ĐỒNG CHÍ BÙI VĂN CƯỜNG - PHÓ CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÔNG ĐOÀN THẾ GIỚI, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM:

“Tâm sáng, lòng trong, bút sắc” vì tổ chức công đoàn và lợi ích của người lao động

Thu Trà thực hiện |

Cách đây 89 năm, vào ngày 14.8.1929, Báo Lao Động xuất bản số báo đầu tiên. Từ đó đến nay, Báo Lao Động đã cùng giai cấp công nhân lao động trải qua các thời kỳ lịch sử và đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết nước nhà. 

Nhân dịp này, đồng chí Bùi Văn Cường - Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - khẳng định:

Báo Lao Động đã thực sự là tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam. Bởi, ngoài việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Báo Lao Động đã kịp thời thông tin đến cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động chủ trương của Tổng LĐLĐVN cũng như các hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Báo Lao Động không chỉ tạo dựng uy tín, trở thành phương tiện truyền thông hữu hiệu trong hệ thống Công đoàn mà còn có tiếng nói trọng lượng đối với toàn xã hội. Điển hình là việc phản ánh, tuyên truyền, đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; các bài viết mang tính phản biện có tính xây dựng cao.

Bên cạnh đó là các bài báo đấu tranh chống tiêu cực với sự lăn lộn, tìm tòi chứng cứ, không quản ngại nguy hiểm, thời gian của các phóng viên. Yêu cầu rất cao đối với báo chí là tính chính xác và độ nhanh nhậy thì Báo Lao Động làm khá tốt cả hai yếu tố này. 

Thưa Chủ tịch, như Chủ tịch nói ở trên, phóng viên Báo Lao Động đã không quản ngại khó khăn để đưa thông tin chính xác, kịp thời đến với toàn xã hội. Theo Chủ tịch, điều này được thể hiện như thế nào trong các bài viết dành cho đối tượng của báo, là cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động?

- Chủ tịch Bùi Văn Cường: Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2018, chào mừng Kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 20.5.2018, tại Hà Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ  công nhân lao động các khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. Chủ đề của cuộc gặp gỡ năm nay là “Năng suất cao hơn, phúc lợi tốt hơn”.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và 11 địa phương; lãnh đạo Tổng LĐLĐVN. Đây là lần thứ 3 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt, đối thoại với anh chị em công nhân và cán bộ công doàn. Sau mỗi lần gặp gỡ đối thoại, nhiều chính sách đối với CNLĐ được quan tâm, nhiều tâm tư, nguyện vọng chính đáng của công nhân xung quanh các vấn đề về đời sống, việc làm, tiền lương, giá cả, nhà ở, nhà trẻ, đời sống văn hóa… được Thủ tướng chia sẻ và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Báo Lao Động không chỉ phản ánh tốt diễn biến cuộc gặp gỡ, đối thoại mà còn có loạt bài trước đó nói lên tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, cán bộ Công đoàn. Đặc biệt tại cuộc gặp gỡ, một vấn đề được công nhân lao động phản ánh đến Thủ tướng là hiện công nhân lao động tại các khu nhà trọ đang phải trả tiền điện giá cao hơn giá quy định của Nhà nước.

Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trả lời thắc mắc của công nhân lao động cũng như hướng giải quyết. Sau buổi gặp gỡ, ngày 23.5.2018, Báo Lao Động có bài viết “Cần giảm ngay giá điện ở khu nhà trọ công nhân”.

Trong đó, các phóng viên đã trực tiếp đến một số khu nhà trọ đông công nhân lao động ở Đồng Nai, TPHCM, Hà Nội để gặp gỡ, ghi nhận ý kiến của công nhân lao động và chủ nhà trọ; đồng thời lấy ý kiến của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau buổi gặp gỡ 2 tháng, vào ngày 11.7.2018, Báo Lao Động có bài “2 tháng sau chỉ đạo của Thủ tướng về giảm giá điện cho công nhân: Để người lao động không “ngột ngạt” về tiền điện”.

Bài viết là sự trở lại các khu nhà trọ của phóng viên Báo Lao Động để tiếp tục phản ánh thực tế việc trả tiền điện tại đây như thế nào… Sự đeo bám một đề tài, mà đề tài đó  thiết thực đối với người lao động là sự minh chứng cho tinh thần trách nhiệm, tình cảm của các phóng viên Báo Lao Động đối với đối tượng phục vụ của Báo.

