Số lao động đi làm việc ở nước ngoài sụt giảm do ảnh hưởng dịch COVID-19

ANH THƯ |

Các đơn vị đã đưa 33.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã đưa 33.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp chỉ cung ứng được 126 lao động.

Một loạt các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc... bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Nhiều đơn hàng tuyển dụng, đợt xuất cảnh lao động đều bị tạm dừng trong 6 tháng đầu năm.

Trước tình hình dịch bệnh, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo tạm dừng tuyển chọn, đào tạo và tổ chức xuất cảnh cho người lao động đến hết tháng 5 và thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh tại các nước tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc, kiểm soát chặt chẽ số lao động xuất cảnh.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thông tin từ các doanh nghiệp cho hay, người sử dụng lao động ở các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận nhiều lao động ta như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc đều muốn tiếp tục nhận lao động để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu sở tại về địa điểm, thời gian cũng như việc giám sát thực hiện cách ly.

Hai quốc gia và vùng lãnh thổ này không áp dụng quy định dừng tiếp nhận lao động nước ngoài nhập cảnh vào làm việc mà vẫn đang tiếp tục mở cửa thị trường cho lao động nước ngoài.

Đối với Nhật Bản, một số ngành nghề đang có nhu cầu cao như trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc người cao tuổi, chế biến suất ăn, thực phẩm... Do phòng dịch nên Nhật Bản hạn chế chính sách nhập cảnh với lao động. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại cho lao động nước ngoài vào tháng 7, tháng 8 năm nay có thể thực hiện, sau khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 25.5 vừa qua.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, xác định trạng thái bình thường mới, từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.

Các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng, chống dịch COVID-19 trong tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Kết hợp đào tạo trực tuyến với lao động chưa thể tập trung đào tạo trực tiếp.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ các doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài, tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 5.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do ảnh hưởng của COVID-19. Đây là những lao động hết hạn hợp đồng không thể gia hạn, ốm đau, thai sản, mất việc làm vì xí nghiệp, chủ sử dụng lao động thu hẹp sản xuất...

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Long An đẩy mạnh xuất khẩu lao động lên gấp 8 lần

Kỳ Quan |

Giai đoạn 2011 – 2019 tỉnh Long An chỉ đưa được hơn 1.200 người đi xuất khẩu lao động, trung bình chỉ hơn 130 người/năm. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Long An quyết tâm đưa ít nhất 1.000 người/năm tham gia xuất khẩu lao động, cao gấp khoảng 8 lần.

Vì sao còn 10 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc?

ANH THƯ |

Nhờ các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, số lượng quận/huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã giảm từ 40 quận/huyện năm 2019 còn 10 quận/huyện năm 2020.

Xuất khẩu sau dịch COVID-19: Cần triển khai nhanh các hình thức kết nối giao thương trực tuyến

Cao Nguyên |

Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua là cơ hội vàng để thế giới biết tới Việt Nam như là một trong những điểm đến an toàn cho đầu tư kinh doanh cũng như đẩy mạnh các hoạt động giao thương thời gian tới. Tuy nhiên, để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác có nhu cầu nhập khẩu cần được triển khai nhanh chóng nhằm mở rộng thị trường cho nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung.

4 khu nghỉ dưỡng cho cuối tuần xanh mát gần Hà Nội

Hà Nguyễn |

Những khu nghỉ dưỡng thiên nhiên gần Hà Nội được nhiều người ưa thích cho dịp cuối tuần khi thời tiết xuân ấm áp với hương sắc của cây cỏ, hoa lá...

Bao giờ VEC hoàn trả đường dân sinh cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi?

Hiếu Anh |

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) cam kết, quý III/2022 sẽ hoàn trả các tuyến đường dân sinh mượn để thi công công trình đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên đến nay, VEC vẫn chưa thực hiện.

Cần Thơ: Dự kiến 4 - 5 tháng nữa mới có đủ vật tư y tế cho điều trị

Phong Linh |

Theo dự kiến, đến khoảng 4 - 5 tháng nữa, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới đảm bảo đủ vật tư y tế cho điều trị.

Xe tải mất lái, húc bay loạt ôtô chạy trên đèo Mimosa

Hữu Long |

Lâm Đồng - Chiếc xe tải mất lái khi đang lưu thông trên đèo Mimosa đoạn từ TP Đà Lạt về hướng TPHCM đã tông liên tiếp vào 3 ôtô chạy trên đường.

Công ty luyện kim đen Thái Nguyên tiếp tục bị dân tố bức tử môi trường

Phùng Minh |

Kể từ khi Công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên đi vào hoạt động cũng là ngần ấy năm, người dân Chí Son phải sống trong cảnh bất an. Không chỉ gây tiếng ồn, khói bụi, những dòng nước đen kịt từ nhà máy luyện gang thép này còn khiến người dân vô cùng bức xúc.

Long An đẩy mạnh xuất khẩu lao động lên gấp 8 lần

Kỳ Quan |

Giai đoạn 2011 – 2019 tỉnh Long An chỉ đưa được hơn 1.200 người đi xuất khẩu lao động, trung bình chỉ hơn 130 người/năm. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Long An quyết tâm đưa ít nhất 1.000 người/năm tham gia xuất khẩu lao động, cao gấp khoảng 8 lần.

Vì sao còn 10 quận, huyện bị tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc?

ANH THƯ |

Nhờ các giải pháp giảm tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, số lượng quận/huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đã giảm từ 40 quận/huyện năm 2019 còn 10 quận/huyện năm 2020.

Xuất khẩu sau dịch COVID-19: Cần triển khai nhanh các hình thức kết nối giao thương trực tuyến

Cao Nguyên |

Việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua là cơ hội vàng để thế giới biết tới Việt Nam như là một trong những điểm đến an toàn cho đầu tư kinh doanh cũng như đẩy mạnh các hoạt động giao thương thời gian tới. Tuy nhiên, để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác có nhu cầu nhập khẩu cần được triển khai nhanh chóng nhằm mở rộng thị trường cho nông sản nói riêng và hàng hóa nói chung.