Đại hội XIV Công đoàn Hải Phòng nhiệm kỳ 2018 - 2023:

Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, công đoàn thành phố Cảng

HOÀNG HOAN thực hiện |

Trong 2 ngày 19 - 20.6 sẽ diễn ra Đại hội Công đoàn (CĐ) TP.Hải Phòng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Nhân dịp này, PV Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Phạm Hữu Thư - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ TP.Hải Phòng - về phong trào công nhân, CĐ của thành phố cảng trong nhiệm kỳ qua.

Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của giai cấp công nhân, người lao động và đoàn viên CĐ trong 5 năm qua, thưa ông?

- Trong nhiệm kỳ trước, nền kinh tế của cả nước có nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoàng tài chính và suy thoái toàn cầu. Hải Phòng cũng không ngoại lệ, cũng gặp rất nhiều khó khăn khi một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và truyền thống, có số lượng lớn lao động như đóng tàu, vận tải biển bị đình đốn; sản xuất xi măng, sắt thép bị đình trệ, ngành da giày, may mặc bị thiếu, nhỡ đơn hàng; có tới 30% số DN vừa và nhỏ bị phá sản hoặc dừng hoạt động, dẫn tới hàng vạn lao động mất việc làm, hoặc phải nghỉ luân phiên, chờ việc, nghỉ hưu trước tuổi hoặc chuyển sang làm công việc trái với ngành nghề đào tạo.

Đến nhiệm kỳ này, tình hình kinh tế xã hội của TP.Hải Phòng ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2013 đạt 7,5%, năm 2017 đạt 14,01%, cao nhất cả nước, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.040,4 USD/người/năm, lạm phát được kiểm soát, các ngành kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng; cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung đầu tư, phát triển mạnh, trong đó có nhiều dự án chiến lược của vùng kinh tế trong điểm phía Bắc.

Cùng với sự phát triển của thành phố theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, lực lượng CNVCLĐ của Hải Phòng cũng đã phát triển về cả số lượng, chất lượng và đa dạng về cơ cấu. Tính đến hết năm 2017, toàn thành phố có gần 600.000 người được các đơn vị, DN kí hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, tăng gần 3 vạn lao động so với nhiệm kỳ trước, trong đó khu vực hành chính chiếm 9,75%; CNLĐ khu vực sản xuất kinh doanh chiếm trên 90%.

LĐLĐ TP. Hải Phòng quản lý 2.630 CĐCS với 251.092 CNVCLĐ, tổng số đoàn viên CĐ là 230.053 người, trong đó trên 80.000 CNLĐ đang làm việc trong các KCN. Việc số lượng lao động, đoàn viên CĐ tăng thêm cũng như bối cảnh kinh tế xã hội có sự thay đổi theo hướng tích cực, khẳng định sự lớn mạnh, trưởng thành hơn. CNLĐ nói chung và đoàn viên CĐ thành phố trong giai đoạn hiện tại đã từng bước phát triển, trình độ được nâng lên và được trang bị phương tiện, kỹ thuật để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong mọi lĩnh vực.

CĐ Hải Phòng đã làm những gì để chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động, thưa ông?

- Trong nhiệm kỳ qua, tình hình lao động và việc làm của thành phố có nhiều thay đổi. Thành phố có cơ chế, chính sách khuyến khích để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, mỗi năm đã giải quyết việc làm cho trên 50.000 lượt lao động, đặc biệt khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã tạo việc làm mới cho hàng vạn lao động. Mức lương bình quân của CNLĐ đạt 6,073 triệu đồng/người/tháng, tăng 2 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. CĐ thành phố cũng thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ.

Các cấp CĐ đã chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: 100% số cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị CBCC, 99,8% số DNNN và 70,2% số đơn vị ngoài công lập tổ chức hội nghị NLĐ. Quan hệ lao động tại các DN được cải thiện, đảm bảo dân chủ, công khai quyền và lợi ích của NLĐ, góp phần làm giảm tranh chấp trong quan hệ lao động tại DN.

Công tác giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với CNVCLĐ được thường xuyên thực hiện. Qua đó, CĐ đã kiến nghị với cơ quan chức năng xử lý vi phạm, giải quyết vướng mắc của NLĐ; công tác tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho CNVCLĐ được tăng cường; tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp pháp luật cho các tổ chức, cá nhân, NLĐ để biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

LĐLĐ thành phố cũng thành lập nhóm hỗ trợ để thực hiện chương trình nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT giai đoạn 2013 - 2018; thực hiện tăng cường giám sát thực hiện nghị quyết của Tổng LĐLĐVN về “Nâng cao chất lượng bữa ăn ca của NLĐ” cũng như vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại các DN, KCN với 3.275 an toàn viên tại 425 DN, thành lập hội đồng bảo hộ lao động tại 155 DN.

LĐLĐ thành phố cũng đã tiếp nhận hồ sơ khởi kiện DN nợ BHXH gần 181 tỉ đồng từ BHXH, phối hợp với các đơn vị, bước đầu khởi kiện các DN nợ BHXH, bước đầu thu về hơn 10 tỉ đồng.