Hay như trước diễn biến phức tạp của tình hình ngừng việc tập thể trong  tháng 6 năm 2018, Tổng Liên đoàn đã chủ động nắm bắt, dự báo, tình hình công nhân lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, báo cáo kịp thời và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng; triển khai nhiều giải pháp phù hợp nhằm ổn định tình hình trong đoàn viên, công nhân, lao động, nhất là việc thực hiện nhanh “Lời kêu gọi của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi đoàn viên công đoàn, công nhân, lao động cả nước”; tiến hành đa dạng các hoạt động vận động, giải thích để người lao động chấp hành đúng pháp luật, không nghe và làm theo những lời xúi giục, kích động gây mất trật tự an toàn xã hội, tự giác. Việc tuyên truyền, giải thích kịp thời cho công nhân lao động có sự đóng góp rất quan trọng của Báo Lao Động.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là Báo Lao Động luôn xác định đối tượng phục vụ của mình là cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động nên các bài viết luôn mang hơi thở cuộc sống và nguyện vọng của họ. Những băn khoăn của đoàn viên, người lao động không chỉ được thể hiện trên trang “Công đoàn và Người lao động” mà có mặt trong hầu hết các bài viết trên tất cả các trang báo. Điều này chứng tỏ các phóng viên luôn đứng từ góc độ đối tượng bạn đọc của mình để thể hiện bài viết.

Báo Lao Động cũng có rất nhiều bài viết điều tra riêng có chất lượng, được các cấp, ngành quan tâm, giải quyết. Tại Giải Báo chí quốc gia năm 2017, Báo Lao Động đoạt 2 giải C với loạt bài 5 kỳ "Phá vỡ hang ổ buôn lậu ở Kon Tum" của tác giả Lê Đình Văn (loại giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép báo in) và bộ ảnh “Biểu tượng sống của tình yêu Hà Nội” của tác giả Việt Văn (loại giải Ảnh Báo chí). Đây vừa là niềm tự hào của mỗi phóng viên đoạt giải, khẳng định vị thế của Báo, vừa là niềm tự hào của cả hệ thống Công đoàn.

Báo Lao Động Điện tử cũng đã có sự phát triển với các tin, bài, clip do phóng viên tự sản xuất. Tôi tin là với những nỗ lực của tập thể cán bộ, phóng viên, Báo Lao Động Điện tử sẽ đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu mới trong thời đại công nghệ thông tin, nhất là khi báo giấy nói chung đang gặp khó khăn.

Sau ngày 14.8.2018, Báo Lao Động bước sang tuổi 90. Ông bà ta có câu “Gừng càng già càng cay”. Để Báo ngày càng phát triển và được độc giả nói chung, cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động nói riêng tin tưởng, yêu mến, theo Chủ tịch tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo cần chú trọng những điều gì?

- Chủ tịch Bùi Văn Cường: Tôi rất thích câu “Gừng càng già càng cay”. Trong trường hợp này, đối với một tờ báo bước sang tuổi 90 thì các bài viết, các hoạt động sẽ có được nhiều bạn đọc đón nhận. Báo càng nhiều tuổi càng phải có sự vững mạnh, trưởng thành nhưng phải có sức trẻ để đáp ứng nhu cầu mới.

Muốn làm được điều đó, trước hết cần có tinh thần đoàn kết để xây dựng được sức mạnh tập thể. Mỗi cán bộ, phóng viên, nhân viên phải thấy được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của Báo. 

Một yếu tố hết sức quan trọng mà Báo làm tốt trong thời gian qua cần được phát huy là thực hiện tốt sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, xác định rõ đối tượng bạn đọc của mình. Hiện hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN được các cấp CĐ quan tâm, đẩy mạnh với mục tiêu không ngừng nâng cao lợi ích cho đoàn viên.

Chương trình phúc lợi đoàn viên lần đầu tiên triển khai, tạo sự chuyển biến quan trọng về ý thức trách nhiệm của cán bộ và tổ chức công đoàn trong việc trực tiếp mang lại lợi ích cho đoàn viên.  Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, các cấp Công đoàn chủ động đàm phán, ký kết 1.476 thỏa thuận với các doanh nghiệp, các đối tác; tổ chức nhiều hoạt động phong phú, tạo điều kiện trên 2,9 triệu lượt đoàn viên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi đạt trên 975 tỉ đồng.

Đề án thiết chế Công đoàn được Chính phủ phê duyệt đã tạo sự đột phá trong hình thành hạ tầng cơ sở đồng bộ phục vụ nhu cầu đa dạng cho đoàn viên công đoàn tại các khu công nghiệp. Đến nay, Tổng Liên đoàn đã có quyết định đầu tư, chuẩn bị đồng loạt triển khai 12 thiết chế công đoàn, bao gồm: Nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, bệnh xá cho công nhân... trong năm 2018.

