"Tết này chỉ mong "1 vạch" là sung sướng nhất rồi!"

Hạnh Phương |

Hà Nội - Nói về mong muốn dịp Tết, chị Nguyễn Thị Chi - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh) cho hay: "Tết này tôi chỉ mong "1 vạch" (âm tính với COVID-19 - PV) để về quê đoàn tụ cùng gia đình là sung sướng nhất rồi".

May mắn vì vẫn được đi làm

Chị Nguyễn Thị Chi - công nhân quê ở Vĩnh Phúc, một mình ở nơi đất khách quê người đã 6 năm nay. Các đợt dịch trước, chị Chi bị cắt giảm giờ làm.

Đến đợt dịch thứ 4 này, chị Chi mất 2 tháng phải nghỉ việc, công ty chỉ hỗ trợ 70% lương trong 14 ngày đầu. Còn những ngày sau, nữ công nhân phải vay mượn khắp nơi để có tiền trang trải. Đầu tháng 8.2021, khi khu vực thuê trọ bị phong toả, chị Chi phải nhờ đến sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, mạnh thường quân mới có thực phẩm.

Nay được đi làm trở lại, khái niệm tăng ca cũng không còn. Lương của chị Chi từ 8 triệu đồng mỗi tháng (khi chưa có dịch) nay chỉ còn gần 6 triệu đồng.

"Tiền thuê trọ và sinh hoạt gần hết tháng lương. 6 tháng nay tiền gửi về quê cho bố mẹ gần như là số không" - chị Chi nói.

Từ đầu năm, công ty chị Chi đã phải cắt giảm 20% nhân sự. Với chị, có việc làm thời điểm này đã là điều may mắn, còn thưởng Tết, nữ công nhân trầm ngâm: "Chắc sẽ không có rồi".

Tết mong được sum họp

Trời chập choạng tối, anh Dương Văn Long tranh thủ nấu cơm đợi vợ về cùng ăn. Đã hơn 7 tháng vợ chồng anh chưa về thăm con mà chỉ quẩn quanh đi làm rồi về phòng trọ. Nói đến Tết, anh Long vừa “sợ” vừa mong để gia đình được đoàn tụ.

Anh Long (sinh năm 1981, quê ở tỉnh Phú Thọ) làm lái xe ở Hà Nội suốt 10 năm. Vợ anh làm công nhân tại Công ty Cổ phần in và Bao bì Goldsun ở Khu công nghiệp Phú Minh (Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Để tiện cho công việc của vợ, anh Long chọn thuê trọ gần công ty vợ, còn mình đi làm mỗi ngày khoảng 20km.

Dịch COVID-19 bùng phát, may mắn hơn nhiều công nhân khác, công việc của anh Long và vợ không bị ảnh hưởng nhiều. "Chúng tôi không bị cắt giảm giờ làm. Trung bình mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng khoảng 10-12 triệu đồng" - anh Long nói.

Những năm trước, khi không có dịch bệnh, anh Long và vợ được thưởng Tết gần 8 triệu đồng. Số tiền thưởng này đủ cho anh sắm sửa đồ đạc, chuẩn bị cho cái Tết chu toàn. Nhưng năm nay, anh chỉ lắc đầu khi được hỏi về chuyện thưởng Tết: “Tôi thấy mông lung lắm, chẳng biết thế nào".

Gác lại chuyện thưởng Tết, điều khiến anh Long lo sợ hơn cả là Tết này không được về với các con: "Tôi rất sợ năm hết Tết đến mà bố mẹ, con cái mỗi người một nơi. Kể cả ở trong hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm thêm và không có tiền dư, tôi vẫn mong Tết về để được đoàn tụ với gia đình".

Căn phòng trọ rộng chừng 15m2, mỗi tháng anh Long thuê với giá 1,5 triệu đồng. "Tổ ấm" này được vợ chồng anh chăm chút cẩn thận, từ việc dán lại tường, sắm sửa đầy đủ đồ đạc (tivi, máy giặt, tủ lạnh...). Song, kể cả khi có đủ đồ dùng thiết yếu cho hai vợ chồng, anh chị cũng không dám đưa 2 con lên ở cùng bố mẹ.

