Sự thật về lao động nữ tại Samsung Việt Nam

QUỲNH CHI |

Ngày 28.3, trả lời Thông tấn xã Việt Nam về thông cáo ngày 20.3 của một số chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc liên quan đến tình hình nữ công nhân Samsung, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng - Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva - phản đối mạnh mẽ thông cáo này.

Báo cáo “Không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, thiếu khách quan...”

Tháng 11.2017, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN công bố 1 tài liệu cho rằng, nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo. Samsung phản đối nội dung tài liệu xây dựng trên kết quả phỏng vấn chỉ 45 trên tổng số hơn 100.000 lao động của Samsung tại Việt Nam, nêu quan ngại về tính khoa học, khách quan của tài liệu này.

Sau khi tài liệu được công bố, tháng 11.2017, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh 2 lần mời Samsung Bắc Ninh và CGFED, IPEN gặp để trao đổi trực tiếp về thông tin trong tài liệu. Hai tổ chức này không cử đại diện dự họp.

Năm 2017, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức thanh tra trực tiếp 216 doanh nghiệp trong ngành điện tử, trong đó có Samsung Bắc Ninh (tháng 9.2017) và Thái Nguyên (tháng 7.2017). Kết luận thanh tra được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Tháng 10.2017, báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật sức khỏe và môi trường nhận định, các chỉ tiêu về môi trường lao động tại nhà máy Samsung Bắc Ninh nằm ở mức giới hạn cho phép, khuyến nghị các biện pháp nhằm tiếp tục cải thiện và minh bạch điều kiện môi trường làm việc.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Dương Chí Dũng - Đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp quốc, Tổ chức WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sĩ) - đã phản bác tài liệu về nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo là “không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư...”.

Đại sứ Dương Chí Dũng nêu rõ: “Thông cáo thể hiện sự không chuyên nghiệp, thiếu thiện chí, không khách quan, vô tư, không tuân thủ Quy tắc xử sự và Quy chế hoạt động của các Thủ tục đặc biệt khi đưa những thông tin và quan ngại không có cơ sở, cũng như đánh giá tiêu cực về việc cơ quan chức năng Việt Nam trao đổi với một số cá nhân về vụ việc”.

Đại sứ khẳng định, việc đối thoại giữa chính phủ với cá nhân, tổ chức liên quan cũng như giữa chính phủ với các cơ chế nhân quyền là nguyên tắc nền tảng trong hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc về thái độ thiếu xây dựng của các chuyên gia trên.

Đại sứ nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và nhất quán thể hiện thiện chí đối thoại và hợp tác với các cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc. Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc vì thông cáo dựa trên thông tin một chiều, chưa kiểm chứng, thể hiện sự không khách quan, vô tư của các chuyên gia nói trên, trong khi Việt Nam đã và đang tích cực trao đổi về vụ việc.

Sự thật về lao động nữ tại Samsung Việt Nam

Để làm rõ câu chuyện này, PV Lao Động đã có những tìm hiểu về cuộc sống, môi trường làm việc của công nhân Samsung.

Công nhân Hà Thị Tuyết, (sinh năm 1992, quê ở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), Tuyết hơi ngượng ngùng khi kể, tuổi này cô đã có 2 đứa con: Lớn 33 tháng, nhỏ mới 14 tháng. Tuyết mới ký hợp đồng làm việc tại Samsung Bắc Ninh từ ngày 6.3.2018 - cũng là ngày đầu tiên cô bước vào lớp đào tạo cơ bản kéo dài 9 ngày.

Trước đó, Tuyết làm công nhân tại 1 công ty may huyện nhà. “Lương cơ bản 3,6 triệu, có thêm tiền chuyên cần 300.000 đồng/tháng, cả tăng ca làm thêm em được hơn 5 triệu đồng/tháng”- Tuyết nói.

Do 2 con còn nhỏ nên Tuyết và chồng - làm công nhân tại KCN Quang Châu - luôn đều đặn sáng đi tối về. Cô bảo, con có bố mẹ chồng trông hộ, cô đi làm bằng xe bus miễn phí của công ty, hơn 6 giờ sáng ra khỏi nhà. Chiều muộn, khi chuyến xe về đổ Tuyết ở bến cuối cùng, cô đi bộ 5 phút là đến nhà mình.

Tôi hỏi vì sao lại đi làm xa khi con còn nhỏ, Tuyết nhanh nhảu: “Chị ơi, lương cơ bản của Samsung là 4.580.000 đồng/tháng, sau 1 tháng thử việc thêm 300.000 đồng/tháng tiền năng lực, chưa kể làm thêm giờ, cao hơn lương cũ rất nhiều”.

Trò chuyện với tôi, Tuyết hào hứng kể về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, khen ngợi sự sạch sẽ và “đi đâu cũng lịch sự, đi đâu cũng xếp hàng, không bao giờ có cảnh chen lấn, xô đẩy”. Cô còn tỏ ra rất hài lòng vì thời gian ăn cơm tại Samsung lâu hơn công ty cũ, so sánh công việc hiện tại không khó khăn gì vì “đứng không nặng nhọc như khi đạp máy may. Dù mới làm việc chưa được 1 tháng nhưng Tuyết cho biết, cô bắt nhịp khá nhanh, dù mất 1 tuần đầu tiên bị đau chân và chưa quen đứng lâu.