Đó là những hoạt động trọng tâm của tổ chức Công đoàn mà Báo Lao Động cần chú trọng tuyên truyền. Một sự kiện đặc biệt quan trọng của tổ chức Công đoàn và đội ngũ đoàn viên Công đoàn cả nước là Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII sẽ diễn ra vào tháng 9.2018. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn thể đội ngũ nên vai trò của Báo Lao Động trong công tác tuyên truyền là rất lớn. 

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và cá nhân tôi mong muốn mỗi một cán bộ, nhân viên, nhất là mỗi một phóng viên không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao trách nhiệm, tình cảm đối với độc giả, với tờ báo để ngày càng có nhiều bài viết mang hơi thở cuộc sống, phản ánh đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn.

Báo Lao Động cũng cần tăng cường thêm những bài viết chuyên sâu về hoạt động công đoàn, công nhân lao động. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc tuyên truyền đi vào chiều sâu, giới thiệu những mô hình, cách làm hiệu quả của các tổ chức công đoàn trên địa bàn, để giúp tổ chức công đoàn ở các địa phương khác tham khảo, học hỏi những mô hình hay, cách làm tốt. 

Nhân dịp này tôi chúc cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao Động “Tâm sáng, lòng trong, bút sắc” và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là “tiếng nói của công nhân viên chức lao động Việt Nam”.

Xin cảm ơn Chủ tịch.

 
Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 
“Điều tôi muốn nhấn mạnh là Báo Lao Động luôn xác định đối tượng phục vụ của mình là cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động nên các bài viết luôn mang hơi thở cuộc sống và nguyện vọng của họ.

Những băn khoăn của đoàn viên, người lao động không chỉ được thể hiện trên trang “Công đoàn và Người lao động” mà có mặt trong hầu hết các bài viết trên tất cả các trang báo. Điều này chứng tỏ các phóng viên luôn đứng từ góc độ đối tượng bạn đọc của mình để thể hiện bài viết”.

Thu Trà thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên sinh con thứ 3 khốn khổ vì kỷ luật "kép": Huyện tiếp thu phản ánh của Báo Lao Động

QUANG ĐẠI |

Về việc điều chuyển hàng trăm giáo viên THCS xuống dạy Tiểu học, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Diễn Châu (Nghệ An) cho biết là giải pháp tình thế trong điều kiện mất cân đối giáo viên (GV) quá lớn. Huyện cũng đã bãi bỏ việc chuyển trường đối với giáo viên sinh con thứ 3 sau khi báo phản ánh.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Phóng viên báo Lao Động vượt lũ vào 4 bản bị cô lập

Đình Văn (từ Sanamxay, Attapeu, Lào) |

Sau một đêm thức trắng cùng những người dân thoát nạn tại trung tâm huyện Sanamxay (Lào), sáng sớm nay (26.7), phóng viên báo Lao Động đã vượt lũ vào 4 bản bị cô lập.

Phóng viên báo Lao Động theo chân trực thăng cứu hộ nạn nhân tại tâm lũ Sanamsay

Đình Văn (tại Sanamsay, Attapeu, Lào) |

Chiều 25.7, có mặt tại nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất sau sự cố vỡ đập thủy điện Xa Pian-Xe Nam Noy, PV báo Lao Động cho biết hiện tại, huyện Sanamsay đang được Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp. Các nẻo đường vào vùng vỡ đập bị phong tỏa vì còn nguy hiểm. 

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Giáo viên sinh con thứ 3 khốn khổ vì kỷ luật "kép": Huyện tiếp thu phản ánh của Báo Lao Động

QUANG ĐẠI |

Về việc điều chuyển hàng trăm giáo viên THCS xuống dạy Tiểu học, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Diễn Châu (Nghệ An) cho biết là giải pháp tình thế trong điều kiện mất cân đối giáo viên (GV) quá lớn. Huyện cũng đã bãi bỏ việc chuyển trường đối với giáo viên sinh con thứ 3 sau khi báo phản ánh.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Phóng viên báo Lao Động vượt lũ vào 4 bản bị cô lập

Đình Văn (từ Sanamxay, Attapeu, Lào) |

Sau một đêm thức trắng cùng những người dân thoát nạn tại trung tâm huyện Sanamxay (Lào), sáng sớm nay (26.7), phóng viên báo Lao Động đã vượt lũ vào 4 bản bị cô lập.

Phóng viên báo Lao Động theo chân trực thăng cứu hộ nạn nhân tại tâm lũ Sanamsay

Đình Văn (tại Sanamsay, Attapeu, Lào) |

Chiều 25.7, có mặt tại nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất sau sự cố vỡ đập thủy điện Xa Pian-Xe Nam Noy, PV báo Lao Động cho biết hiện tại, huyện Sanamsay đang được Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp. Các nẻo đường vào vùng vỡ đập bị phong tỏa vì còn nguy hiểm.