Thị trường lao động miền Trung cuối năm: DN tuyển không ra lao động

Nhóm phóng viên |

Trong năm 2020, các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Thành phố Đà Nẵng, tỉ lệ lao động thất nghiệp cao chưa từng có do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng nghịch lý là các phiên giao dịch việc làm, các doanh nghiệp lại kiếm không ra người.

Cần 3.000 nhưng chỉ có 150 hồ sơ

Theo thống kê, chỉ riêng TP.Đà Nẵng đã có hơn 190.000 người lao động (NLĐ) chịu tác động bởi dịch COVID-19, trong đó, hơn 20.600 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ); 70.120 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và 99.280 lao động làm việc không có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm. Tuy vậy, thời điểm này, khi Trung tâm Dịch vụ Việc làm (TTDVVL) TP.Đà Nẵng đã “khởi động” lại phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tuần để kết nối giữa doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển dụng và NLĐ thì các DN lại tìm không ra lao động.

Theo ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc TTDVVL TP.Đà Nẵng, sau thời gian hết giãn cách xã hội, trung tâm đã tổ chức được 2 phiên giao dịch việc làm với 110 DN tham gia tuyển dụng gần 3.000 vị trí. Trong đó, ngành nghề được tuyển nhiều gồm: Bán hàng, tiếp thị 625 vị trí, may mặc 541 vị trí, lao động phổ thông 538 vị trí… Mặc dù mỗi phiên giao dịch việc làm có nhu cầu tuyển dụng đến 3.000 vị trí nhưng chỉ có khoảng 150 NLĐ đến tham gia tuyển dụng, tìm việc.

Nguyên nhân, ông Diệp cho rằng, sở dĩ việc nhiều nhưng người ít là do thời điểm này, số lao động ngoại tỉnh về quê tránh dịch chưa trở lại thành phố tìm việc. “NLĐ về quê có thể tìm được việc làm ổn định nên ở lại luôn mà chưa trở lại thành phố. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, số lao động nhập cư chiếm 40-50%” - ông Diệp cho hay.

Nguyên nhân nữa, cũng theo ông Diệp, tâm lý chung của lao động trẻ hiện nay, đặc biệt là sau hai trận đại dịch là không muốn gò bó về thời gian, kỷ luật lao động trong công việc. “Nhiều người đòi hỏi cao trong khi năng lực hạn chế, vì vậy không chịu ứng tuyển làm việc lâu dài tại công ty mà chuyển qua bán hàng online, chạy xe ôm công nghệ, shipper... cho thoải mái hơn” - ông Diệp nói.

Tại Quảng Nam, ông Võ Văn Dũng - Giám đốc TTDVVL tỉnh này - cho hay, trong tháng 10 và 11.2020, TTDVVL tỉnh Quảng Nam đã tổ chức được 2 phiên giao dịch việc làm cho NLĐ. Trong 2 phiên giao dịch này, đã có 22 DN đăng ký tuyển dụng với hơn 8.560 chỗ làm trống. Tuy nhiên, các phiên giao dịch thu hút được hơn 200 lao động đến tìm hiểu thông tin và đăng ký tại sàn; có 92 lượt người được giới thiệu đến các DN phỏng vấn và 6 lượt người xuất khẩu lao động.

“Hiện nay có nhiều ngành nghề cụ thể cơ khí, dệt may... đang có số lượng tuyển rất đông và được nhiều người ứng tuyển. Riêng ngành may mặc từ tháng 9 đến nay được nhiều người đăng ký, do các công ty bắt đầu có đơn hàng sau dịch nên nhu cầu tuyển cao” - ông Dũng nói.

Lao động khu vực huyện thị dễ tìm việc hơn

Đang là quản lý nhà hàng do ảnh hưởng dịch COVID-19, anh Lê Văn Khánh (phường Vĩnh Hải, Nha Trang) phải nghỉ việc từ tháng 4 đến nay. Chật vật tìm việc nhưng không được vì đa số nhà hàng, khu du lịch trên địa bàn Nha Trang không có nhu cầu tuyển dụng, anh Khánh tìm đến TTDVVL tỉnh. Tại phiên giao dịch việc làm đầu tháng 12, anh nộp hồ sơ vào Công ty TNHH KN Cam Ranh và được nhận với mức lương khởi điểm 8 triệu đồng. “Tuy đi làm xa nhưng thời điểm này tôi cần việc làm, hợp với công việc trước đây của tôi nên thuận lợi hơn” - anh Khánh chia sẻ.

