Tập trung tìm kiếm nguồn hàng và đáp ứng yêu cầu thị trường

Đặng Tiến |

Đón đầu khả năng sớm khơi thông hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tập trung tìm kiếm nguồn hàng và phát triển thị trường, đồng thời giữ chân khách hàng. Dù nhìn nhận nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao khi dịch bệnh qua đi, nhưng một số doanh nghiệp cho rằng, trước mắt lao động chưa phải là vấn đề nóng, mà nóng nhất là phải từng bước ổn định lại sản xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và từ đây mới có thể tạo việc làm cho người lao động.

Gỡ “điểm nghẽn” nguồn nhân lực

Dệt may là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên do diễn biến của đại dịch COVID-19 phức tạp, các biện pháp giãn cách kéo dài tại nhiều tỉnh thành phố, đã khiến ngành này phải sản xuất cầm chừng do giãn đoạn chuỗi cung ứng, phải giảm nguồn nhân lực mặc dù nhiều DN đã có sẵn đơn hàng đến quý IV/2021.

Hiện số lao động phải ngừng việc của ngành này đang ở mức chưa từng có, đặc biệt là tại các DN khu vực phía Nam, cụ thể như May Việt Tiến có 36.000 lao động nhưng đã phải cho trên 34.000 lao động tạm nghỉ việc.

Không chỉ riêng với ngành dệt may, sự thiếu hụt lao động của tất cả các ngành đã khiến các DN khó khăn khi triển khai SXKD nhất là khi kết thúc giãn cách trở lại hoạt động bình thường mới, bởi việc duy trì và tuyển dụng lại lao động chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để đảm bảo SXKD không bị đứt gãy, nhiều DN đã tăng cường ứng dụng KHCN để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sức khoẻ cho người  lao động.

Theo ông Lê Văn Khương - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (Bộ KHĐT), DN cần phải thúc đẩy chuyển đổi số để tạo ra mô hình kinh doanh mới, giá trị kinh doanh mới cho mình. Một vấn đề bức thiết nữa là việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng sự đòi hỏi của KHCN trong thời kỳ mới để khôi phục phát triển SXKD.

Theo các doanh nghiệp để chuẩn bị cho giai đoạn khôi phục, DN cần được trao quyền chủ động nhiều hơn trong công tác phòng, chống dịch tại DN. Hiện các DN đang chuyển trạng thái “sống chung với COVID” bằng cách tăng cường nguồn lực y tế.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa) - ông Nguyễn Chánh Phương cho hay, nhiều thành viên của Hawa xác định đến 15.10.2021 vẫn duy trì “3 tại chỗ”, cùng với tăng cường y tế tại chỗ. Việc củng cố y tế tại chỗ sẽ giúp các DN chủ động sàng lọc nguồn lao động sạch trong quá trình sản xuất “3 tại chỗ” và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Do vậy Hawa đã tổ chức các hội thảo trực tuyến để phổ biến y tế tại chỗ cho các hội viên với sự hướng dẫn của các chuyên gia dịch tễ và các bác sĩ điều trị.

Cần chính sách rõ ràng 

Trưởng phòng Pháp luật, Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐVN - bà Hồ Thị Kim Ngân - cho rằng, trong thời gian tới khi dịch bệnh được kiểm soát tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, nhu cầu tuyển lao động để nối lại SXKD là rất lớn. Hiện lao động tại các địa phương đã về quê muốn hộ quay trở lại làm việc cần phải công khai các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương ra sao để người lao động có kế hoạch trở lại làm việc.

Theo bà Ngân, tâm lý của người lao động hiện tại đang lo ngại khi quay trở lại làm việc sợ một thời gian, do đó cần có thông tin chính thống về việc thực hiện các chỉ thị giãn cách xã hội và bình thường mới để các doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch SXKD và tuyển dụng lao động với các thông tin tuyển dụng với các cơ chế đãi ngộ như tiền lương, tiền thưởng, chế độ ăn ca và các chính sách hỗ trợ như đi lại, xét nghiệm COVID-19, nhà trọ, ăn ở, nhà trẻ…

Mới đây nhất Vũng Tàu đã có hội nghị giữa chính quyền và các DN đóng trên địa bàn để nắm bắt tình hình trở lại hoạt động và nhu cầu sử dụng lao động ra sao, đồng thời thông tin cho DN về các chính sách của địa phương khi thực bình thường mới ra sao để DN và NLĐ yên tâm.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan TPHCM - cho biết, mong muốn nhất là sớm bình thường hoá để bắt đầu SXKD, đặc biệt là lực lượng công nhân vì nếu không đi làm thì rất khó khăn. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, sẽ dần dần từng bước sản xuất và dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ đưa hoạt động SXKD trở lại khoảng 80% so với trước khi dịch bùng phát.

Cũng theo ông Hồng, do dịch bùng phát lần thứ 4, lao động về quê nhiều nhưng thật sự chỉ khoảng 10% số lao động về quê, cùng đó các DN cũng rất quan tâm đến người lao động. Do đó, ý thức của người lao động đối với doanh nghiệp vẫn còn rất tốt, luôn điện thoại hỏi về thời gian làm việc trở lại.

Liên quan đến việc tận dụng thời gian giãn cách các đơn vị tổ chức đào tạo lại tay nghề cho lao động, ông Hồng cho biết, hiện các DN đang tập trung tìm kiếm nguồn hàng và phát triển thị trường, giữ chân khách hàng.

“Lao động chưa phải là vấn đề nóng, mà nóng nhất là phải từng bước ổn định lại SXKD, tạo việc làm cho người lao động, đáp ứng được yêu cầu của thị trường” - ông Hồng cho hay.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Bảo hiểm PVI dẫn đầu thị trường mọi chỉ tiêu tài chính

Thu Bình |

Thị phần của Bảo hiểm PVI 6 tháng đầu năm 2021 là 15,4%, đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Đột phá từ khâu nào để mở cửa lại thị trường TPHCM?

Thế Lâm |

TPHCM đã có kế hoạch từng bước mở cửa lại kinh tế theo 3 giai đoạn. Trong định hướng đó, từ ngày hôm nay 16.9, dịch vụ shipper giao hàng liên quận đã được phép hoạt động trở lại sau một quãng thời gian khá dài gián đoạn.

Thiết lập hệ thống thông tin thị trường, giảm nguy cơ thiếu hụt lao động

ANH THƯ |

Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) dự kiến số lao động về quê quay trở lại làm việc chỉ khoảng 60-70%. Do đó, nguy cơ thiếu hụt lao động để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin về lĩnh vực này đầy đủ, chính xác.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Bảo hiểm PVI dẫn đầu thị trường mọi chỉ tiêu tài chính

Thu Bình |

Thị phần của Bảo hiểm PVI 6 tháng đầu năm 2021 là 15,4%, đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Đột phá từ khâu nào để mở cửa lại thị trường TPHCM?

Thế Lâm |

TPHCM đã có kế hoạch từng bước mở cửa lại kinh tế theo 3 giai đoạn. Trong định hướng đó, từ ngày hôm nay 16.9, dịch vụ shipper giao hàng liên quận đã được phép hoạt động trở lại sau một quãng thời gian khá dài gián đoạn.

Thiết lập hệ thống thông tin thị trường, giảm nguy cơ thiếu hụt lao động

ANH THƯ |

Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) dự kiến số lao động về quê quay trở lại làm việc chỉ khoảng 60-70%. Do đó, nguy cơ thiếu hụt lao động để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin về lĩnh vực này đầy đủ, chính xác.