Quá khó khăn, nhiều lao động không thể về quê đón Tết

Đức Văn |

Nhiều công nhân, lao động tại tỉnh Long An không ngần ngại chia sẻ: “Dịch bệnh kéo dài thời gian qua, ngay cả tiền nhà trọ, điện nước cũng không xoay xở được, thì nghĩ gì đến Tết”.

Không nghĩ đến khoản thưởng Tết

Chị Nguyễn Thị Hường, công nhân Công ty TNHH MTV IS ViNa (huyện Đức Hòa) tâm sự: “Em mới đi làm lại được chưa đầy 1 tháng nay. Nói chung vừa mừng vừa lo. Mừng vì sẽ có thu nhập trang trải cuộc sống, lo vì nguy cơ nhiễm dịch bệnh hiện vẫn tiềm ẩn dù bản thân đã được chích 2 mũi vaccine. Còn chuyện Tết này thế nào ư? Nói thật là bây giờ em cũng chưa nghĩ tới”.

Anh Nguyễn Văn Lý, quê ở Quảng Nam, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thuận Đạo (huyện Bến Lức) chia sẻ, mấy tháng liền nghỉ dịch nên anh không có thu nhập, cũng may được chủ nhà trọ miễn cho 2 tháng nhà trọ. Dự định Tết 2022 này anh sẽ về quê đoàn tụ với gia đình, nhưng tình hình khó khăn do dịch nên anh cũng đang suy nghĩ, cân nhắc.

“Tôi cũng rất mong mỏi, Tết này công ty sẽ có chính sách hỗ trợ, thưởng Tết cho công nhân. Nhưng với tình hình khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh thì tôi cũng không kỳ vọng nhiều. Khả năng năm nay tôi sẽ tiếp tục không về quê ăn Tết” - anh Lý thở dài.

Đó cũng là tình cảnh chung của nhiều công nhân xa quê đang làm việc ở địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, dù tình hình dịch bệnh ở Long An đã được kiểm soát, các nhà máy, xí nghiệp đã hoạt động trở lại, công nhân vui mừng vì có việc làm, nhưng cũng canh cánh nỗi lo khi dịch COVID-19 vẫn luôn tiềm ẩn một cách khó lường.

Thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán Nhâm Dần kề cận, câu hỏi Tết này sẽ ra sao, về quê đoàn viên với gia đình hay ở lại nơi tạm trú, năm nay không biết lương, thưởng thế nào?... là nỗi trăn trở của nhiều người lao động, nhất là với những người xa quê.

Chủ động chăm lo đoàn viên, NLĐ

Năm 2021 là một năm tất bật của các cấp Công đoàn ở Long An khi đây là địa phương có tình hình dịch COVID-19 phức tạp nhất khu vực ĐBSCL. Trước đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, Long An có khoảng 13.483 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với khoảng 370.000 lao động. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tỉnh chỉ còn khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động, trong đó có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” với hơn 42.000 lao động.

Đồng hành với công nhân, người lao động, Công đoàn các cấp trong tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động và sử dụng kinh phí công đoàn, ngân sách và vận động các nguồn xã hội hóa chăm lo cho người dân. Đến nay, đã hỗ trợ đoàn viên, người lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh với tổng giá trị tính ra tiền là hơn 120 tỉ đồng.

Đặc biệt, từ giữa tháng 9.2021, tỉnh Long An đã xác định thích ứng an toàn với dịch bệnh nên đến nay đa số các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với trạng thái bình thường mới. Để người lao động trở lại nhà máy, xí nghiệp làm việc, Công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, đồng thời cũng đề xuất doanh nghiệp có các cơ chế, chính sách để giữ chân, thu hút người lao động. Mặt khác kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm và tham gia giải quyết, hỗ trợ công nhân, lao động bảo vệ các quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật.

Từ giữa tháng 11.2021, LĐLĐ tỉnh Long An đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai, tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán 2022 cho công nhân, người lao động với chủ đề  “Tết Sum vầy - Xuân Bình an” với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”.

