ÔNG CHANG-HEE LEE - GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO) VIỆT NAM:

Tham gia CPTPP là cơ hội của tổ chức Công đoàn Việt Nam

LINH NGUYÊN - QUẾ CHI (lược ghi) |

Việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có tác động không nhỏ đến lĩnh vực lao động (LĐ) và công đoàn (CĐ) Việt Nam. Ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam - vừa có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề trên.

- Theo quan điểm của ông, quan hệ lao động (QHLĐ) ở Việt Nam đã phát triển như thế nào trong thời gian qua?

- Tổng LĐLĐVN có một lịch sử tự hào đấu tranh vì độc lập trong những năm 1930 và 1940, đấu tranh vì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong những năm 1960 và 1970, và hỗ trợ đổi mới từ giữa những năm 1980. Dưới nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vai trò của Tổng LĐLĐVN là khuyến khích NLĐ làm việc năng suất hơn, đóng góp cho phát triển kinh tế quốc dân, đồng thời chăm lo cho nhu cầu văn hoá và phúc lợi ở nơi làm việc của NLĐ. Tiền lương và điều kiện làm việc cơ bản do Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường, tình hình này đã thay đổi kể từ những năm 1990. Tiền lương và điều kiện làm việc không còn do Nhà nước quy định, mà do người sử dụng LĐ, nhất là ở khu vực tư nhân. Không có các tổ chức của tập thể NLĐ, ở đây là CĐ đủ năng lực thương lượng với người sử dụng LĐ, thì NLĐ, nhất là NLĐ không có tay nghề hoặc tay nghề bậc trung, sẽ phải chấp nhận bất cứ điều khoản hợp đồng nào mà người sử dụng LĐ đưa ra trong nền kinh tế thị trường.

Không có sự cân bằng về khả năng thương lượng giữa các bên khi giao kết HĐLĐ. Pháp luật LĐ hiện đại đã công nhận rằng: 1) Giữa cá nhân NLĐ và người sử dụng LĐ có sự mất công bằng cố hữu trong việc xác định tiền lương và điều kiện làm việc; 2) NLĐ có quyền tổ chức hoặc tham gia tổ chức để thương lượng tập thể với người sử dụng LĐ một cách bình đẳng, và 3) CĐ cần được bảo vệ trước sự can thiệp hoặc phân biệt đối xử của người sử dụng LĐ.

Bộ luật LĐ và Luật CĐ của Việt Nam cũng công nhận sự mất cân bằng cố hữu này và công nhận sự cần thiết của thương lượng tập thể. CĐ trong hệ thống của Tổng LĐLĐVN đã có những cải thiện và điều chỉnh vai trò của mình để đại diện tốt hơn cho NLĐ trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số lỗ hổng quan trọng trong hệ thống và chính sách pháp luật.

- Vậy theo ông, Hiệp định CPTPP và EU - Việt Nam FTA (Hiệp định Thương mại tự do) sẽ có tác động như thế nào tới CĐ và NLĐ?

- Hiệp định CPTPP và EU - Việt Nam FTA yêu cầu Việt Nam tôn trọng và thúc đẩy Tuyên bố năm 1998 của ILO, đặc biệt là Công ước số 87 về tự do liên kết và Công ước số 98 về quyền thương lượng tập thể. Nói tóm lại, điều này yêu cầu CĐ phải thực sự là CĐ - hay theo cách khác, điều này yêu cầu CĐ trở thành tổ chức của NLĐ, như CĐ ở hầu hết các nước thành viên của ILO. Tôi cho rằng đây là cơ hội vàng đối với hệ thống CĐ của Tổng LĐLĐVN để hiện đại hoá tổ chức và chức năng nhằm đại diện tốt hơn cho tiếng nói của NLĐ.

CĐ đã có những cải thiện từng bước nhưng ổn định nhằm đại diện tốt hơn cho NLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn có những khoảng trống. Từ giữa những năm 1990 tới nay, đã có hơn 6.000 cuộc đình công diễn ra và tất cả đều là đình công tự phát và không do CĐ lãnh đạo. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy NLĐ không cảm thấy những yêu cầu và quyền của họ được giải quyết và quy trình giải quyết vấn đề không vận hành hiệu quả. Tại Việt Nam, không hiếm gặp trường hợp lãnh đạo CĐCS là các quản lý cấp cao của DN. Đây là điều không thể chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới 
hiện nay.

Quyền CĐ là quyền của NLĐ. Phần lớn các quốc gia thành viên của ILO đều có những điều khoản pháp luật nhằm đảm bảo CĐ độc lập với chủ sử dụng LĐ, không bị can thiệp hoặc chịu sự phân biệt đối xử của người sử dụng LĐ. CĐ có quyền tự chủ quản lý các công việc nội bộ của họ, không bị can thiệp về hành chính, trong khuôn khổ các nguyên tắc quy định bởi pháp luật quốc gia và theo các tiêu chuẩn LĐ quốc tế. Và đây cũng là những quy định và nguyên tắc phổ quát của CĐ và QHLĐ, được thể hiện trong Tuyên bố của ILO và cũng chính là các yêu cầu của Hiệp định CPTPP và EU - Việt Nam FTA.

Xin cảm ơn ông!

LINH NGUYÊN - QUẾ CHI (lược ghi)
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội việc làm cho người lao động sau CPTPP: Kết nối là quan trọng nhất

Quỳnh Chi |

Sau khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhiều lĩnh vực của đời sống sẽ chịu tác động trực tiếp. Trong đó, vấn đề việc làm của người lao động cũng được quan tâm đặc biệt. Trao đổi với PV Báo Lao động, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, để tạo việc làm, kết nối cung - cầu cả trong và ngoài nước sẽ là khâu quan trọng nhất.

“Công đoàn Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội để làm mới mình”

QUẾ CHI (thực hiện) |

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được đại diện 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam ký kết. Việc tham gia Hiệp định CPTPP có tác động không nhỏ đến lĩnh vực lao động (LĐ) và công đoàn (CĐ).

Infographic: Những dấu mốc quan trọng của hành trình ký kết hiệp định CPTPP

N.P |

Sau 12 năm, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký ngày 8.3, kết nối 11 thành viên với tổng GDP lên tới 12.000 tỷ USD.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Cơ hội việc làm cho người lao động sau CPTPP: Kết nối là quan trọng nhất

Quỳnh Chi |

Sau khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhiều lĩnh vực của đời sống sẽ chịu tác động trực tiếp. Trong đó, vấn đề việc làm của người lao động cũng được quan tâm đặc biệt. Trao đổi với PV Báo Lao động, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, để tạo việc làm, kết nối cung - cầu cả trong và ngoài nước sẽ là khâu quan trọng nhất.

“Công đoàn Việt Nam sẽ tận dụng tốt cơ hội để làm mới mình”

QUẾ CHI (thực hiện) |

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được đại diện 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam ký kết. Việc tham gia Hiệp định CPTPP có tác động không nhỏ đến lĩnh vực lao động (LĐ) và công đoàn (CĐ).

Infographic: Những dấu mốc quan trọng của hành trình ký kết hiệp định CPTPP

N.P |

Sau 12 năm, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký ngày 8.3, kết nối 11 thành viên với tổng GDP lên tới 12.000 tỷ USD.