Rơi nước mắt cảnh công nhân phải tằn tiện từng bữa ăn do dịch

Minh Phương |

Sinh ra từ vùng quê nghèo, học hết cấp 2, nhiều công nhân xa quê đi làm công ty để mưu sinh. Nhưng dù vậy, họ không dám nghĩ đến tương lai, vì lương cầm về ít mà có đến trăm thứ phải lo.

Sinh năm 1998, Thương - hiện là công nhân Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI (Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội).

Thương sinh ra ở một vùng quê nghèo ở Hà Tĩnh, đã vậy, mưa lũ về là mất trắng. Như đợt lũ vừa rồi, Thương mất ngủ vì lo cho gia đình ở nhà. Tuy nhà Thương không bị ngập nhưng mùa màng cũng hư hỏng hết.

Thương - Công nhân Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI đang thuê trọ ở gần nơi làm. Ảnh: M.Phương

Học hết cấp 2, Thương nghỉ ở nhà giúp bố mẹ việc đồng áng, đủ tuổi mới ra Hà Nội xin đi làm công nhân. Mới đó mà đã 3 năm, một mình Thương bám trụ ở thành phố.

Hiện Thương đang thuê trọ ở gần nơi làm, một tháng tính cả điện nước hết 600.000 đồng. Hỏi về thu nhập, Thương thoáng đượm buồn vì dạo này công ty không còn nhiều việc như trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Mỗi ngày, Thương làm việc 8 tiếng, không tăng ca hay làm ca kíp thì cầm về được 5 triệu đồng/tháng. Với số tiền lương đó, Thương chỉ giữ cho mình 2 triệu đồng để đóng tiền nhà và chi phí sinh hoạt, còn lại cô gửi về cho bố mẹ.

Phải tằn tiện lắm, Thương mới duy trì sinh hoạt được với mức chi tiêu 2 triệu đồng mỗi tháng. Quần áo mặc hầu hết được các anh chị trọ trong xóm trọ cho, nấu ăn hằng ngày, cô cùng mọi người nấu cơm chung.

"Tháng nào cũng "đều như vắt tranh", em gửi về cho bố mẹ 3 triệu đồng. Bố mẹ ở quê bệnh tật, không còn sức lao động. Nguồn thu của họ đều trông chờ vào thửa ruộng" - Thương nói.

Thương hiện là lao động chính trong gia đình, sau cô còn có 3 người em đang tuổi ăn, tuổi học.

Gần một năm nay Thương chưa về quê vì là lao động chính trong gia đình, không dám xin nghỉ phép. Ảnh: M.Phương

Chia sẻ về chuyện cá nhân, Thương bảo dù năm nay đã 22 tuổi, độ tuổi này nhiều bạn bè ở quê đã lập gia đình rồi sinh con nhưng cô chưa nghĩ đến chuyện yêu đương.

"Gánh nặng trên vai, đồng lương ít ỏi, em không dám nghĩ tới tương lai sau này mình sẽ trở thành người thế nào hay có lập gia đình hay không. Được tháng nào tốt tháng đó. Hiện em chỉ mong công ty ổn định trở lại để có nhiều việc làm" - Thương bày tỏ.

Gần một năm nay Thương chưa về quê, chỉ còn vài tháng thôi là Tết đến, Thương hy vọng năm nay cũng có lương tháng 13 để mua quà về cho các em...

Một hoàn cảnh cũng nhiều bộn bề lo toan khác là chị Trần Thị Phượng – công nhân Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEI. Chị Phượng quê Hà Tĩnh, đang nuôi con học lớp 3 nhưng đã ly hôn chồng. Ở quê khó xin việc, chị gửi con cho bà ngoại để ra Hà Nội xin làm công nhân.

Ra thành phố không người thân, ban đầu chưa xin được việc làm, chị Phượng cho hay, tiền đóng phòng trọ, tiền học cho con cùng lúc dồn dập kéo đến, chị không biết xoay sở thế nào.

"Khi đó nước mắt chảy dài, nghĩ mà bất lực. Không có tiền đúng là khổ sở, có nhiều lúc trong túi tôi cạn kiệt, bữa ăn chỉ có bát cơm và chén nước mắm" - chị Phượng bày tỏ.

Mới xin vào Cty, lương của chị Phượng chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng, do dịch COVID-19 ảnh hưởng, công ty của chị cũng ít việc nên không được tăng ca.

Với số tiền đó quả là không đủ để chị thu vén cho mình, mẹ già và đứa con. Sau thời gian làm hành chính ở công ty, chị Phượng xin làm giúp việc cho nhà người dân gần đó. Hôm nào cũng vậy, “đầu tắt mặt tối”, 8 giờ sáng bắt đầu công việc đến 21h30.

Nói về dự định tương lai, chị Phượng bảo: “Khó mà có tương lai”!. Mệt mỏi, chị tính chỉ làm ở công ty thêm vài năm nữa rồi cũng về quê.

Minh Phương
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn đem lại hạnh phúc cho 19 cặp đôi công nhân khó khăn

Việt Lâm - Tô Thế |

19 cặp đôi công nhân tại tỉnh Thái Nguyên, mỗi cặp một hoàn cảnh khác nhau, nhưng có một điểm chung ở chỗ: Mặc dù là vợ chồng đã lâu song chưa một lần được diện váy cô dâu, mặc veston lịch lãm bước vào hôn trường, dưới sự chứng kiến của gia đình, người thân, bạn bè…

Ở trọ hơn chục năm, công nhân mong mỏi nhà ở xã hội

Mai Dung |

Gò bó trong căn nhà trọ chật chội hàng chục năm, nhiều công nhân, lao động ở TP.Hải Phòng mong ước tiếp cận nhà ở xã hội để an cư, lập nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, dự án thiết chế Công đoàn, nhà ở cho người lao động chưa được triển khai.

Doanh nghiệp mời bác sĩ về khám sức khỏe "thực sự" cho 700 công nhân

HƯNG THƠ - HOÀNG TUÂN |

Không phải chỉ khám qua loa cho xong chuyện, Cty TNHH Dệt may VTJ Toms dành 3 ngày để tổ chức khám sức khỏe cho 700 người lao động đang làm việc tại đây.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Công đoàn đem lại hạnh phúc cho 19 cặp đôi công nhân khó khăn

Việt Lâm - Tô Thế |

19 cặp đôi công nhân tại tỉnh Thái Nguyên, mỗi cặp một hoàn cảnh khác nhau, nhưng có một điểm chung ở chỗ: Mặc dù là vợ chồng đã lâu song chưa một lần được diện váy cô dâu, mặc veston lịch lãm bước vào hôn trường, dưới sự chứng kiến của gia đình, người thân, bạn bè…

Ở trọ hơn chục năm, công nhân mong mỏi nhà ở xã hội

Mai Dung |

Gò bó trong căn nhà trọ chật chội hàng chục năm, nhiều công nhân, lao động ở TP.Hải Phòng mong ước tiếp cận nhà ở xã hội để an cư, lập nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, dự án thiết chế Công đoàn, nhà ở cho người lao động chưa được triển khai.

Doanh nghiệp mời bác sĩ về khám sức khỏe "thực sự" cho 700 công nhân

HƯNG THƠ - HOÀNG TUÂN |

Không phải chỉ khám qua loa cho xong chuyện, Cty TNHH Dệt may VTJ Toms dành 3 ngày để tổ chức khám sức khỏe cho 700 người lao động đang làm việc tại đây.