Sống chật vật vì đồng lương thấp

Bảo Hân |

Nhận mức lương thấp, trong khi nhiều gánh nặng phải trang trải, nhiều nữ công nhân đang sống rất chật vật, “giật gấu vá vai”. Họ phải thường xuyên đi làm xa gia đình, nên có ít thời gian chăm sóc con cái.

Một mình nuôi con 

Hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Thoa (quê Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) phải một mình vất vả nuôi con sau khi chồng qua đời.

Trước đây, chị Nguyễn Thị Thoa còn làm công nhân may tại Hải Dương. 6 năm đằng đẵng xa nhà, nhưng chị Thoa chấp nhận, vì dù tha hương, nhưng chị có thu nhập cao hơn khi làm ở quê. “Ở Hải Dương, khi đi làm đầy đủ, tôi có thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trừ tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt của cá nhân, hằng tháng tôi có thể gửi về quê được hơn 2 triệu đồng để ông bà chăm sóc cháu” - chị Thoa kể lại.

Cách đây 3 năm, chị Thoa “liều” mua mảnh đất nhỏ ở quê để làm ngôi nhà ở tạm. Mỗi tháng, chị phải trả cả gốc lẫn lãi là 1,5 triệu đồng. Luôn trong cảnh thiếu thốn tiền bạc, nên chị Thoa luôn muốn được làm thêm.

“Thời gian này, công ty thường chỉ làm giờ hành chính, thi thoảng mới được tăng ca. Mỗi khi được tăng ca, tôi luôn là người đăng ký đầu tiên để được đi làm.

“Đói thì đầu gối phải bò, nên tôi đành cố gắng thôi” - chị Thoa chia sẻ.

Đi tăng ca, ngoài được thêm tiền, chị còn được ăn bữa tối, tiết kiệm được một khoản tiền. Đó cũng là một trong những động lực để chị có gắng đi làm thêm nhiều hơn, nếu có cơ hội.

Cách đây 1 năm, chị Thoa buộc phải trở về quê khi ông bà ngoại đã lớn tuổi, sức khoẻ suy giảm, không thể trông nuôi cháu được nữa. “Về quê, tôi tiếp tục làm công nhân may, nhưng thu nhập giảm đi, chỉ còn khoảng 4 triệu đồng/tháng. Dù vậy, tôi cần phải ở gần con để chăm sóc, nuôi nấng cháu. Cháu đã xa mẹ quá lâu rồi” - chị Thoa tâm sự.

Cuối tháng cạn tiền  

Chị Nguyễn Thị Ca, công nhân may tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng có hoàn cảnh rất khó khăn. Chồng chị bị ảnh hưởng chất độc da cam, mất khả năng lao động. Trang trải của cả gia đình trông chờ vào những đồng tiền làm công nhân của chị.

Nếu đi làm bình thường, đủ công, thu nhập của chị Ca là khoảng 4,2 triệu đồng/ tháng. Nhưng thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty ít việc làm, chị chỉ đi làm giờ hành chính, nên thu nhập giảm xuống chỉ còn 3,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập khiến nữ công nhân năm nay đã 41 tuổi này thêm chật vật.

Vợ chồng chị Ca có 1 cháu, năm nay lên lớp 9. “Riêng tiền học thêm đã chiếm một khoản tiền lớn, nhưng vì tương lai của cháu nên tôi cố gắng nhịn ăn, nhịn mặc để lo cho cháu. Năm cuối cấp, nên cháu học thêm rất nhiều, 1 tháng hết khoảng 1 triệu đồng học thêm” - chị Ca chia sẻ.

Đồng lương thấp, trong khi có rất nhiều thứ phải trang trải, khiến nữ công nhân may này nhiều khi cuối tháng phải vay mượn của anh em, bạn bè, chờ đến đầu tháng khi có lương thì trả lại. Thu nhập ít ỏi, chị tằn tiện mọi thứ chi cho bản thân mình, nhưng vẫn luôn cố gắng có những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho con và gia đình mình.

Theo khảo sát của Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), hiện nay, nhóm thu nhập của cả gia đình công nhân dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 4,5%; từ 5-7 triệu đồng chiếm 20,4%; 7-10 triệu đồng chiếm 45,4% và trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 29,8%. Đa số công nhân thuộc nhóm thu nhập dưới 10 triệu đồng phải chi tiêu tằn tiện và cần sự giúp đỡ từ những nguồn khác như đi vay mượn để chi tiêu, hỗ trợ của người thân, hỗ trợ của tổ chức công đoàn.

Nhiều trường hợp cũng cho biết đang trong giai đoạn khó khăn, không đủ chi tiêu hoặc có tháng đủ, tháng không. Điều này thể hiện đời sống gia đình công nhân lao động hiện nay đa số chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hoặc phải chi tiêu tằn tiện thì mới đủ sống - đại diện Vụ Gia đình cho biết.

Cũng theo khảo sát của Vụ Gia đình, cha mẹ thường phải đi làm, mặt khác nhiều DN vì yêu cầu về sản phẩm, nên nhiều trường hợp phải đi làm tăng ca, dẫn đến ít có thời gian quan tâm chăm sóc, vui chơi cùng con cái, đã làm cho các mối quan hệ trong gia đình thiếu bền chặt, con cái bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, người LĐ ít có thời gian rảnh rỗi, nên đời sống văn hóa, tinh thần hoạt động luyện tập thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ hạn chế; tình trạng bất bình đẳng giới, tình trạng gia đình mẹ đơn thân, khó khăn trong đại dịch COVID-19, bạo lực gia đình, tình trạng CN mắc nợ xấu, tín dụng đen, nghèo khó…

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Nữ công nhân Hải Dương có 11 người thân là F0 được nhận hỗ trợ

Diệu Thuý (LĐLĐ tỉnh Hải Dương) |

Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương vừa tổ chức trao hỗ trợ cho 126 đoàn viên, người lao động Công ty TNHH May mặc Quốc tế Phú Nguyên (Nam Sách) có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong đợt dịch lần thứ 4.

Nữ công nhân xa nhà: Tăng ca vất vả nhưng vẫn vui

Minh Hương |

Rời xa gia đình đi làm công ty, công nhân đều mong có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn. Do vậy, dù phải tăng ca đến tối muộn, họ vẫn cảm thấy vui vì có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

LĐLĐ tỉnh Kon Tum: Bàn giao 2 “Mái ấm Công đoàn” cho nữ công nhân

Minh Hòa |

Đại diện Ban chỉ đạo Quỹ "Mái ấm Công đoàn" thuộc Công đoàn tỉnh Kon Tum và LĐLĐ huyện Sa Thầy vừa tổ chức nghiệm thu, bàn giao hai ngôi nhà “Mái ấm Công đoàn” cho gia đình nữ đoàn viên công đoàn khó khăn về nhà ở. Tổng kinh phí xây dựng hai ngôi nhà do Công đoàn hỗ trợ là 95 triệu đồng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nữ công nhân Hải Dương có 11 người thân là F0 được nhận hỗ trợ

Diệu Thuý (LĐLĐ tỉnh Hải Dương) |

Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương vừa tổ chức trao hỗ trợ cho 126 đoàn viên, người lao động Công ty TNHH May mặc Quốc tế Phú Nguyên (Nam Sách) có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong đợt dịch lần thứ 4.

Nữ công nhân xa nhà: Tăng ca vất vả nhưng vẫn vui

Minh Hương |

Rời xa gia đình đi làm công ty, công nhân đều mong có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn. Do vậy, dù phải tăng ca đến tối muộn, họ vẫn cảm thấy vui vì có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

LĐLĐ tỉnh Kon Tum: Bàn giao 2 “Mái ấm Công đoàn” cho nữ công nhân

Minh Hòa |

Đại diện Ban chỉ đạo Quỹ "Mái ấm Công đoàn" thuộc Công đoàn tỉnh Kon Tum và LĐLĐ huyện Sa Thầy vừa tổ chức nghiệm thu, bàn giao hai ngôi nhà “Mái ấm Công đoàn” cho gia đình nữ đoàn viên công đoàn khó khăn về nhà ở. Tổng kinh phí xây dựng hai ngôi nhà do Công đoàn hỗ trợ là 95 triệu đồng.