Anh Long có bé gái 11 tuổi, bé trai 7 tuổi đều gửi ông bà nội ở quê chăm nom giúp. Theo anh, công nhân lương ba cọc ba đồng, mỗi tháng ở đây, chi phí thuê trọ chưa tính tiền ăn đã mất gần 2 triệu đồng. "Nếu 2 đứa con cùng ở với bố mẹ, chúng tôi sẽ không đủ tiền nuôi chúng" - anh Long bày tỏ.

Tháng nào dư giả, anh Long sẽ gửi về 2-3 triệu đồng cho ông bà nội. Đã có những thời điểm khó khăn, anh Long và vợ không còn tiền gửi về cho con, lúc này anh chị lại phải nhờ cả vào ông bà.

Được biết, bố mẹ anh Long làm nông, cũng đều có tuổi, hai con mỗi ngày một lớn khôn, anh Long luôn sốt ruột khi kinh tế hai vợ chồng chưa ổn định.

Khi PV hỏi về chuyện làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống, anh Long thở dài. Mỗi ngày, vợ anh bắt đầu công việc từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, hôm nào tăng ca đến 9 giờ mới về. Còn anh đi làm giờ hành chính, có những đợt công tác dài ngày khiến anh chị muốn làm thêm cũng không thể...

Hạnh Phương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân “phập phồng” chờ thưởng Tết

Bảo Hân |

Khảo sát của phóng viên Báo Lao Động tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cho thấy, nhiều công nhân hiện chưa rõ được mình sẽ thưởng Tết bao nhiêu vì công ty chưa có thông báo. Nhưng theo nhận định của công nhân, năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19, có thể thưởng Tết chỉ bằng, thậm chí thấp hơn so với năm trước.

Nhận tiền BHXH 1 lần có cần quay lại công ty cũ lấy sổ bảo hiểm không?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi làm 6 tháng thì nghỉ ngang ở công ty cũ đã 3 năm trước. Nay tôi muốn lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần có cần quay lại công ty cũ để lấy sổ bảo hiểm không?

10 năm làm công nhân, có lúc con "đuổi" mẹ vì không nhận ra

Hạnh Phương |

Những ngày đầu đông, khớp ngón tay thêm nhức mỏi, chị Nguyễn Thị Len (sinh năm 1991) - công nhân Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) phải đi bộ một quãng xa để mua thuốc. Cảnh ốm đau một mình, chị Len đã phải chịu đựng suốt gần 10 năm qua…

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Công nhân “phập phồng” chờ thưởng Tết

Bảo Hân |

Khảo sát của phóng viên Báo Lao Động tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cho thấy, nhiều công nhân hiện chưa rõ được mình sẽ thưởng Tết bao nhiêu vì công ty chưa có thông báo. Nhưng theo nhận định của công nhân, năm nay, do ảnh hưởng của COVID-19, có thể thưởng Tết chỉ bằng, thậm chí thấp hơn so với năm trước.

Nhận tiền BHXH 1 lần có cần quay lại công ty cũ lấy sổ bảo hiểm không?

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Tôi làm 6 tháng thì nghỉ ngang ở công ty cũ đã 3 năm trước. Nay tôi muốn lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần có cần quay lại công ty cũ để lấy sổ bảo hiểm không?

10 năm làm công nhân, có lúc con "đuổi" mẹ vì không nhận ra

Hạnh Phương |

Những ngày đầu đông, khớp ngón tay thêm nhức mỏi, chị Nguyễn Thị Len (sinh năm 1991) - công nhân Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) phải đi bộ một quãng xa để mua thuốc. Cảnh ốm đau một mình, chị Len đã phải chịu đựng suốt gần 10 năm qua…