Tăng ca là lựa chọn duy nhất hiện nay để công nhân có thêm thu nhập

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Lương không tăng trong khi chi phí sinh hoạt, đi lại mỗi lúc một tăng khiến thu nhập không đủ bù chi phí và tăng ca là giải pháp duy nhất để công nhân có thêm thu nhập vào thời điểm hiện nay.

Tăng ca để có thêm thu nhập

Ngồi trước phòng trọ phường Bình Chiểu, TP.Thủ Đức, TPHCM, chị Nguyễn Thị Hảo (35 tuổi), quê Nghệ An nhẩm tính, mỗi tháng trả tiền nhà trọ 1,5 triệu đồng, tiền gửi 2 đứa con nhỏ 3 triệu đồng cộng thêm tiền xăng xe, ăn uống mỗi tháng 2 vợ chồng chị cùng 2 đứa con chi tiêu tiết kiệm nhất có thể thì cũng mất hơn 7 triệu đồng/tháng.

"Đó là chưa tính tiền đám tiệc, thuốc men mỗi khi bệnh đã ngốn gần hết tiền lương của hai vợ chồng. Nếu không tăng ca thì cuộc sống càng chật vật hơn nữa" - chị Nguyễn Thị Hảo, công nhân KCX Linh Trung II, TP. Thủ Đức chia sẻ.

 
Chi phí tăng cao mỗi ngày nhưng tiền lương không tăng nên tăng ca là giải pháp để giúp người lao động có thêm thu nhập.

Làm việc ở công ty giày da Freetrend tại KCX Linh Trung II đã 3 năm, mỗi tháng nếu có tăng ca chị Hảo kiếm được hơn 6 triệu đồng sau khi đã trừ bảo hiểm. Một ngày làm việc của chị Hảo bắt đầu từ lúc 7h30 sáng đến 16h30, nếu hôm nào có tăng ca thì chị sẽ về trễ hơn 1,5 giờ.

"Bình thường nếu không tăng ca tôi về lúc 16h30, còn tăng ca thì làm đến 18h. Có những công ty tăng ca nhiều hơn nhưng do có con nhỏ nên tôi lựa chọn làm ở đây để có thời gian chăm con, chứ không tôi cũng tìm công ty khác tăng ca nhiều để có thêm thu nhập"- chị Hảo nói thêm.

Trở về phòng trọ ở phường Linh Xuân, TP.Thủ Đức sau giờ tăng ca, anh Huỳnh Thanh Ca, quê Cần Thơ ngồi trò chuyện: "Chỉ khi nào đứt hàng thì tôi mới về sớm lúc 16h30 nhưng đa phần tôi tăng ca cả tuần. Nếu cho tôi lựa chọn làm hành chính 8 tiếng và tăng ca thêm thì tôi chọn tăng ca, vì nếu làm việc 8 tiếng/ngày mức thu nhập không đủ để sống tại TPHCM. Hơn nữa, khi tăng ca tôi sẽ được ăn cơm tại công ty như thế sẽ tiết kiệm được chi phí" - anh Huỳnh Thanh Ca, công nhân Công ty giày da Thái Bình, tỉnh Bình Dương chia sẻ.

Công việc của anh Ca bắt đầu từ lúc 7h30 sáng, một tuần làm việc 6 ngày thì 4 ngày anh tăng ca đến 20h, 2 ngày còn lại anh tăng ca đến 18h15.

Công nhân phấn khởi vì được nới "trần" giờ làm thêm

Khi nghe thông tin Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua, nới lỏng thời gian tăng ca tối đa từ 40 tiếng/tháng lên 60 tiếng/tháng, anh Huỳnh Thanh Ca không giấu được sự vui mừng.

"Đây là điều đáng mừng với công nhân, lao động chúng tôi vì mức lương tối thiểu không đủ để trang trải cuộc sống nên việc được tăng thêm giờ làm sẽ giúp người lao động chúng tôi có thêm thu nhập" - anh Ca, phấn khởi nói.

 
Theo anh Ca, tăng ca đôi khi cũng thấy mệt nhưng nghĩ đến việc sẽ có thêm tiền nên anh cố gắng.

Thuê nhà trọ tại TP Thủ Đức, TPHCM sống cùng vợ, đứa con đang học lớp 7 anh Ca gửi cho ông bà ở dưới quê. Nếu tính hết chi phí thì mỗi tháng vợ chồng anh phải chi 10 triệu đồng, nếu không tăng ca thì hai vợ chồng anh sẽ không thể xoay xở được.

Còn ông Nguyễn Thanh Điền, 46 tuổi, quê ở Hậu Giang đang làm việc tại công ty bột giặt trên địa bàn TP Thủ Đức cũng mong được tăng ca thêm vì hiện công ty ông chỉ tăng ca 30 tiếng/tháng.

"Được tăng giờ tăng ca thì quá tốt, có thể sẽ cực hơn một chút nhưng bù lại công nhân sẽ có thêm tiền. Với mức sống ở TPHCM hiện tại mà không tăng ca cuộc sống sẽ chật vật lắm"- ông Nguyễn Thanh Điền, chia sẻ.

Chiều 23.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nghị quyết nêu rõ nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Nhiều công nhân, lao động vui mừng khi được tăng giờ làm thêm để tăng thu nhập hiện có, nhưng nhiều công nhân cũng cho rằng đây không phải là giải pháp lâu dài, cần có giải pháp phù hợp hơn như tăng mức lương tối thiểu để người lao động được bảo đảm sức khỏe, tái tạo sức lao động, an toàn lao động mà vẫn đảm bảo được thu nhập cho cuộc sống.

PHƯƠNG NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Thường vụ Quốc hội quyết định nới "trần" giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nghị quyết nêu rõ nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Bữa cơm đạm bạc của người lao động khi vật giá leo thang

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM -  Giá xăng, gas liên tục tăng đang gây sức ép lên giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trong khi thu nhập của người lao động không tăng khiến người lao động phải thắt chặt chi tiêu, bữa ăn cũng đạm bạc hơn trước.

Người lao động: "Chỉ mong có sức khỏe để đi làm trang trải cuộc sống"

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ |

TPHCM - Không tiền về quê, ở lại TPHCM cầm cự trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư vừa qua để rồi sau khi dịch được kiểm soát cuộc sống của nhiều người lao động nghèo vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thường vụ Quốc hội quyết định nới "trần" giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Nghị quyết nêu rõ nếu khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.

Bữa cơm đạm bạc của người lao động khi vật giá leo thang

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM -  Giá xăng, gas liên tục tăng đang gây sức ép lên giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, trong khi thu nhập của người lao động không tăng khiến người lao động phải thắt chặt chi tiêu, bữa ăn cũng đạm bạc hơn trước.

Người lao động: "Chỉ mong có sức khỏe để đi làm trang trải cuộc sống"

PHƯƠNG NGÂN - ANH TÚ |

TPHCM - Không tiền về quê, ở lại TPHCM cầm cự trong đợt dịch bùng phát lần thứ tư vừa qua để rồi sau khi dịch được kiểm soát cuộc sống của nhiều người lao động nghèo vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn.