Giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn (Hà Nội):

Sốc vì vẫn phải thi tuyển viên chức

HUYÊN NGUYỄN - ĐỨC THÀNH |

Không còn vui mừng chào đón ngày 20.11 như mọi năm, những ngày cận kề ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay với cô giáo Minh Tân (giáo viên Trường THCS Đông Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) là chuỗi những đấu tranh, giằng xé tư tưởng, đan xen những cảm xúc bế tắc. Cô Tân do dự không dám đến dự lễ kỷ niệm bởi sợ đây là ngày 20.11 cuối cùng với nghề giáo viên.

Thấp thỏm lo âu

Những ngày qua, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân (sinh năm 1975) vẫn tiếp tục gắn bó với những tiết dạy tại Trường THCS Đông Xuân. 23 năm gắn bó với nghề, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ cô cảm thấy quãng thời gian thấp thỏm, lo âu, thậm chí là sốc như thời gian qua.

“Lòng tin của chúng tôi biết đặt vào đâu được bây giờ khi thời gian qua cứ mòn mỏi chờ đợi, hy vọng rồi lại thất vọng. Ngày 15.11 vừa qua, lúc 15h30, giáo viên hợp đồng ở Hà Nội nhận văn bản tạm dừng thi, xét tuyển dụng viên chức thì mừng lắm, tôi nhận được bao nhiêu lời chúc của đồng nghiệp, có hy vọng cho công việc của mình. Thế nhưng đến 18h30 lại nhận được thông tin vẫn thi tuyển vòng 2 bình thường. Tôi sốc! Sốc thực sự! Cơ hội với mình không còn nữa!”, nữ giáo viên tâm sự.

Vân vê từng trang giáo án đặt ngay ngắn trên bàn, cô giáo Tân tiếp tục: “Bây giờ buồn lắm, gần đến 20.11 còn buồn hơn. Tôi nghĩ đây là ngày 20.11 cuối cùng của đời mình khi trước đó có thông báo từ ngày 1.1.2020 bị chấm dứt hợp đồng. Hiệu trưởng cũng hỏi han, động viên, nhưng tôi chẳng biết có đến dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới nữa hay không. Đến nhìn đồng nghiệp, học trò lại nghĩ thân phận mình, tôi sợ mình sẽ không chịu được”.

Đây không chỉ là tâm trạng, cảm xúc của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân mà có lẽ đang là tâm trạng của nhiều người.

Chia sẻ với Báo Lao Động trong tâm trạng chán chường, giáo viên P. - một trong số hàng trăm giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn cho biết bản thân đang cố kìm chế cảm xúc, suy nghĩ để học trò không thấy sự chán nản và những bất lực của thầy cô đang hằng ngày dạy các em về những điều tốt đẹp, về niềm tin và sự công bằng trong cuộc sống.

“Chúng tôi đã quá quen với cảm giác “lên voi, xuống chó” rồi. Chúng tôi bị tôi luyện trong cảm giác hy vọng và thất vọng quá nhiều nên bây giờ chẳng biết cảm xúc của mình như thế nào nữa”, giáo viên này nói.

Hy vọng mong manh

Dù bày tỏ nỗi buồn đến tận sâu thẳm nhưng nhiều giáo viên vẫn mong chờ sẽ nhận được kết thúc tốt đẹp, dù mong manh. Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân chia sẻ: “Hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn với mình khi Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nói sẽ cho phép xét đặc cách và Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng hứa là sẽ giải quyết. Tôi vẫn mong muốn có hướng mở cho mình.

Đã 44 tuổi, bước sang năm thứ 23 gắn bó với nghề cầm phấn, đứng trên bục giảng, nếu không làm giáo viên tôi cũng không biết làm nghề gì khác. Tôi đi hỏi ướm mấy chỗ làm công nhân thì người ta nói quá tuổi, đi xin một vài nơi thì không có tay nghề nên cũng khó sắp xếp việc. Có chút hy vọng nhưng mong manh lắm”.

Quy định muộn màng

Ngày 5.11,2019, Bộ Nội vụ ban hành văn bản số 5378/BNV-CCVC về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước.

Theo ông Chu Văn Long - Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở GDĐT Nghệ An, đối tượng để tuyển dụng đặc cách theo văn bản 5378 nói trên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GDĐT là không còn, nếu có chỉ có ở cấp huyện. Nguyên nhân, do từ mấy năm trước, UBND tỉnh Nghệ An đã ra chỉ thị yêu cầu chấm dứt hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Mặt khác, theo ông Long, việc tuyển đặc cách giáo viên sẽ gặp khó khăn do hầu như không còn chỉ tiêu biên chế. Các trường hợp có chỉ tiêu thì các địa phương đều đã tiến hành tuyển dụng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết tại địa phương không còn trường hợp giáo viên nào hợp đồng từ trước năm 2015 để xét tuyển đặc cách, vì địa phương đã thực hiện chỉ đạo của tỉnh, tiến hành tuyển dụng vào biên chế hoặc chấm dứt hợp đồng. Đây cũng là thực trạng chung tại nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An. Vì vậy, theo một số nhà quản lý giáo dục, văn bản 5378 của Bộ Nội vụ ra đời có phần muộn màng so với thực tế. Văn bản 5375 cũng bất cập là không hướng dẫn xử lý đối với trường hợp số lượng ứng viên đủ điều kiện xét tuyển đặc cách lớn hơn so với chỉ tiêu biên chế. QUANG ĐẠI

HUYÊN NGUYỄN - ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Vì sao Hà Nội ra 2 văn bản trái ngược về tuyển dụng giáo viên hợp đồng?

Bích Hà |

Trong cùng một ngày, giáo viên của Hà Nội hoang mang vì hai văn bản của Hà Nội về vấn đề tuyển dụng với giáo viên hợp đồng.

Bộ Nội vụ có công văn yêu cầu tuyển dụng đặc cách với giáo viên hợp đồng

Đặng Chung |

Bộ Nội vụ đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ 2015 trở về trước.

256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn lại thất vọng vì không được đặc cách

Đức Thành |

256 giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn (Hà Nội) đã bày tỏ sự thất vọng khi họ phải thi cùng các đối tượng có hồ sơ dự thi khác, mà không thuộc diện được xét tuyển đặc biệt.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vì sao Hà Nội ra 2 văn bản trái ngược về tuyển dụng giáo viên hợp đồng?

Bích Hà |

Trong cùng một ngày, giáo viên của Hà Nội hoang mang vì hai văn bản của Hà Nội về vấn đề tuyển dụng với giáo viên hợp đồng.

Bộ Nội vụ có công văn yêu cầu tuyển dụng đặc cách với giáo viên hợp đồng

Đặng Chung |

Bộ Nội vụ đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, thực hiện tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ 2015 trở về trước.

256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn lại thất vọng vì không được đặc cách

Đức Thành |

256 giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn (Hà Nội) đã bày tỏ sự thất vọng khi họ phải thi cùng các đối tượng có hồ sơ dự thi khác, mà không thuộc diện được xét tuyển đặc biệt.