Quay quắt tăng ca, mệt mỏi chăm lo con cái

HÀ ANH CHIẾN |

Để có thêm thu nhập, nhiều công nhân tại tỉnh Đồng Nai phải tập trung tăng ca, bỏ lại phía sau là con cái họ trong các khu nhà trọ thiếu sự quan tâm và chăm sóc.

Đã từng chia sẻ với chúng tôi trường hợp như vậy là anh Nguyễn Văn Trung (26 tuổi), cùng vợ là chị Hoàng Thị Lan (25 tuổi, cùng quê Thanh Hóa) làm việc cho một Cty dệt may FDI ở Đồng Nai, thuê nhà trọ sinh sống tại P.Long Bình, TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Vợ chồng anh Trung có 2 con, đứa trai lớn 4 tuổi, gửi về nhà nội ở Thanh Hóa; bé gái thứ mới 2 tuổi, sống chung với ba mẹ, chưa đi trẻ.

Hai vợ chồng anh Trung ngoài tiền lương còn phải cố gắng tăng ca thì được khoảng 8 triệu đồng/tháng/người, cả 2 vợ chồng được khoảng 16 triệu đồng/tháng. Với mức này, để nuôi thêm 2 con nhỏ, gia đình anh Trung chỉ đủ chi tiêu chắt bóp cho các khoản: Thuê nhà, tiền gửi về quê cho ông bà nuôi đứa con đầu, chi ăn uống cho con thứ hai và rất nhiều khoản chi lặt vặt khác.

“Nếu tiết kiệm lắm thì dư khoảng 1- 1,5 triệu đồng/tháng” - anh Trung nói.

Việc tăng ca đối với vợ chồng anh Trung đã là bắt buộc, thời gian của hai vợ chồng chủ yếu là ở trong nhà máy, do đó đứa con trai đầu của anh chị phải gửi ở nhà trẻ tư nhân gần khu nhà trọ, khiến cháu thường xuyên bị ốm, người rất yếu, sau đó anh Trung buộc phải đưa cháu về quê.

Anh Trung chia sẻ thêm: “Cuộc sống 2 vợ chồng với 2 đứa con, nếu không tăng ca thì sẽ rất khó, không đủ chi tiêu, nên bọn em phải cố gắng”.

Vừa phải tăng ca để thêm thu nhập, vừa phải chăm con, vợ chồng anh Trung phải thay nhau chăm sóc con nhỏ, vợ làm ca ngày, chồng làm ca đêm. Mỗi buổi sáng, chị Lan đi làm khi trời còn chưa sáng tỏ, để con một mình ở nhà trọ, lúc hơn 6 giờ sáng chồng đi làm về, tiếp quản. Nếu giờ chị Lan đi làm mà bé thức dậy thì phải gửi sang nhà hàng xóm, đợi anh Trung về đón sau.

Cả 2 vợ chồng đều đi làm và tăng ca nên ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm con, ảnh hưởng đến sức khoẻ của hai vợ chồng. Chị Lan đi làm ca ngày, sau đó về giữ con; anh Trung đi làm ca đêm, ban ngày ở nhà giữ con.

Lo cho con đã khổ thế, còn hai vợ chồng anh Trung hầu như không gặp nhau vào các ngày làm việc trong tuần, chỉ gặp nhau được vào ngày chủ nhật. Việc tăng ca nhiều cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của anh Trung, do anh phải đứng liên tục suốt ca để theo máy, nhưng với mức lương thấp thì việc tăng ca là tất yếu để trang trải cuộc sống gia đình.

Chia sẻ trên về cuộc sống của anh Trung cũng là hoàn cảnh chung cho nhiều gia đình công nhân đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Chị Lâm Như Huyền (24 tuổi, quê Cà Mau), đã làm công nhân ở Đồng Nai được 9 năm cho một Cty mây tre đan của Việt Nam và đã có gia đình gồm 2 con nhỏ (2 tuổi và 3 tuổi). Chị Huyền phải gửi cháu nhỏ về nhờ ông bà ngoại nuôi dưỡng, hai vợ chồng chỉ nuôi cháu lớn nhưng khi đi làm phải gửi con cho nhà trẻ tư nhân chăm sóc.

