Thành phố giãn cách, nhà máy vắng công nhân vì khó triển khai "3 tại chỗ"

HƯNG THƠ |

Sau khi phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Gặp khó trong việc triển khai "3 tại chỗ" (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) nên các công ty lớn ở thành phố này vắng bóng công nhân.

3 ngày kể từ lúc thành phố Đông Hà triển khai Chỉ thị 16, các doanh nghiệp có đông công nhân ở Khu công nghiệp Nam Đông Hà (thành phố Đông Hà) vẫn đang loay hoay trong việc chọn phương án đưa công nhân tới công xưởng.

Công ty TNHH MTV dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam có hơn 1.400 công nhân, trong đó 90% lưu trú ở ngoài thành phố Đông Hà.

Ngày 17.9, 2 ngày sau khi thành phố Đông Hà thực hiện Chỉ thị 16, ở công ty này chỉ có 250 công nhân đến làm việc. Còn ngày 18.9 này, số lượng công nhân và quản lý đến công xưởng tăng lên được khoảng 300 người.

Chỉ 300/1.400 công nhân đến làm việc tại Công ty TNHH MTV dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam trong ngày 18.9, sau 3 ngày thành phố Đông Hà thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: MN.
Chỉ 300/1.400 công nhân đến làm việc tại Công ty TNHH MTV dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam trong ngày 18.9, sau 3 ngày thành phố Đông Hà thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: MN.

Bà Lê Minh Ngọc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam cho biết, tại công ty có đủ điều kiện để triển khai 3 tại chỗ cho công nhân. Nhưng vào ngày 15.9, khi Chỉ thị 16 có hiệu lực, công ty tổ chức họp thì toàn bộ công nhân không đồng ý thực hiện "3 tại chỗ" vì nhiều lý do.

“Phần lớn, công nhân có con nhỏ. Con nhỏ thì học online, ở lại công ty thì ai bày cho con học. Rồi mỗi người một cảnh, nên họ không muốn ở lại công ty” – bà Ngọc cho hay.

Hiện, ở công ty này rất cần công nhân may, nên trong ngày 17.9, công ty đã có văn bản gửi chính quyền địa phương, kiến nghị 3 phương án để ổn định sản xuất: triển khai "3 tại chỗ" cho công nhân nào sắp xếp được; làm giấy đi đường; công ty tổ chức đưa đón.

Tuy nhiên, ở phương án 1 thì chỉ được ít công nhân chấp nhận; phương án 2 và phương án 3 nếu thực hiện phải kèm theo điều kiện có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, và giấy này chỉ có hiệu lực trong vòng 72h, nên cũng khó thực hiện.

“Việc chi trả kinh phí xét nghiệm một vài lần thì được, chứ kéo dài thì rất khó triển khai vì kinh phí lớn. 90% công nhân của công ty lại lưu trú ở ngoài khu vực thực hiện Chỉ thị 16, nên công ty mong muốn chính quyền có cơ chế, tạo điều kiện hỗ trợ” – bà Lê Minh Ngọc nói.

Cũng rơi vào tình trạng công xưởng vắng bóng công nhân, trong ngày 18.9 ở Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà chỉ có 200 công nhân đến làm việc, ít hơn ngày hôm qua hơn 400 công nhân và ít hơn ngày thường 1.100 công nhân.

Tương tự như ở Công ty TNHH một thành viên dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam, việc thực hiện "3 tại chỗ" ở Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà khó triển khai.

Ngày 18.9, tại Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà chỉ có 200/1.300 công nhân đến làm việc. Ảnh: QT.
Ngày 18.9, tại Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà chỉ có 200/1.300 công nhân đến làm việc. Ảnh: QT.

Vào ngày 17.9, công ty này đề xuất với đơn vị quản lý sẽ thuê xe ôtô khách để đưa đón công nhân đi về kèm với giấy thông hành do công ty cấp.

