Quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường: Cần có cách tính cụ thể và dễ hiểu với công nhân

Kiều Vũ |

Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu được ban hành là sự cần thiết. Tuy nhiên, có những nội dung trong nghị định khiến nhiều người băn khoăn.

Về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Đối với nghị định, về cơ bản, việc điều chỉnh tuổi hưu cần có tầm nhìn dài hạn, lộ trình phù hợp, không tác động đến thị trường lao động và bảo đảm bình đẳng giới theo đúng tinh thần từ năm 2021 mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi hưu. Đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động (NLĐ) được nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn 5 tuổi…

Trao đổi về nội dung tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, bà Trịnh Thanh Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐVN - cho rằng, nghị định cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện Điều 169 BLLĐ 2019 đối với cả 3 trường hợp: Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình đối với NLĐ bình thường; Tuổi nghỉ hưu thấp hơn đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động, làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… và tuổi nghỉ hưu cao hơn đối với NLĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt.

Đối với quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, bà Hằng phân tích: Dự thảo đang quy định chi tiết theo bảng tính cho NLĐ trong từng năm kể từ năm 2021 và áp dụng đối với NLĐ theo tháng, năm sinh là rất cụ thể và thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng thực hiện. Nhưng nếu theo cách tính trong dự thảo, những lao động nữ sinh từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm (kể từ năm 1966 đến 1974) và những lao động nam sinh từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm (kể từ năm 1961 đến 1964) đều bị tính lũy kế về thời gian tăng thêm (cộng hai lần liên tiếp thời gian kéo dài tuổi hưu của mỗi năm).

Ví dụ: Với 2 lao động nữ đều sinh năm 1966 nhưng 1 người sinh tháng 8 và 1 người sinh tháng 9 thì theo BLLĐ 2012 đều nghỉ hưu vào năm 2021, tức là họ phải cộng thêm 4 tháng để nghỉ hưu lúc 55 tuổi 4 tháng.

Nhưng theo cách tính trong dự thảo, lao động nữ sinh tháng 8 năm 1966 sẽ nghỉ hưu lúc 55 tuổi 4 tháng, còn lao động nữ sinh tháng 9 năm 1966 lại bị cộng liên tiếp 2 lần 4 tháng nên đến tháng 5 năm 2022, họ mới được nghỉ hưu lúc 55 tuổi 8 tháng.

Do đó, ban soạn thảo nghiên cứu lại cách tính tuổi nghỉ hưu theo điều kiện lao động bình thường. Bà Hằng cũng đề xuất tính theo cách mỗi năm NLĐ nghỉ hưu tăng thêm so với quy định tại BLLĐ 2012 chỉ cộng thêm 4 tháng với lao động nữ và cộng thêm 3 tháng với lao động nam cho đến khi nữ đủ 60 và nam đủ 62 tuổi.

Nên bổ sung quy định đối với những người hoãn nghỉ hưu

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng là một chuyên gia độc lập. Bà cho rằng, dự thảo nghị định này có 2 nhiệm vụ, gồm: Hướng dẫn Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 sẽ thực hiện vào năm 2021 và tạo tiền đề sửa Luật Bảo hiểm xã hội trong tương lai.

Theo bà Hồng, ở các nước, NLĐ có quyền được hoãn nghỉ hưu, khi hoãn nghỉ hưu sẽ có điểm thưởng. Có nghĩa khi NLĐ nghỉ hưu muộn hơn, họ sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Điều này cũng thể hiện ý nghĩa của việc cống hiến.

Bà Hồng đề xuất, khi xây dựng nghị định, nên bổ sung quy định đối với những người hoãn nghỉ hưu, phải có điểm thưởng để khuyến khích họ.

Bà Hồng chia sẻ: Điều 169 Bộ luật Lao động chỉ quy định nữ điều chỉnh thêm 4 tháng trong 1 năm, nam điều chỉnh 3 tháng trong 1 năm. Vậy tại sao không hướng dẫn, năm 2021 tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, nhưng đến 2024, tuổi nghỉ hưu là 56 tuổi. Như vậy vẫn là tăng 4 tháng/năm nhưng chúng ta thông báo cho NLĐ ngay từ bây giờ. Nguyên tắc này tương tự đối với nam giới. Nếu quy định rõ ràng như vậy sẽ dễ hiểu và nhất là dễ thực hiện hơn nhiều so với bảng lộ trình đang được đưa ra trong dự thảo.

Cùng chung suy nghĩ với chuyên gia độc lập Nguyễn Thị Diệu Hồng, có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại nếu không đưa ra quy định rõ ràng, không ít các doanh nghiệp đông lao động sẽ rất vất vả trong công tác nhân sự vì liên tục phải thực hiện các thủ tục giấy tờ cho công tác tổ chức đối với những NLĐ đến tuổi nghỉ hưu.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc: Cần trả lương gấp đôi, nghỉ hưu sớm

M.Hương |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc, có thể nghỉ hưu sớm so với quy định, 57 tuổi với nam và 55 với nữ. Nhiều bạn đọc đưa ra bình luận xoay quanh đề xuất này.

Tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu: Phải có sự hợp lý cho nghề nặng nhọc, độc hại

Linh Nguyên |

Tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu là vấn đề lớn, liên quan đến quá trình công tác của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là lao động trực tiếp sản xuất trong một số ngành. Vì vậy, có rất nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.

Giáo viên không đủ sức khỏe, có được nghỉ hưu sớm?

nam dương |

Bạn đọc có email trucvoxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Mẹ tôi năm nay 46 tuổi, là giáo viên mầm non, đã đóng bảo hiểm xã hội được 26 năm 5 tháng. Mẹ tôi mổ cột sống được 3 năm nhưng hiện nay do sức khoẻ yếu nên 3 tuần phải đi tái khám 1 lần. Mẹ tôi muốn xin nghỉ dạy hưởng lương hưu trong năm 2020 thì có được không? Nếu được thì sẽ hưởng trợ cấp và lương hưu như thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc: Cần trả lương gấp đôi, nghỉ hưu sớm

M.Hương |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc, có thể nghỉ hưu sớm so với quy định, 57 tuổi với nam và 55 với nữ. Nhiều bạn đọc đưa ra bình luận xoay quanh đề xuất này.

Tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu: Phải có sự hợp lý cho nghề nặng nhọc, độc hại

Linh Nguyên |

Tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu là vấn đề lớn, liên quan đến quá trình công tác của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là lao động trực tiếp sản xuất trong một số ngành. Vì vậy, có rất nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu.

Giáo viên không đủ sức khỏe, có được nghỉ hưu sớm?

nam dương |

Bạn đọc có email trucvoxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Mẹ tôi năm nay 46 tuổi, là giáo viên mầm non, đã đóng bảo hiểm xã hội được 26 năm 5 tháng. Mẹ tôi mổ cột sống được 3 năm nhưng hiện nay do sức khoẻ yếu nên 3 tuần phải đi tái khám 1 lần. Mẹ tôi muốn xin nghỉ dạy hưởng lương hưu trong năm 2020 thì có được không? Nếu được thì sẽ hưởng trợ cấp và lương hưu như thế nào?