Nếu như trước đây Nha Trang là điểm hút lao động với hàng nghìn lượt tuyển dụng thì nay xu thế lao động các huyện thị như Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa đang có sức hút hơn. Tại phiên giao dịch việc làm ngày 11.12 được tổ chức tại huyện Cam Lâm, có 5 DN tham gia tuyển dụng 265 lao động, trong đó có 205 vị trí làm việc tại địa phương này và đa số là lĩnh vực du lịch.

Ông Nguyễn Văn Khả - Giám đốc TTDVVL Khánh Hoà - cho biết, sau khi dịch COVID-19 được khống chế nhu cầu tuyển dụng lao động tăng lên. Xu hướng việc tìm người và người tìm việc ở các địa phương có sự thay đổi, trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động ở các huyện thị tăng hơn như thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm, huyện Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh. Từ tháng 7 đến nay, trung tâm tổ chức trên 20 phiên giao dịch việc làm tại các địa phương, mỗi phiên có từ 5 đến 10 DN tham gia tuyển dụng từ 200 đến 400 NLĐ. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng lần lượt là các ngành bảo hiểm, bất động sản, xây dựng, du lịch, dệt may…

Thông qua các phiên giao dịch việc làm, trung tâm đã kết nối cho gần 2.000 NLĐ có việc và giúp khoảng 200 lượt DN tuyển dụng được lao động. “Mặc dù thị trường lao động địa phương đã có dấu hiệu ấm lên trong 3 tháng gần đây tuy nhiên 2 lĩnh vực thu hút đông lao động là du lịch-dịch vụ và công nghiệp chế biến - dệt may - dày da - thủy sản vẫn chưa phục hồi, chưa có bước tăng trưởng đột phá. Sau khi dịch bùng phát ở TP.Hồ Chí Minh thì xu hướng tuyển dụng cũng chững lại. Mặt khác, tâm lý làm tạm thời chờ việc cũng đang khiến nhiều lao động bỏ qua cơ hội. Chúng tôi đang hy vọng những tháng cuối năm 2020 và đầu 2021 dịch được kiểm soát tốt, du lịch tăng sẽ là yếu tố để kéo thị trường lao động sôi động hơn ở các phân khúc dịch vụ, dệt may, chế biến thủy sản” - ông Khả nói.

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ Sầm Sơn: Hỗ trợ cho hàng trăm đoàn viên, người lao động gặp khó khăn

QUÁCH DU |

Trong năm 2020, LĐLĐ TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) và các công đoàn trực thuộc đã thăm hỏi, hỗ trợ cho hàng trăm đoàn viên, với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Hà Nội: Không để công nhân, người lao động thiếu xe ô tô về quê ăn Tết

Phạm Đông |

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, quan điểm của lãnh đạo thành phố là nếu công nhân, người lao động thiếu xe ô tô về quê ăn Tết thì Sở GTVT, Tổng công ty vận tải Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nhiều lợi ích thiết thực từ việc hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Tú Quỳnh |

Hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cách tính tiền lương đi làm dịp Tết Dương lịch 2021 của người lao động

ANH THƯ |

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động đi làm dịp Tết Dương lịch 2021 sẽ được hưởng 300% lương làm thêm giờ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

LĐLĐ Sầm Sơn: Hỗ trợ cho hàng trăm đoàn viên, người lao động gặp khó khăn

QUÁCH DU |

Trong năm 2020, LĐLĐ TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) và các công đoàn trực thuộc đã thăm hỏi, hỗ trợ cho hàng trăm đoàn viên, với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Hà Nội: Không để công nhân, người lao động thiếu xe ô tô về quê ăn Tết

Phạm Đông |

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, quan điểm của lãnh đạo thành phố là nếu công nhân, người lao động thiếu xe ô tô về quê ăn Tết thì Sở GTVT, Tổng công ty vận tải Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nhiều lợi ích thiết thực từ việc hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Tú Quỳnh |

Hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cách tính tiền lương đi làm dịp Tết Dương lịch 2021 của người lao động

ANH THƯ |

Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động đi làm dịp Tết Dương lịch 2021 sẽ được hưởng 300% lương làm thêm giờ.