Tăng giá thuê tại khu nhà ở cho công nhân: Người lao động thêm gánh nặng

Bảo Hân |

Theo thông báo mới của Công ty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội, giá thuê nhà đối với 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng khu nhà ở công nhân xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) sẽ tăng khoảng 30% từ ngày 1.5 tới đây. Việc tăng giá này khiến công nhân thêm gánh nặng về các khoản trang trải trong cuộc sống.

Đành bớt tiêu đi để trả tiền thuê nhà

Chị Th (công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long) thuê nhà tại toà CT1A đã được 5 năm nay. Gia đình chị gồm vợ chồng và 3 con đang thuê trọ tại căn hộ rộng 53m2 với giá thuê khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Theo chị Th, mức giá này sẽ tăng lên 1,7 triệu đồng/tháng từ 1.5.2021.

“Tổng thu nhập của hai vợ chồng tôi hiện chỉ rơi vào khoảng 10 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nuôi 3 cháu đang tuổi ăn học rất tốn kém. Hằng tháng, thu nhập của chúng tôi chỉ đủ để trang trải cho các cháu ăn học, trả tiền thuê nhà, tiền ăn… hầu như không thể dành dụm được đồng nào”- chị Th chia sẻ.

“Tôi sẽ phải bớt chi tiêu các khoản khác để trả phần tiền thuê nhà tăng lên. Đối với công nhân, tiết kiệm được đồng nào thì hay đồng đấy nên mỗi khoản tăng giá đều tăng thêm gánh nặng đối với công nhân”- chị Th chia sẻ.

Theo anh T - một cư dân thuê trọ tại chung cư CT1A, giá thuê nhà tăng như vậy là quá cao so với cuộc sống của công nhân. “Giá thuê cũ của tôi là 24.700 đồng/m2, giá thuê mới 31.615 đồng/m2 áp dụng từ ngày 1.5.2021. Như vậy, mức tăng lên tới 30%. Trong khi đó, thời điểm này công việc và thu nhập của tất cả mọi người đang bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19” - anh T chia sẻ.

Công nhân bất ngờ khi giá tăng

Theo tìm hiểu của phóng viên, vào cuối tháng 3, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội có thông báo gửi tới các chủ hợp đồng thuê nhà về việc áp dụng giá thuê nhà đối với 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng giai đoạn 2 (từ năm thứ 6 đến hết năm thứ 10).

Tuy vậy, anh T phản ánh: Trong hợp đồng ký giữa 2 bên không có một mục nào nói về lộ trình tăng giá, chỉ mới gần đây, công nhân mới được biết đến.

Bên cạnh đó, anh T phản ánh, các dịch vụ đi kèm thì rất kém, trong khi tiền phí dịch vụ thu thì không phải là thấp so với nhà ở xã hội. Ví dụ: Tầng hầm không cho cư dân gửi xe đã hơn 1 năm nay (cư dân phải đi gửi sang tòa nhà khác cách tòa nhà đang ở khoảng 300m rất bất tiện). Các dịch vụ khác như thang máy, điện chiếu sáng, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, bảo trì tòa nhà đều không đảm bảo... Những vấn đề trên cư dân đã phản ánh với Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà ở xã hội (thuộc Cty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) nhưng vẫn chưa được giải quyết.

“Công nhân đi làm phải đi thuê nhà thấy rất khổ, tưởng đâu thuê được nhà do nhà nước hỗ trợ thì sẽ đỡ khổ và an toàn. Nhưng thực tế thì ngược lại, thắc mắc và ý kiến những việc bất hợp lý với quản lý nhà thì nhận được câu trả lời “nếu thấy không thỏa đáng thì đơn phương chuyển ra ngoài”- anh T than thở.

Vào tháng 6.2020, Báo Lao Động đã có bài viết phản ánh về tình trạng thang máy tại cụm chung cư CT1A vô cùng bức xúc vì hệ thống thang máy liên tục xảy ra hỏng hóc, tồn tại nhiều nguy cơ mất an toàn cho cư dân.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện giá thuê tại các phòng trọ do người dân xây dựng xung quanh khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đang giữ nguyên, không tăng giá. Chị H (công nhân đang thuê trọ tại thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết, 2 năm qua, giá thuê trọ căn phòng khoảng 18m2 nơi chị đang ở vẫn là 1,3 triệu đồng/tháng. Còn chị Ph (công nhân đang thuê trọ tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung) cho hay, 3 năm nay, phòng trọ chị thuê vẫn có giá là 1 triệu đồng/tháng.Quế Chi

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Muôn kiểu vất vả của công nhân thuê trọ ở khu công nghiệp

Đỗ Phương - Bảo Hân |

Đời sống công nhân khu công nghiệp luôn trong tình cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mỗi người trong số họ có những số phận khác nhau, nhưng đều có chung một điểm: Cố gắng vượt qua hoàn cảnh để mong có một tương lai tốt đẹp hơn.

Công nhân vất vả bám trụ thành phố

Đỗ Phương |

Hằng ngày vùi đầu vào làm việc, có những ngày phải làm gần 12 tiếng, nhiều công nhân chấp nhận cuộc sống như vậy chỉ mong cuối tháng nhận lương cao hơn chút để có thể bám trụ lại thành phố, lo cho gia đình.

Công nhân môi trường: "Những ngày này, chúng tôi vất vả hơn cửu vạn"

Tú Quỳnh - Anh Thư |

Những ngày người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ngăn không cho xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn đã khiến cho rác trong nội đô bị ùn ứ, chất thành đống. Công việc của những công nhân thu gom rác cũng vì thế mà nặng nhọc hơn. "Những ngày này, chúng tôi vất vả hơn cả cửu vạn" - một người chia sẻ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Muôn kiểu vất vả của công nhân thuê trọ ở khu công nghiệp

Đỗ Phương - Bảo Hân |

Đời sống công nhân khu công nghiệp luôn trong tình cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mỗi người trong số họ có những số phận khác nhau, nhưng đều có chung một điểm: Cố gắng vượt qua hoàn cảnh để mong có một tương lai tốt đẹp hơn.

Công nhân vất vả bám trụ thành phố

Đỗ Phương |

Hằng ngày vùi đầu vào làm việc, có những ngày phải làm gần 12 tiếng, nhiều công nhân chấp nhận cuộc sống như vậy chỉ mong cuối tháng nhận lương cao hơn chút để có thể bám trụ lại thành phố, lo cho gia đình.

Công nhân môi trường: "Những ngày này, chúng tôi vất vả hơn cửu vạn"

Tú Quỳnh - Anh Thư |

Những ngày người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ngăn không cho xe chở rác vào bãi rác Nam Sơn đã khiến cho rác trong nội đô bị ùn ứ, chất thành đống. Công việc của những công nhân thu gom rác cũng vì thế mà nặng nhọc hơn. "Những ngày này, chúng tôi vất vả hơn cả cửu vạn" - một người chia sẻ.