Tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Minh Bằng (Bài viết sử dụng nhiều nguồn tư liệu) |

Cách đây 90 năm, ngày 31.7.1932, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh bị thực dân Pháp xử tử. Sự hy sinh anh dũng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và phẩm chất đạo đức trong sáng, cao cả của người cộng sản. Đồng chí đã trọn đời hy sinh cho sự nghiệp độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.

Tấm gương muôn đời sáng mãi

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2.2.1908 tại làng Diêm Điền, thôn Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình. Cha là Nguyễn Đức Tiết đậu cử nhân năm Mậu Tý (1888), do bất bình với triều Nguyễn từ chối không ra làm quan, bỏ về quê dạy học. Tại đây, cụ tham gia cuộc khởi nghĩa của Tạ Quang Hiện, hiệp trấn tỉnh Kinh Bắc, nổi lên ở làng Quang Lang bên cạnh. Khởi nghĩa thất bại, cụ lánh đi tiếp tục dạy học ở Tiên Lãng, do đó thường đi qua làng Cổ Am, ghé chơi nhà Trần Mỹ, ở đó gặp, phải lòng và kết hôn với Trần Thị Thuỷ, sinh ra Nguyễn Đức Cảnh.

Lúc nhỏ do nhà nghèo, Nguyễn Đức Cảnh đã từng làm con nuôi Nguyễn Đạo Quán, tri phủ Thái Ninh; Trần Mỹ, tuần phủ Thái Bình. Được cha mẹ gửi sang ăn học ở trường Thành Chung Nam Định, ở đó chơi thân với các bạn học sau này là những người nổi tiếng như Nguyễn Danh Đới, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Nguyễn Văn Năng, Đặng Xuân Thiều...

Tại đây năm 1924-1925, Nguyễn Đức Cảnh đã chứng kiến các cuộc bãi công đấu tranh của công nhân sợi, tơ, rượu Nam Định. Năm 1925-1926 tham gia các cuộc bãi khoá đòi tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh và đòi thả Phan Bội Châu. Tháng Ba năm 1926, Nguyễn Đức Cảnh cùng hàng vạn người truy điệu Phan Chu Trinh tại nghĩa trang Bắc Tế.

Cuối năm 1926, Nguyễn Đức Cảnh lên Hà Nội kiếm việc làm ở hiệu ảnh Hưng Ký, phố Hàng Trống; dạy học ở trường tư thục Công Ích phố Bạch Mai; còn làm thợ sắp chữ ở nhà in Bạch Mai. Năm 1925 gia nhập nhóm Nam Đồng thư xã, sau này phát triển thành Việt Nam quốc dân Đảng (VNQDĐ).

Tháng 6.1927 Tỉnh bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (TNCMĐCH) Hà Nội thành lập. Đến tháng 7, có hai cuộc gặp thương thuyết giữa hai bên TNCMĐCH và VNQDĐ. Trong cuộc gặp thứ hai tại nhà cụ cử Lương Văn Can (4 - Hàng Đào - Hà Nội), VNQDĐ quyết định cử người của mình sang Quảng Châu trực tiếp nghiên cứu về đường lối của TNCMĐCH. Tháng 9.1927 Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật được cử đi. (Lý Hồng Nhật tên thật là Trần Đăng Huyên, quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định, con một nhà nho yêu nuớc, cùng học với Nguyễn Đức Cảnh ở trường Thành Chung Nam Định).

Cùng thời gian đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa sang Liên Xô nên Nguyễn Đức Cảnh và Lý Nhật Hồng không được gặp Người. Hai ông đã dự một lớp huấn luyện do Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn giảng. Kết thúc lớp học, hai ông tuyên bố ly khai VNQDĐ và gia nhập TNCMĐCH.

Cuối năm 1927, về nước, Nguyễn Đức Cảnh được phân công làm ở cơ sở Chợ Đuổi (phố Tuệ Tĩnh - Hà Nội) soạn tài liệu, in, phát hành. Tháng 2.1928 được cử làm Bí thư tỉnh bộ TNCMĐCH Hải Phòng sau đó làm Bí thư khu bộ Hải Phòng gồm cả Kiến An và vùng mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả. Cuối 1928 đi “vô sản hoá” tại xưởng cơ khí Carông Hải Phòng; làm phu khuân vác ở Cảng.