Ngoài ra, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động cộng đồng được CĐ triển khai thường xuyên, sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức phong phú như “Mái ấm CĐ”, “Công trình tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma”, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Hằng năm, những sự kiện lớn, thường xuyên được CĐ Hải Phòng tổ chức như “Tháng công nhân”, “Tết sum vầy”, thăm hỏi trợ cấp hàng ngàn CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà tết và vé xe cho hàng vạn NLĐ xa quê.

Theo ông, trong thời gian tới, các cấp CĐ Hải Phòng phải làm gì để nâng cao năng lực cũng như vị thế của tổ chức CĐ?

Bám sát định hướng của Tổng LĐLĐVN và Thành ủy Hải Phòng, trong thời gian tới, các cấp CĐ Hải Phòng sẽ chủ động, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong thời kỳ mới; kiện toàn hệ thống tổ chức để đảm bảo công tác thống nhất chỉ đạo, thực hiện các chủ trương của Đảng, Tổng LĐLĐVN và nghị quyết của Đại hội CĐ thành phố đề ra.

Những giải pháp đột phá được CĐ tập trung là đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập mới các CĐCS; xây dựng nền tài chính CĐ vững mạnh để đáp ứng nhiệm vụ đề ra.

Hơn nữa, để nâng cao năng lực của NLĐ, CĐ Hải Phòng sẽ phối hợp cùng với các đơn vị, DN tổ chức đào tạo, mở các khóa tập huấn để phổ biến pháp luật, tuyên truyền cho NLĐ hiểu về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước để NLĐ nâng cao trình độ, tay nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện tại.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ CĐ cũng được LĐLĐ TP.Hải Phòng xác định là nhiệm vụ quan trọng. Hải Phòng đứng trước cơ hội phát triển, cần một lượng lớn lao động có trình độ và tính chuyên nghiệp cao. Vì thế, để bảo vệ được quyền lợi của NLĐ và xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, đòi hỏi vai trò của tổ chức CĐ cũng ngày một cao hơn, để phù hợp với tình hình hiện tại.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này

Một số chỉ tiêu của Đại hội XIV Công đoàn Hải Phòng, nhiệm kỳ 2018-2023

Với khẩu hiểu hành động của đại hội là “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm; Vì quyền và lợi ích đoàn viên, người lao động, vì sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn”, Đại hội Công đoàn TP.Hải Phòng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2018 -2023 đã đề ra một số chỉ tiêu trong nhiệm kỳ như sau:

- Kết nạp 70.000 đoàn viên trở lên, đến năm 2023 có ít nhất 300.000 đoàn viên CĐ; thành lập mới 600 CĐCS, trong đó phấn đấu hoàn thành việc thành lập CĐCS tại DN hoạt động ổn định có từ 20 lao động trở lên.

- 100% số cán bộ CĐ chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, nghiệp vụ công tác CĐ, 100% số cán bộ chủ chốt và trưởng ban nữ công CĐ được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác nữ công.

- Hằng năm, có từ 80% trở lên số CĐCS đạt tiêu chuẩn “CĐCS vững mạnh”, trong đó DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt từ 55% trở lên.

- 100% số CĐCS thành lập được Ban Nữ công quần chúng, cán bộ nữ tham gia BCH CĐ các cấp đạt 30% trở lên.

- Phấn đấu hoàn thành 90% trở lên dự toán thu kinh phí, đoàn phí CĐ và nộp nghĩa vụ do Tổng LĐLĐVN giao chỉ tiêu hàng năm.

- Hỗ trợ xây mới và sửa chữa 300 ngôi nhà, trợ cấp 12.000 lượt đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn từ quỹ “Mái ấm CĐ” thành phố.

- Phấn đấu triển khai xây dựng ít nhất 2 thiết chế CĐ tại các KCN. Hoàn thành xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

- Trong nhiệm kỳ có ít nhất 150 công trình, sản phẩm chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, thành phố và tổ chức CĐ; có ít nhất 200 đề tài được Tổng LĐLĐVN tặng bằng lao động sáng tạo.

- Giới thiệu ít nhất 15.000 đoàn viên CĐ ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp.

HOÀNG HOAN thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

Lãi suất vay thực sự là gánh nặng trên vai của các doanh nghiệp

Gia Miêu |

TPHCM - Với lãi suất cho vay trên 10% như hiện nay thì để tồn tại và duy trì hoạt động, doanh nghiệp cũng đã rất áp lực, không những thế, câu chuyện vay vốn sản xuất kinh doanh cũng chẳng dễ dàng.

TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ không đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan.

Thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng, Bộ Y tế đề nghị khẩn cấp sửa yêu cầu “3 báo giá”

Thùy Linh |

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ bỏ quy định về thời điểm mua sắm vật tư y tế theo Nghị định 98, sửa yêu cầu “3 báo giá” nhằm giải quyết nhanh vướng mắc dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng vật tư, hóa chất. Việc này sẽ gỡ khó trước mắt cho các bệnh viện lớn vốn đang rất đau đầu vì thiếu hóa chất, vật tư y tế.