Chị Huyền nói: “Hiện nay vợ chồng em không tăng ca, thu nhập cả hai vợ chồng chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng, không đủ để chi tiêu trong gia đình. Vì vậy trong thời gian từ tháng 6 hằng năm trở đi là thời gian Cty có nhu cầu tăng ca, hai vợ chồng phải cố gắng tăng ca thêm mỗi ngày 4 tiếng để kiếm thêm thu nhập. “Nếu tăng ca đầy đủ, mỗi tháng em có thể kiếm thêm được 2 triệu đồng, nếu tằn tiệm thì có thể dư được một chút để tiết kiệm” – Huyền chia sẻ.

Kết lại, chị Huyền cũng như anh Trung và nhiều công nhân khác ở Đồng Nai đều mong muốn cho rằng: Nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ là muốn tăng mức lương tối thiểu - một mức lương có thể đáp ứng được các chi tiêu cơ bản - thì cuộc sống của họ sẽ đỡ vất vả, NLĐ sẽ ít phải tăng ca hơn, có thời gian hơn để lo cho con cái và hạnh phúc gia đình…

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Cần xác định cơ cấu lương thực - phi lương thực phù hợp hơn

QUẾ CHI thực hiện |

Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) diễn ra vừa qua, trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 là 8% (từ 220.000 - 330.000 đồng theo từng vùng), đại diện giới sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không tăng; còn Bộ phận kỹ thuật HĐTLQG đưa ra các phương án:

Đoàn viên, người lao động tỉnh Hải Dương: Đề nghị tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng

VIỆT LÂM |

Sáng 17.7, dự Đại hội XVIII Công đoàn tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2018 - 2023, các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và Nguyễn Mạnh Hiển - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cùng đánh giá, trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, các cấp công đoàn (CĐ) tỉnh Hải Dương tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động (NLĐ). 243 đại biểu đại diện cho 27 vạn cán bộ CĐ, đoàn viên, NLĐ trong tỉnh tham dự đại hội.

Năm 2019, phải tăng lương tối thiểu là lẽ đương nhiên

PGS-TS VŨ QUANG THỌ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN |

Đại diện bên người lao động - Tổng LĐLĐVN - (hôm 12.7) đã tổ chức công bố toàn bộ kết quả khảo sát tiền lương - thu nhập - đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) với quy mô mẫu phiếu hỏi là trên 3.000 ở 150 doanh nghiệp, đại diện cho các loại hình: Doanh nghiệp (DN) nhà nước, cổ phần hóa, DN dân doanh, DN FDI và trải trên cả 4 vùng lương, tại 25 tỉnh, thành phố, ngành T.Ư có đông CNLĐ. 

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lương tối thiểu vùng năm 2019: Cần xác định cơ cấu lương thực - phi lương thực phù hợp hơn

QUẾ CHI thực hiện |

Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia (HĐTLQG) diễn ra vừa qua, trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 là 8% (từ 220.000 - 330.000 đồng theo từng vùng), đại diện giới sử dụng lao động là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất không tăng; còn Bộ phận kỹ thuật HĐTLQG đưa ra các phương án:

Đoàn viên, người lao động tỉnh Hải Dương: Đề nghị tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng

VIỆT LÂM |

Sáng 17.7, dự Đại hội XVIII Công đoàn tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2018 - 2023, các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Bùi Văn Cường - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và Nguyễn Mạnh Hiển - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cùng đánh giá, trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, các cấp công đoàn (CĐ) tỉnh Hải Dương tập trung thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động (NLĐ). 243 đại biểu đại diện cho 27 vạn cán bộ CĐ, đoàn viên, NLĐ trong tỉnh tham dự đại hội.

Năm 2019, phải tăng lương tối thiểu là lẽ đương nhiên

PGS-TS VŨ QUANG THỌ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN VÀ CÔNG ĐOÀN |

Đại diện bên người lao động - Tổng LĐLĐVN - (hôm 12.7) đã tổ chức công bố toàn bộ kết quả khảo sát tiền lương - thu nhập - đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) với quy mô mẫu phiếu hỏi là trên 3.000 ở 150 doanh nghiệp, đại diện cho các loại hình: Doanh nghiệp (DN) nhà nước, cổ phần hóa, DN dân doanh, DN FDI và trải trên cả 4 vùng lương, tại 25 tỉnh, thành phố, ngành T.Ư có đông CNLĐ.