Tuy nhiên, để thực hiện phương án cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 có hiệu lực trong vòng 72h.

“Thuê xe đưa đón thêm tốn kém. Từ ngày mai, công nhân sẽ đi xét nghiệm, sau đó công ty đem giấy đi đường cho các công nhân đến tận chốt kiểm soát ở nơi giáp ranh với thành phố Đông Hà” – ông Hoàng Quảng Trung – Chủ tịch Công đoàn Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà cho biết.

Theo ông Hoàng Văn Tuân – Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương tỉnh Quảng Trị, trong số các đơn vị do ngành quản lý tại thành phố Đông Hà, chỉ ít doanh nghiệp thực hiện được "3 tại chỗ" để sản xuất khi địa phương thực hiện Chỉ thị 16, và các doanh nghiệp này chỉ có từ 10 đến chưa đến 100 công nhân.

“Trong 38 đơn vị trực thuộc ngành, thì 50% đã đóng cửa, 50% đang hoạt động thì chỉ 10% thực hiện được "3 tại chỗ". 40% còn lại phải chấp nhận tạm dừng sản xuất hoặc thu hẹp sản xuất để phòng chống dịch” – ông Hoàng Văn Tuân, thông tin.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Hơn 80.000 công nhân “3 tại chỗ” được thêm mì, sữa để chống dịch

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, sự hỗ trợ bữa ăn tại các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” đã giúp đoàn viên, người lao động có thêm nguồn dinh dưỡng đầy đủ hơn, giúp họ tái tạo sức lao động, tăng cường khả năng phòng dịch và cũng là sự động viên kịp thời cho cả doanh nghiệp và công nhân để họ tiếp tục bám trụ lao động sản xuất.

Vĩnh Long: Trên 3 tỉ đồng hỗ trợ bữa ăn cho CNLĐ làm việc “3 tại chỗ”

NGỌC LONG |

Tiếp tục chuỗi hoạt động chăm lo hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, ngày 17.9, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long tổ chức đoàn đi thăm 4 doanh nghiệp và người lao động đang làm việc “3 tại chỗ” trên địa bàn tỉnh.

Điểm sáng giải quyết việc làm sau “3 tại chỗ”

Nhật Hồ |

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Tây trong khi rất nhiều công nhân tại các tỉnh miền Đông, thành phố Hồ Chí Minh thất nghiệp quay về quê không có việc làm khiến gánh nặng an sinh xã hội càng tăng. Tuy nhiên, vẫn có “điểm sáng” giải quyết việc làm cho công nhân khi địa phương trở lại “bình thường mới”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Hơn 80.000 công nhân “3 tại chỗ” được thêm mì, sữa để chống dịch

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, sự hỗ trợ bữa ăn tại các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” đã giúp đoàn viên, người lao động có thêm nguồn dinh dưỡng đầy đủ hơn, giúp họ tái tạo sức lao động, tăng cường khả năng phòng dịch và cũng là sự động viên kịp thời cho cả doanh nghiệp và công nhân để họ tiếp tục bám trụ lao động sản xuất.

Vĩnh Long: Trên 3 tỉ đồng hỗ trợ bữa ăn cho CNLĐ làm việc “3 tại chỗ”

NGỌC LONG |

Tiếp tục chuỗi hoạt động chăm lo hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, ngày 17.9, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long tổ chức đoàn đi thăm 4 doanh nghiệp và người lao động đang làm việc “3 tại chỗ” trên địa bàn tỉnh.

Điểm sáng giải quyết việc làm sau “3 tại chỗ”

Nhật Hồ |

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Tây trong khi rất nhiều công nhân tại các tỉnh miền Đông, thành phố Hồ Chí Minh thất nghiệp quay về quê không có việc làm khiến gánh nặng an sinh xã hội càng tăng. Tuy nhiên, vẫn có “điểm sáng” giải quyết việc làm cho công nhân khi địa phương trở lại “bình thường mới”.