Giải pháp hỗ trợ người lao động bị mất việc dịp cuối năm:

Tăng kết nối, đẩy nhanh giới thiệu việc làm

ANH THƯ |

Trước thực trạng 562.400 người lao động bị giảm giờ làm; 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 31.012 người lao động nghỉ không lương... tại 441 doanh nghiệp, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) - cho biết: Cục Việc làm nhắc nhở Sở LĐTBXH các địa phương lưu ý hướng dẫn doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động. Cục Việc làm yêu cầu các Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm cho những lao động bị mất việc.

Hàng chục nghìn lao động bị mất việc, giãn việc

Mới đây, Công ty TNHH Tỷ Hùng (TPHCM) buộc cho nghỉ việc 1.200 công nhân. Lý do là đối tác nhập khẩu của công ty này (chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu, thị trường chủ yếu là EU) đang gặp khó khăn, chịu nhiều thiệt hại bởi tình hình kinh tế không mấy khả quan, nên không ký kết các đơn hàng mới.

Tiếp đó, Công ty TNHH Việt Nam Samho (100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia công các loại giày thể thao xuất khẩu ở huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) dự kiến cắt giảm gần 1.500 lao động do thiếu đơn hàng.

Thông tin từ Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh Long An cho biết, theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ, đã có hơn 4.100 công nhân lao động tại hơn 17 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giảm giờ làm việc.

Trên đây chỉ là 3 trong số hàng trăm doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, việc làm của người lao động ảnh hưởng. Tổng LĐLĐVN cho biết, có 25 địa phương, đơn vị, ngành báo cáo có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, đời sống. Theo đó, 441 doanh nghiệp chịu tác động. Đáng chú ý, có 562.400 người lao động bị giảm giờ làm; 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 31.012 người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc...

Trước thực trạng trên, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: “Chúng tôi đang đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương báo cáo về tình hình doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm”.

Cùng với đó, Cục Việc làm cũng nhắc nhở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương lưu ý hướng dẫn doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các sở phải hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động về vấn đề này, đảm bảo quyền lợi của họ. Ngoài ra, Cục Việc làm yêu cầu các Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm cho những lao động mất việc.

Doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo nghề dự phòng cho NLĐ

Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm nhận định, việc các doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, nhiều người lao động mất việc là do tác động rất lớn của thời kỳ hậu COVID-19. Nhìn chung, đây là giai đoạn phục hồi của thị trường lao động, song vẫn có những doanh nghiệp chịu những ảnh hưởng tiêu cực sau đại dịch. Đây là điều cả doanh nghiệp và người lao động không mong muốn.

Trước thực tế này, ông Trung cho hay, những doanh nghiệp cần chủ động tìm nguồn hàng để bố trí việc làm đều đặn cho người lao động. Cùng với đó, tăng cường đào tạo nghề dự phòng cho họ. Các đơn vị lên kế hoạch chuẩn bị, sắp xếp, bố trí nhân sự sau khi tiếp nhận các đơn hàng trong tương lai.

“Chúng ta nên cố gắng làm sao giữ được người lao động. Trong lúc ngắt quãng sản xuất này, nên tổ chức nâng cao trình độ cho người lao động. Sau đó, doanh nghiệp sẽ “hứng” đón việc phục hồi, phát triển kinh tế, tái cấu trúc, chuyển đối cơ cấu ngành nghề tiếp nhận đơn hàng trong thời gian tới” - ông Trung nói.

Với những doanh nghiệp không giải quyết được vấn đề việc làm, cần phải hiện quy trình cắt giảm việc làm, lao động theo đúng quy định của pháp luật. Ở đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức công đoàn địa phương cần có hướng dẫn giải quyết chính sách hỗ trợ cho người lao động mất việc, đặc biệt vấn đề tiền lương, phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Về phía người lao động, chuyên gia này cho rằng, họ cần nhận thức đẩy đủ, có sự chia sẻ với doanh nghiệp trong bối cảnh bị giảm đơn hàng. Người lao động cần biết rõ quyền, trách nhiệm của mình, trong đó đặc biệt chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Thời gian này, người lao động nên tranh thủ học nghề, trang bị kiến thức. Bên cạnh đó, họ cần chủ động với Trung tâm dịch vụ việc làm để được sắp xếp, bố trí việc làm.

Nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm cho rằng, Trung tâm dịch vụ việc làm địa phương tăng cường thông tin về thị trường lao động. Trung tâm dịch vụ việc làm hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động mất việc và tư vấn cho doanh nghiệp giải quyết chính sách cho người lao động.

“Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều doanh nghiệp cần tuyển lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm cần nắm thông tin thị trường lao động cung ứng lao động các đơn vị giải quyết việc làm ngắn nhất, phù hợp nhất với người lao động lúc khó khăn” - ông Trung nói thêm.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Thành lập Tổ giám sát công tác hỗ trợ công nhân An Giang Samho bị mất việc

Lâm Điền |

An Giang -  Tổ giám sát sẽ giám sát việc hỗ trợ công nhân bị mất việc và tuyên truyền, giải thích về chính sách hỗ trợ.

Hàng ngàn công nhân mất việc ở An Giang: Sẽ giữ lại khoảng 1.000 lao động

Lâm Điền |

Hàng ngàn công nhân mất việc ở An Giang đã chính thức được hỗ trợ từ Công đoàn và doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền lợi cho hàng chục nghìn người lao động mất việc

ANH THƯ |

Nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến việc người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Chuỗi cung ứng đa quốc gia đe dọa vị thế nhà sản xuất của Trung Quốc

Thanh Hà |

Các công ty toàn cầu đang để mắt đến chuỗi cung ứng ở Châu Á gọi là Altasia - nhóm được coi là có nhiều tiềm năng để thay thế sản xuất ở Trung Quốc.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Bản tin công đoàn: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Nhiều công nhân ở Hà Nội rơi vào cảnh giảm việc; Công ty PouYuen không tái ký HĐLĐ với 3.000 lao động; Niềm vui Mái ấm Công đoàn trước thềm 27.2 của đoàn viên ngành y tế Cần Thơ...


Thành lập Tổ giám sát công tác hỗ trợ công nhân An Giang Samho bị mất việc

Lâm Điền |

An Giang -  Tổ giám sát sẽ giám sát việc hỗ trợ công nhân bị mất việc và tuyên truyền, giải thích về chính sách hỗ trợ.

Hàng ngàn công nhân mất việc ở An Giang: Sẽ giữ lại khoảng 1.000 lao động

Lâm Điền |

Hàng ngàn công nhân mất việc ở An Giang đã chính thức được hỗ trợ từ Công đoàn và doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền lợi cho hàng chục nghìn người lao động mất việc

ANH THƯ |

Nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu, cắt giảm đơn hàng dẫn đến việc người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động.