Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):

Sẵn sàng hỗ trợ sáng kiến trong quản lý khủng hoảng việc làm

Linh Nguyên |

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, điều quan trọng là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần phối hợp với nhau cùng ban hành hướng dẫn cho người sử dụng lao động và Công đoàn trong việc quản lý khủng hoảng việc làm. ILO sẵn sàng hỗ trợ những sáng kiến như vậy.

Thách thức đối với duy trì lực lượng lao động

Theo thống kê của Công đoàn (CĐ) Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng, từ tháng 4.2020, sẽ có khoảng 50.000 lao động (LĐ) các khu công nghiệp (KCN) phải nghỉ chờ việc, nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng… do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Do đó, CĐ Khu kinh tế Hải Phòng đã theo dõi chặt chẽ tình hình việc làm của các doanh nghiệp (DN) để hỗ trợ và tư vấn các giải pháp bảo đảm việc làm, quyền lợi người lao động (NLĐ).

Với cương vị của mình, TS Chang-Hee Lee đánh giá cao hoạt động này của CĐ KKT Hải Phòng. Theo ông, sự chủ động làm việc với các chủ DN của CĐ KKT Hải Phòng để bàn các giải pháp hỗ trợ tiền lương, sắp xếp công việc cho NLĐ trong thời gian dịch bệnh COVID-19 là những cách làm thiết thực giúp làm chậm lại và giảm thiểu cú sốc từ khủng hoảng việc làm. Đồng thời, cách làm này giữ NLĐ và bảo vệ sức khỏe của NLĐ bằng các hình thức phân công công việc đảm bảo sức khỏe.

Báo cáo nhanh mới đây của ILO đã đưa ra những dự báo cập nhật về tình trạng mất việc làm và giảm số giờ làm việc nghiêm trọng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tuy còn quá sớm để đưa ra những dự báo chắc chắn nhưng có một điều rất rõ ràng là hầu hết mọi quốc gia đang phải trải qua một thời kỳ thực sự khó khăn do cả thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II.

Tuần trước, ILO công bố số giờ làm việc trên thế giới sẽ giảm 6,7% trong quý II năm nay, tương đương 195 triệu NLĐ làm việc toàn thời gian. Khoảng 38% lực lượng lao động toàn cầu làm việc trong các lĩnh vực đang chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng, đi kèm với những nguy cơ cao phải sa thải lao động, giảm lương và giờ làm. Trong số đó, các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và các hoạt động kinh doanh, vận tải và giải trí.

Ở Việt Nam, những lĩnh vực này hiện sử dụng hơn 22,1 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của Việt Nam. Không nói rằng tất cả lao động này sẽ bị mất việc mà chỉ nói rằng họ đang làm việc trong những lĩnh vực có rủi ro cao, đang phải đối diện với những thách thức vô cùng lớn để duy trì sự sống còn của doanh nghiệp và duy trì lực lượng lao động.

Sự hỗ trợ cần hướng tới doanh nghiệp nỗ lực giữ NLĐ

Thực tế cho thấy, có những DN không thể tồn tại được do năng suất và khả năng cạnh tranh thấp dù xảy ra khủng hoảng do COVID-19 hay không. Nhưng cũng có những DN “khỏe mạnh” trong điều kiện bình thường và có thể tồn tại lâu nếu họ nhận được sự hỗ trợ khi khủng hoảng do COVID-19 tăng đỉnh điểm nhằm nút lại lỗ hổng về tiền mặt, nguyên liệu thô và sự sụt giảm đột ngột trong nhu cầu, đơn hàng.

Theo TS Chang-Hee Lee, điều này có nghĩa là hỗ trợ của Chính phủ cần nhắm tới các DN có triển vọng tích cực do họ hoạt động năng suất và đổi mới sáng tạo nhưng phải đối mặt với khủng hoảng tạm thời. Chính phủ nên đưa các DN này vào diện đối tượng mục tiêu của các gói hỗ trợ.

Ông cũng nhấn mạnh, Chính phủ nên hướng sự hỗ trợ và các gói trợ giúp tới các DN nỗ lực nhất trong việc giữ NLĐ và giảm thiểu mức độ sa thải bằng các biện pháp như điều chỉnh thời giờ làm việc, chia sẻ công việc, đào tạo tại chỗ, giảm lương có sự tham khảo ý kiến của CĐ và NLĐ. Làm như vậy sẽ khuyến khích DN nỗ lực hết mình trong việc giữ NLĐ và giảm thiểu mức độ sa thải, từ đó làm chậm quá trình sa thải, giảm thiểu cú sốc đối với xã hội mà khủng hoảng gây nên trong khi vẫn duy trì được năng suất của NLĐ cho công cuộc phục hồi nhanh hơn hậu COVID-19.

Linh Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 22.3 đến 1.4 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 22.3.2023 - 1.4.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Triển khai quyết liệt chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới

Thanh Hà |

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các Trưởng Cơ quan đại diện tích cực, chủ động, tập trung và ưu tiên triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại và tuyên truyền, bảo đảm chiến lược thông tin đối ngoại giai đoạn mới sẽ được triển khai quyết liệt ở trên các mặt trận với cách thức mới mẻ, sáng tạo và đạt kết quả tích cực.

Thị trường chứng khoán đang vận động theo diễn biến của khối ngoại

Đức Mạnh |

Thị trường chứng khoán muốn khởi sắc trở lại cần sự đồng thuận của nhiều nguồn lực tham gia. Bên cạnh dòng vốn mới từ khối ngoại thì dòng vốn trong nước cũng rất quan trọng.

Đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

VƯƠNG TRẦN |

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các cá nhân: Đỗ Hữu Ca - nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng; Trương Minh Hiến - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam; Vũ Hữu Song - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam và Nguyễn Đồng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoà Bình.