Được hỏi về thu nhập, Tuyết nói: “Công ty quy định mỗi tháng nghỉ 4 Chủ nhật và 2 thứ Bảy, nếu làm thêm ngày nghỉ lương 200%, làm sau 17h - 20h lương 150%. Con em cũng khá lớn rồi, em sẽ gắn bó ở đây và không muốn nghỉ việc nhiều”.

Là “người Samsung” lâu hơn Tuyết, Lê Thị Hoa (quê ở huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn) có gần 1 năm làm công nhân tại đây. Trước khi làm ở bộ phận main, Hoa làm tại bộ phận sản xuất màn hình. Vì quê ở khá xa, Hoa thuê 1 nhà trọ gần nhà máy với giá 700.000 đồng/tháng, dù cô nói “không ở mấy, cứ tan làm sớm lại đi xe bus về quê”.

Giống như Tuyết, ở tuổi 29 Hoa đã có 2 con. Vợ chồng cô mới ra ở riêng, chồng ở quê đi làm thợ xây, chăm sóc và đưa đón con đi học. Việc chấp nhận công việc xa nhà, đi lại vất vả (sau bến xe bus cuối cùng, cô còn phải đi xe máy thêm 40km nữa mới về nhà) vì theo Hoa, mỗi tháng, nếu làm thêm cô có thu nhập tới hơn 12 triệu đồng.

“Công ty nuôi cơm cả sáng và tối, thức ăn đa dạng, nhiều món, ăn không giới hạn, được tự chọn, em thấy rất tốt”- Hoa nói.

Ngoài ra, không như đánh giá “hà khắc” của nhiều người về việc xin nghỉ công việc đột xuất tại các nhà máy quy mô lớn thường rất khó khăn, Hoa cho hay, nếu con ốm hay vì lý do sức khỏe của bản thân, cô chỉ cần báo cho quản lý, sau khi đi làm cung cấp giấy tờ chứng thực. Tôi hỏi: “Em nghỉ đột xuất nhiều không?” - “Em không ạ” - “Vì sao?” - “Vì lương cao, nghỉ tiếc ạ”.

Hoa cũng cho hay, cả gia đình cô ăn tiêu sinh hoạt bằng tiền thu nhập của chồng, phần lương cô để riêng và gia đình nhỏ mới xây được nhà, không còn ở chung với bố mẹ chồng.

Sẽ quay về…

Ông Bang Hyun Woo - Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam - nhắc đi nhắc lại các quy định về quá trình đào tạo nghiêm khắc và bắt buộc đối với những “người mới” khi trò chuyện với chúng tôi. Về cơ bản, tuyển dụng tại Samsung khá đa dạng nên được chia thành 3 nhóm đối tượng: Người đã tốt nghiệp đại học, kỹ thuật viên và nhân viên sản xuất; do công việc của họ trong công ty khác nhau nên việc đào tạo có khác nhau. Đối với nhóm nhân sự đã tốt nghiệp đại học, Samsung không giấu tham vọng muốn đào tạo và nuôi dưỡng lâu dài để thành đội ngũ quản lý, do đó, quá trình đào tạo sẽ dài hơn các nhóm khác.

Kỹ thuật viên là nhóm liên quan đến kỹ thuật đơn thuần - lĩnh vực trung gian nên đào tạo khác hơn 1 chút so với 2 nhóm còn lại. Cuối cùng, nhân viên sản xuất - đội ngũ đông đảo nhất sẽ chú trọng đào tạo, nuôi dưỡng tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm và các kiến thức hiểu biết về công ty là vô cùng quan trọng.

“Cả 3 nhóm đối tượng trước đó chưa từng làm việc tại Samsung, cũng chưa làm việc ở tổ chức nào lớn như Samsung nên việc tạo cho họ hiểu biết nhất định và tinh thần làm việc có tổ chức, cách thức phối hợp với đồng nghiệp là vô cùng quan trọng”- ông Bang Hyun Woo nói.

Được hỏi về quá trình đào tạo khắc nghiệt, với nhân viên sản xuất lên tới 9 ngày, ông Bang Hyun Woo nhấn mạnh sự kiên định của Samsung trong các yêu cầu đào tạo này và cho rằng, chìa khóa để những người khác biệt về trình độ, vùng miền, văn hóa, phong tục,… là ý thức làm việc tập thể và kỹ năng làm việc theo nhóm. “Bản thân tôi từng phụ trách mảng đào tạo tại Samsung, tôi thấy đào tạo nhập môn là một trong những chương trình đào tạo khó nhất” - ông Bang Hyun Woo chia sẻ.

Không chỉ ông Bang Hyun Woo, ông Lại Hoàng Dũng - người phụ trách đào tạo nhân viên sản xuất của Samsung - cũng kiên định với các yêu cầu đào tạo của công ty này mà một số ý kiến đánh giá là quá khắc nghiệt.

