng 578,5 nghìn người (tương ứng tăng 6,9%) so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập được nâng cao

Lao động có việc làm không chỉ tăng mạnh về số lượng mà thu nhập cũng được đảm bảo. Chị Nguyễn Thị Hương, công nhân một nhà máy may trên địa bàn Hải Dương cho biết, trong thời gian dịch COVID-19, nhà máy của chị chỉ hoạt động cầm chừng.

Một tuần chị làm việc 3 - 4 buổi, thu nhập rất thấp chỉ 3 triệu đồng. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, công việc của chị đều hơn, thậm chí những thời điểm phải tăng ca đảm bảo tiến độ. Thu nhập của chị tăng cao hơn hẳn, có những tháng cao điểm chị được trả hơn 10 triệu đồng.

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 143.000 đồng so với quý trước và tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá về thị trường lao động 9 tháng đầu năm, ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ,  thị trường lao động 9 tháng đầu năm cũng có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu lao động một số ngành cần phải lưu ý. Tiêu biểu như lao động trong ngành khai khoáng, kho bãi có tỉ lệ việc làm tăng chậm. Trong khi đó, một số ngành có tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ.

Nhằm khắc phục hạn chế, phát huy các mặt tích cực của thị trường lao động, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp như Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “Sống chung an toàn với dịch COVID-19”.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động - việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từ đó cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Ở góc độ kinh tế vĩ mô cần chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế, chú trọng hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động.

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Thị trường lao động cuối năm: Hoạt động tuyển dụng sôi động trở lại

ANH THƯ |

Thị trường lao động tiếp tục đà phục hồi, thu nhập bình quân tháng của người lao động cũng tăng lên. Theo dự báo của các chuyên gia, hoạt động tuyển dụng lao động và tìm kiếm việc làm của người lao động sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm.

Kết nối cung cầu thị trường lao động

Anh Thư - Quỳnh Chi |

Người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng khó có công việc ưng ý; doanh nghiệp “khát” lao động song tuyển dụng mãi không đủ chỉ tiêu. Để cung - cầu lao động tiệm cận nhau, công tác dự báo thị trường lao động cần đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của người lao động, cũng như doanh nghiệp.

Tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại

THEO CHINHPHU.VN |

Để tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung phát triển lao động có kỹ năng; đẩy mạnh xây dựng chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đổi mới đào tạo nâng cao chất lượng lao động…

Thị trường lao động nước ngoài tăng mạnh sau gần 10 năm

Cát Tường |

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - Đỗ Ngọc An, thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Thị trường lao động cuối năm: Hoạt động tuyển dụng sôi động trở lại

ANH THƯ |

Thị trường lao động tiếp tục đà phục hồi, thu nhập bình quân tháng của người lao động cũng tăng lên. Theo dự báo của các chuyên gia, hoạt động tuyển dụng lao động và tìm kiếm việc làm của người lao động sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm.

Kết nối cung cầu thị trường lao động

Anh Thư - Quỳnh Chi |

Người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng khó có công việc ưng ý; doanh nghiệp “khát” lao động song tuyển dụng mãi không đủ chỉ tiêu. Để cung - cầu lao động tiệm cận nhau, công tác dự báo thị trường lao động cần đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của người lao động, cũng như doanh nghiệp.

Tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại

THEO CHINHPHU.VN |

Để tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung phát triển lao động có kỹ năng; đẩy mạnh xây dựng chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đổi mới đào tạo nâng cao chất lượng lao động…

Thị trường lao động nước ngoài tăng mạnh sau gần 10 năm

Cát Tường |

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương - Đỗ Ngọc An, thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường.