Sửa đổi Luật Việc làm: Khắc phục tồn tại để hỗ trợ người lao động tốt hơn

Quỳnh Chi |

Luật Việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 16.11.2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015. Sau 7 năm đi vào đời sống, Luật Việc làm bộc lộ một số khó khăn, hạn chế đòi hỏi sửa đổi bổ sung để hoàn thiện quan hệ về việc làm và thị trường lao động.

Nhiều chính sách ưu việt được thực hiện

Ngay khi có hiệu lực, Luật Việc làm số 38 cho thấy tính ưu việt khi lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động.

Theo đó, Luật Việc làm đã mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động (đối tượng lao động có giao kết hợp đồng lao động và không có giao kết hợp đồng lao động). Luật cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động, đặc biệt có nhóm lao động yếu thế, lao động nghèo, lao động nông thôn, người thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho lao động khu vực phi chính thức.

Luật Việc làm với nhiều ưu tiên, hỗ trợ cho hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm phủ khắp hầu hết các địa phương trên cả nước, đã giúp lao động tìm việc làm, tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp... một cách dễ dàng, thuận tiện. Đồng thời, các chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp... thông qua các trung tâm này cũng giúp cho hàng triệu người lao động trên cả nước được thụ hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, việc kết nối cung - cầu lao động ngày càng hoàn thiện thông qua các phiên giao dịch việc làm cả trực tuyến và trực tiếp. Mô hình này không chỉ hỗ trợ lao động tìm việc, quay lại thị trường lao động mà còn giúp hàng chục nghìn doanh nghiệp tuyển dụng được lao động phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Những hạn chế cần khắc phục

Theo Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, có 4 lý do cần thiết phải xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) gồm: Thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Việc làm; những yêu cầu mới về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm.

Theo đó, về thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm, Luật Việc làm sửa đổi bám sát nội dung Hiếp pháp 2013 với các nội dung liên quan lĩnh vực việc làm, phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực...

Về bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, năm qua, Quốc hội đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật làm thay đổi hoặc phát sinh những vấn đề liên quan tới việc làm, thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp là phát triển kỹ năng nghề. Chính phủ đang xây dựng dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội năm 2023-2024, trong khi nhiều nội dung liên quan về chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Việc làm hiện nay đang được trích dẫn theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp sẽ bãi bỏ “mức lương cơ sở”; Luật Việc làm có một số nội dung liên quan gắn với “mức lương cơ sở”.

Về khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Việc làm: Một trong những nội dung quản lý Nhà nước về việc làm là “quản lý lao động” nhưng nội dung này không được đề cập trong phạm vi điều chỉnh và quy định cụ thể tại các Chương trong Luật Việc làm. Một số khái niệm, quy định chưa rõ ràng hoặc được nội luật hóa; một số hành vi bị nghiêm cấm về dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, kỹ năng nghề chưa được quy định trong luật.

Cuối cùng, thực trạng và xu hướng thị trường lao động Việt Nam đặt ra yêu cầu mới về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực việc làm. Hiện lực lượng lao động cả nước có 51,6 triệu người với 25 triệu lao động làm công hưởng lương, nhưng chỉ có 16,8 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Khoảng 9 triệu lao động làm công hưởng lương không/chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thể tạo nên “khoảng trống” khi triển khai các chính sách hỗ trợ, các gói an sinh xã hội...

Bộ LĐTBXH dự kiến đề xuất xây dựng 4 nhóm chính sách: Phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.

Quỳnh Chi
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Khương Duy |

Cả 2 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) sửa đổi đang được Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành trong vòng 2 tháng, dự kiến sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Một số ý kiến góp ý đối với Luật Dầu khí (sửa đổi)

ThS Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Luật Dầu khí là đạo luật quan trọng, được ban hành ngày 6.7.1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 đã tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp được đề xuất sửa đổi

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, bộ đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động.

Liên Hợp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraina

Thanh Hà |

Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ngày 23.2 yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức và vô điều kiện khỏi Ukraina và kêu gọi cho một nền hòa bình “công bằng và lâu dài”.

Quảng Ngãi kết thúc Dự án Công viên tình yêu vì đã 8 năm chỉ là bãi thả bò

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Dự án Công viên tình yêu ở tỉnh Quảng Ngãi được kỳ vọng sẽ tạo sẽ điểm hẹn hò lãng mạn cho các cặp đôi yêu đương, tuy nhiên đến nay, dự án này đã chậm tiến độ 8 năm, thành bãi đất trống để người dân chăn thả bò. TP Quảng Ngãi quyết định "khai tử" dự án này để làm trường học.

Khi giải quyết thủ tục hành chính, không yêu cầu dân xuất trình sổ hộ khẩu

THEO CHINHPHU.VN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23.2.2023 chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo.

Góc nhìn thể thao 100: Sự hồi sinh của Man United

NHÓM PV |

Man United đang có phong độ ấn tượng dưới thời huấn luyện viên Erik ten Hag. Góc nhìn thể thao 100 sẽ cùng bình luận viên Việt Hùng chia sẻ về vấn đề này.

Không có ngoại lệ, cấm mọi sự can thiệp trong xử lý vi phạm nồng độ cồn

Nhóm PV |

Khi lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) xử lý nồng độ cồn, đã có không ít trường hợp không hợp tác, vừa bị yêu cầu kiểm tra thì có hành động từ chối, xin xỏ hay gọi điện thoại cầu cứu. Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT khẳng định: Việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn không có ngoại lệ, không có can thiệp, tác động để bỏ qua hành vi vi phạm.

Chuyên gia góp ý sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Khương Duy |

Cả 2 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) sửa đổi đang được Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành trong vòng 2 tháng, dự kiến sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Một số ý kiến góp ý đối với Luật Dầu khí (sửa đổi)

ThS Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Luật Dầu khí là đạo luật quan trọng, được ban hành ngày 6.7.1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 đã tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Quy định về tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp được đề xuất sửa đổi

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, bộ đề xuất hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động.