Thời gian này ông đã viết tài liệu “Tổ chức công hội như thế nào?” (16 trang, in đất thó); viết bài cho các báo Đồng Lòng Tranh Đấu, Cờ Đỏ, Tin Tức với các bí danh Trọng, Quý, Vũ. Tháng 4.1929, ông chỉ đạo cuộc đấu tranh của 2.000 công nhân Carông trong 4 ngày phản đối chủ sa thải 2 công nhân. Tháng 3.1929, ông tham gia chi bộ cộng sản đầu tiên (7 người) tại Hà Nội trong cuộc họp tại nhà số 5D phố Hàm Long. Ngày 17.6.1929, ông tham gia thành lập Đông Dương Cộng sản đảng (tại 312 Khâm Thiên), được cử làm ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương lâm thời.

Ngày 28.7.1929 tại số nhà 15 Hàng Nón - Hà Nội, Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ, tiền thân của tổ chức Công đoàn Việt Nam chính thức được thành lập. Sau hội nghị 28.7, Nguyễn Đức Cảnh bắt tay ngay vào việc chuẩn bị ra báo Lao Động. Địa điểm làm báo là một ngôi nhà nhỏ ở Ngõ Thông Phong đầu phố Hàng Bột, ngày nay là phố Tôn Đức Thắng.

Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh vừa làm báo Lao Động vừa tiếp tục hàng loạt công tác khác. Tháng 12.1929 triệu tập Hội nghị TCHĐ Bắc Kỳ tại một ngôi nhà từ đường ở một làng gần Quốc Tử Giám, có 20 người dự. Trần Văn Lan được cử làm Hội trưởng. Tháng 1.1930 Nguyễn Đức Cảnh viết cuốn “Sự nghiệp cách mạng của Lê-nin”. Ngày 3.2.1930 tham gia Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại thị trấn Cửu Long, Hương Cảng. Tại đây, lần đầu tiên ông được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 5.1930 được cử làm Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ. Tháng 10.1930 tham gia Xứ uỷ Trung kỳ. Tháng 4.1931 bị địch bắt tại làng Yên Dũng hạ (nay là xã Hưng Thuỷ gần thành phố Vinh).

Ngày 17.11.1931 Nguyễn Đức Cảnh bị Hội đồng đề hình do Bouchet làm chánh án, phải chịu án tử trong một phiên toà xử 200 người một lúc.

Hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng

Những ngày tháng cuối cùng của đời mình trong xà lim án chém, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã dồn hết tâm lực để làm tất cả những gì có thể làm được cho sự nghiệp cách mạng. Đồng chí đã viết một số bài về “Gia đình và chủ nghĩa cộng sản” để đập lại luận điệu xuyên tạc của địch, rằng: Cộng sản là không gia đình. Với những hiểu biết sâu sắc về công nhân Việt Nam và những kinh nghiệm trong công tác công vận, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã đầu tư công sức để viết tập “Công nhân vận động”.

Cuốn sách đã nêu rõ tình hình đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, tinh thần cách mạng của công nhân, nội dung và phương pháp tổ chức, rèn luyện và lãnh đạo công nhân đấu tranh; đồng thời rút ra những kinh nghiệm vận động công nhân. Đây là một tài liệu mang tính tổng kết cao, làm phong phú thêm cả lý luận và thực tiễn công tác công vận của Đảng ta. Đồng thời cũng là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam viết một cách có hệ thống, tổng kết phong trào công nhân Việt Nam.

Đồng chí còn viết riêng cho mẹ bài thơ “Tạ từ ngôn” mà đến nay đã trở nên hết sức nổi tiếng. Toàn bộ tài liệu đều được đồng chí Nguyễn Đức Cảnh viết chữ nhỏ trên giấy mỏng, cuộn nhỏ, rồi bí mật đưa sang trại lớn và chuyển ra ngoài cho Đảng. 5 giờ sáng ngày 31.7.1932, đồng chí bị địch sát hại tại Hải Phòng.

Với quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” cùng với sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của giai cấp công nhân; trong quá trình công tác, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho Đảng, nhất là cán bộ xuất thân từ công nhân. Nhiều cán bộ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bồi dưỡng, đào tạo, sau này đã trở thành những cán bộ xuất sắc của Đảng, của phong trào công nhân; có đồng chí đã giữ chức vụ Tổng Bí thư của Đảng như đồng chí Nguyễn Văn Cừ, hoặc Ủy viên Thường vụ Trung ương - Chủ tịch Tổng Công đoàn sau này như đồng chí Hoàng Quốc Việt.

Đạo đức và phẩm chất cách mạng trong sáng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được thể hiện ở sự tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng; ở lòng tin sắt đá vào sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản; từ đó, đồng chí đã tự nguyện hy sinh phấn đấu, tận tụy làm việc, hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng.

Là một người cộng sản chân chính, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã xác định lẽ sống của đời mình là suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân; đồng chí đã từ bỏ cuộc sống an nhàn, chấp nhận cuộc sống lam lũ vất vả bằng đôi bàn tay người thợ, đi vào con đường hoạt động cách mạng đầy hy sinh gian khổ.

Cũng vì hạnh phúc của dân tộc và giai cấp, đồng chí đã không nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình, không vị kỷ, không ham danh vọng; đồng chí luôn khiêm tốn học hỏi, không chỉ bằng sách vở mà bằng cả thực tiễn kinh nghiệm được rút ra qua phong trào cách mạng của quần chúng.

90 năm trôi qua, cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và cái chết anh hùng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cũng như của các liệt sĩ cách mạng tiền bối khác đã để lại trong lòng những người cộng sản và nhân dân Việt Nam tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sự nghiệp cách mạng mà các đồng chí đã phấn đấu, hy sinh, được các thế hệ nối nhau tiếp bước và đã giành được thắng lợi hết sức vẻ vang: Chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày nay đất nước ta đang đứng trước những thử thách to lớn của thời đại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta vẫn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa; tiến hành công cuộc đổi mới; trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất định chúng ta sẽ đưa sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng.

Minh Bằng (Bài viết sử dụng nhiều nguồn tư liệu)
TIN LIÊN QUAN

Trao 183 học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho học sinh nghèo hiếu học

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 28.7, LĐLĐ TP.Bà Rịa cho biết vừa tổ chức trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho học sinh là con  công nhân, viên chức, lao động vượt khó, hiếu học trên địa bàn.

LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa: Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhân dịp tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng, đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã đến khu tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh (ở TP.Hải Phòng và quê nhà tỉnh Thái Bình) để dâng hương tưởng niệm.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐVN dâng hương, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Mai Dung - Tăng Phương |

Hải Phòng - Sáng 20.7, đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác Tổng LĐLĐVN dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại Hải Phòng.

Sách Giáo khoa Hòa Phát: Chuỗi công ty con ngập trong nợ trái phiếu

Quang Dân |

Tháng 8.2021, Hưng Vượng Developer (Công ty con của Sách Giáo khoa Hòa Phát) đã huy động thành công lô trái phiếu trị giá 600 tỉ đồng. Song cũng trong tháng 8.2021, công ty này lại cho một cá nhân vay tín chấp 310 tỉ đồng với lãi vay lên đến 20%/năm.

Dân Hà Nội chọn đi tàu trên cao, tránh cảnh mưa lạnh, tắc đường

Kim Sơn |

Hà Nội - Thời tiết nồm ẩm kèm mưa phùn khiến việc tham gia giao thông đường bộ khó khăn, nhiều người dân Thủ đô đã chọn đi tàu trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Đám cháy trên tàu chở hàng nghìn ô tô đã được dập tắt hoàn toàn

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 10.2, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh cho biết, đám cháy trên tàu Ah Shin đã được khống chế, dập tắt hoàn toàn.

Trả hồ sơ vụ nguyên Chủ tịch quận ở Đà Nẵng nhận hối lộ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Chiều 10.2, xét thấy chứng cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến nguyên Chủ tịch quận Liên Chiểu ông Đàm Quang Hưng nhận hối lộ cần phải điều tra làm rõ thêm một số nội dung, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố để điều tra.

Quốc Cơ - Quốc Nghiệp từng đi diễn đám cưới mưu sinh vì ngành xiếc thất thế

Hải Minh |

Nhiều nghệ sĩ xiếc cùng chung một mối bận tâm khi ngành xiếc đang không nhận lại được nhiều sự quan tâm.

Trao 183 học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho học sinh nghèo hiếu học

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 28.7, LĐLĐ TP.Bà Rịa cho biết vừa tổ chức trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho học sinh là con  công nhân, viên chức, lao động vượt khó, hiếu học trên địa bàn.

LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa: Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhân dịp tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng, đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã đến khu tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh (ở TP.Hải Phòng và quê nhà tỉnh Thái Bình) để dâng hương tưởng niệm.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐVN dâng hương, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Mai Dung - Tăng Phương |

Hải Phòng - Sáng 20.7, đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác Tổng LĐLĐVN dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại Hải Phòng.