Tăng cường giám sát khi nâng giới hạn số giờ làm thêm

THƯ HÂN |

Tăng thời gian làm thêm lên không quá 60 giờ/tháng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường giám sát việc thực thi, nếu không làm tốt công tác này thì về lâu dài có thể làm bào mòn sức khỏe của người lao động.

Làm thêm mới có thêm thu nhập

Chị Nguyễn Thị D. - công nhân khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - rất mong được làm thêm để trang trải cho cuộc sống cũng như dành dụm một phần cho cuộc sống sau này.

Làm công nhân 2 năm nay, lương cơ bản của chị D. là 4,3 triệu đồng; thêm phụ cấp, thu nhập của chị chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Nếu đi làm thêm các ngày trong tuần, không làm Chủ nhật thì được 8 triệu đồng/tháng; làm thêm các ngày trong tuần và cả Chủ nhật, được 11-12 triệu đồng/tháng.

Hiện, cứ sau một tháng chị D. làm ban ngày là một tháng làm ban đêm. Ca ngày, chị làm việc từ 8 giờ sáng đến 20 giờ (gồm thời gian làm việc bình thường và 4 giờ làm thêm). Ca đêm, chị ở công ty từ 20 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau.

“Nếu không làm thêm tôi sẽ chỉ có thể gửi ít tiền về nuôi con và không có dành dụm. Ngoài ra, đã chấp nhận xa nhà, xa chồng con để đi kiếm sống thì tôi mong được nhận số tiền cao hơn” - chị D. tâm sự. Nếu có làm thêm, một tháng chị D. gửi về quê nhiều hơn và để dành được 3-4 triệu đồng.

Bà Lê Thị Xuyên - Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty JNTC (tỉnh Phú Thọ) cho biết, hiện nhiều người lao đang rất mong muốn làm thêm giờ, đặc biệt là trong thời điểm tác động của dịch COVID-19. Nếu làm thêm, công nhân có thu nhập tới 8 triệu đồng/tháng; không làm thêm thì chỉ dao động khoảng 5-6 triệu đồng/tháng.

Theo bà Xuyên, công ty huy động làm thêm đều có sự đăng ký tự nguyện của công nhân, không ép buộc. “Khi thời giờ làm thêm vượt quá thời gian quy định và người lao động bị ép, Công đoàn cơ sở sẽ có ý kiến. Tuy nhiên, nguyện vọng của người lao động là vẫn mong muốn làm thêm giờ. Những tháng nào có làm thêm giờ thì người lao động rất mừng bởi vì lúc đấy thu nhập của họ cao lên” - bà Xuyên chia sẻ.

Tăng cường giám sát

“Công đoàn cơ sở công ty vẫn tiếp tục giám sát về vấn đề làm thêm. Nếu xảy ra tình huống công ty không đảm bảo sức khoẻ, chế độ cho của người lao động khi tổ chức làm thêm thì Công đoàn cơ sở sẽ có ý kiến với công ty hoặc có phương án để hỗ trợ người lao động” - bà Xuyên nói.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội cho hay, do ảnh hưởng dịch bệnh nên doanh nghiệp rất cần lao động, việc kéo dài giờ làm thêm cũng là một giải pháp. Bên cạnh đó, việc nâng giờ làm thêm chỉ giải pháp tạm thời, bởi xu thế chung phải tăng năng suất lao động và giảm giờ làm.

Theo chuyên gia này, cần có quy định cụ thể về thời giờ tăng ca, mỗi tháng được tăng ca tối đa 60 giờ nhưng tăng ca vào giờ nào trong ngày. Cần hạn chế tăng ca nhiều vào ban đêm vì nó sẽ khiến lao động bị ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Về lâu dài, bà Hương cho rằng cần gia tăng điều kiện khuyến khích hoặc ràng buộc để doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, giảm sự phụ thuộc của con người từ đó tiết kiệm sức lao động cho công nhân. Như vậy, nếu có tăng giờ làm thêm, lao động cũng được bảo vệ sức khỏe, không phải làm việc quá sức.

Còn theo ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Quốc hội cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc nới giới hạn giờ làm thêm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau nhiều năm ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, các đơn vị có liên quan nên tăng cường giám sát việc thực thi. Bản chất làm thêm giờ là kéo dài thời gian lao động. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Vì thế nên có chế tài giám sát kiểm tra thực hiện, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tăng cường thêm chế độ tiền lương cho lao động.

THƯ HÂN
TIN LIÊN QUAN

Tăng giờ làm thêm, doanh nghiệp và người lao động đồng tình

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Theo nghị quyết mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng được nâng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Tăng giờ làm thêm phải đi đôi với nâng cao phúc lợi người lao động

Mai Dung |

Trong bối cảnh phục hồi sản xuất sau dịch, phần lớn các doanh nghiệp ở Hải Phòng đang phải huy động, bố trí người lao động làm thêm giờ. Không chỉ doanh nghiệp, người lao động cũng ủng hộ việc tăng thời giờ làm thêm để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tăng giờ làm thêm của người lao động: Tăng cường công tác giám sát của CĐCS

Hà Anh - Quế Chi |

Mới đây, Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc giờ làm thêm mỗi tháng của người lao động (NLĐ) được nâng từ 40 giờ lên tối đa 60 giờ, khống chế 300 giờ mỗi năm… Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, các cán bộ công đoàn (CĐ) đều cho rằng, việc tăng giờ làm thêm của NLĐ không phải là yếu tố chính để tăng năng suất lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tăng giờ làm thêm, doanh nghiệp và người lao động đồng tình

PHI LONG - HỮU LIỀU |

QUẢNG BÌNH - Theo nghị quyết mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, số giờ làm thêm của người lao động trong 1 tháng được nâng lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ.

Tăng giờ làm thêm phải đi đôi với nâng cao phúc lợi người lao động

Mai Dung |

Trong bối cảnh phục hồi sản xuất sau dịch, phần lớn các doanh nghiệp ở Hải Phòng đang phải huy động, bố trí người lao động làm thêm giờ. Không chỉ doanh nghiệp, người lao động cũng ủng hộ việc tăng thời giờ làm thêm để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tăng giờ làm thêm của người lao động: Tăng cường công tác giám sát của CĐCS

Hà Anh - Quế Chi |

Mới đây, Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc giờ làm thêm mỗi tháng của người lao động (NLĐ) được nâng từ 40 giờ lên tối đa 60 giờ, khống chế 300 giờ mỗi năm… Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, các cán bộ công đoàn (CĐ) đều cho rằng, việc tăng giờ làm thêm của NLĐ không phải là yếu tố chính để tăng năng suất lao động.