Theo ông Dũng, nếu doang nghiệp nghĩ đào tạo như 1 khoản đầu tư thì tất nhiên, họ có những yêu cầu đối với người đầu tư cũng như là người đi học.

“Việc đào tạo nghiêm khắc cũng như mình học chương trình đơn giản quá, như thầy cô giáo cho quay cóp thoải mái thì chất lượng không tốt bằng đào tạo mà đầu tư nghiêm túc, trông thi bài bản” - ông Dũng nói.

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người tháo gỡ những “nút thắt” trong quan hệ lao động - tiền lương

MINH BẰNG |

Một trong những dấu ấn đặc biệt của cố Thủ tướng Phan Văn Khải trong gần hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng đó chính là đã tháo gỡ được nhiều “nút thắt” trong các mối quan hệ doanh nghiệp - người lao động - tiền lương.

Không để 2.000 công nhân Texwell Vina mất việc!

HÀ ANH CHIẾN |

Cho đến ngày hôm qua (27.2), gần 2.000 công nhân của Cty Texwell Vina (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) vẫn phải sống trong tâm trạng lo lắng do công ty nợ lương, còn chủ người Hàn Quốc thì “mất tích” từ trước Tết Nguyên đán. Trước những lo toan, bức xúc của người lao động, các cấp công đoàn đã nhanh chóng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho công nhân...

Công đoàn can thiệp giải quyết, hàng trăm công nhân trở lại làm việc

XUÂN HÙNG – HOÀNG ĐỨC |

Sáng 17.4, hàng trăm công nhân (CN) của Cty TNHH May Vạn Hà (Tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) tiếp tục ngừng việc tập thể, yêu cầu Cty giải quyết các quyền lợi theo Luật Lao động. LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp công đoàn (CĐ) nhanh chóng vào cuộc, giải quyết ổn thỏa, công nhân đã trở lại làm việc.

Quản lý cồn công nghiệp tại Việt Nam quá lỏng lẻo

Thùy Linh |

Tình trạng ngộ độc, nhiễm độc methanol liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây chính là một hồi chuông cảnh báo, đã đến lúc cơ quan chức năng cần siết chặt khâu quản lý loại hóa chất cồn công nghiệp độc hại này.

Hà Nội: Taxi, xe ôm bủa vây, chèo kéo khách tại các cổng bệnh viện lớn

Thu Hiền - Hoa Lệ |

Tình trạng taxi, xe ôm che kín lối đi ra vào cổng bệnh viện khiến người dân muốn ra vào bệnh viện phải tìm cách lách qua taxi, không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới việc khám, cấp cứu cho bệnh nhân.

Va chạm tiêm kích Su-27 của Nga, UAV của Mỹ rơi ở Biển Đen

Thanh Hà |

Tiêm kích Su-27 của Nga đã va chạm với một máy bay không người lái (UAV) của quân đội Mỹ ở Biển Đen ngày 14.3.

Trái cây ĐBSCL: Kêu gọi giải cứu cam sành, chôm chôm lại tăng giá kỷ lục

Hoàng Lộc |

Hai loại trái cây có giá bán trái ngược nhau ở Vĩnh Long, cam sành bán với giá thấp nhất từ trước tới nay cần phải “giải cứu”, còn chôm chôm tăng giá kỷ lục ở mùa nghịch.

SVB sụp đổ và hệ lụy sang bất động sản thương mại

Quý An (theo Bloomberg) |

Nếu câu chuyện tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank – SVB) càng đẩy nhanh đến suy thoái kinh tế, thì sớm muộn cũng sẽ có nhiều tài sản vỡ nợ.

Cố Thủ tướng Phan Văn Khải: Người tháo gỡ những “nút thắt” trong quan hệ lao động - tiền lương

MINH BẰNG |

Một trong những dấu ấn đặc biệt của cố Thủ tướng Phan Văn Khải trong gần hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng đó chính là đã tháo gỡ được nhiều “nút thắt” trong các mối quan hệ doanh nghiệp - người lao động - tiền lương.

Không để 2.000 công nhân Texwell Vina mất việc!

HÀ ANH CHIẾN |

Cho đến ngày hôm qua (27.2), gần 2.000 công nhân của Cty Texwell Vina (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) vẫn phải sống trong tâm trạng lo lắng do công ty nợ lương, còn chủ người Hàn Quốc thì “mất tích” từ trước Tết Nguyên đán. Trước những lo toan, bức xúc của người lao động, các cấp công đoàn đã nhanh chóng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho công nhân...

Công đoàn can thiệp giải quyết, hàng trăm công nhân trở lại làm việc

XUÂN HÙNG – HOÀNG ĐỨC |

Sáng 17.4, hàng trăm công nhân (CN) của Cty TNHH May Vạn Hà (Tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) tiếp tục ngừng việc tập thể, yêu cầu Cty giải quyết các quyền lợi theo Luật Lao động. LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp công đoàn (CĐ) nhanh chóng vào cuộc, giải quyết ổn thỏa, công nhân đã trở lại làm việc.