Theo bà Lê Thị Thu Cúc - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - kế hoạch đã được triển khai đến Công đoàn các cấp để quan tâm thực hiện. Trong đó ưu tiên hỗ trợ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng dịch COVID-19, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo; đoàn viên, NLĐ thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán; đoàn viên, NLĐ không về quê đón Tết.

Mặt khác, ngay từ thời điểm này, Công đoàn các cấp chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết; kịp thời phát hiện và có các giải pháp đảm bảo quyền lợi của NLĐ ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng các nội dung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ trong dịp Tết. Các cấp Công đoàn cũng chủ động nắm số lượng công nhân, NLĐ có nhu cầu về quê nghỉ Tết để qua đó xem xét thực hiện, tổ chức các hình thức hỗ trợ đưa NLĐ về quê ăn Tết đảm bảo đúng đối tượng, chu đáo, an toàn.

Bà Trần Thị Hằng - Giám đốc Công ty Kachi-H đóng tại TP.Tân An - cho biết, sau thời gian ngưng hoạt động do dịch, đã hoạt động bình thường trở lại hơn 1 tháng nay. Tất cả công nhân đều đã được tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Những lô hàng sản xuất ra cũng được cung cấp ra thị trường, bước đầu có nguồn thu trở lại. Còn hơn 2 tháng đến Tết Nguyên đán 2022, mặc dù công ty cũng đang khá khó khăn nhưng ngay từ bây giờ, chúng tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc chăm lo Tết cho công nhân. Bản thân tôi cũng thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh của công nhân để có những động viên, hỗ trợ kịp thời.

Đức Văn
TIN LIÊN QUAN

Long An từ đứng đầu thành thấp nhất Miền Tây về COVID-19

Kỳ Quan |

LONG AN - Từng là tỉnh bị dịch COVID-19 (đợt thứ 4) bùng phát nặng nề nhất khu vực ĐBSCL, thường xuyên nằm trong nhóm 4 địa phương có số ca nhiễm cao nhất nước. Bằng nhiều nỗ lực, Long An đã dần kiểm soát được dịch bệnh, hiện là tỉnh có số ca nhiễm hàng ngày thấp nhất khu vực.

Long An đặt mục tiêu có 10 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2025

An Long |

Long An - Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, tỉnh Long An đã có kế hoạch đào tạo phát triển thêm nhiều nguồn nhân lực y tế để nâng cao chất lượng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tỉnh này đặt mục tiêu đến năm 2025 có 1.900 bác sĩ, đạt tỉ lệ 10 bác sĩ/10.000 dân.

600ha đất công nghiệp Long An đang đón nhà đầu tư

AN LONG |

Trong số các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Long An đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư hiện vẫn còn đang có sẵn khoảng 600ha đất công nghiệp đang chờ đón nhà đầu tư.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Long An từ đứng đầu thành thấp nhất Miền Tây về COVID-19

Kỳ Quan |

LONG AN - Từng là tỉnh bị dịch COVID-19 (đợt thứ 4) bùng phát nặng nề nhất khu vực ĐBSCL, thường xuyên nằm trong nhóm 4 địa phương có số ca nhiễm cao nhất nước. Bằng nhiều nỗ lực, Long An đã dần kiểm soát được dịch bệnh, hiện là tỉnh có số ca nhiễm hàng ngày thấp nhất khu vực.

Long An đặt mục tiêu có 10 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2025

An Long |

Long An - Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, tỉnh Long An đã có kế hoạch đào tạo phát triển thêm nhiều nguồn nhân lực y tế để nâng cao chất lượng, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tỉnh này đặt mục tiêu đến năm 2025 có 1.900 bác sĩ, đạt tỉ lệ 10 bác sĩ/10.000 dân.

600ha đất công nghiệp Long An đang đón nhà đầu tư

AN LONG |

Trong số các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Long An đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư hiện vẫn còn đang có sẵn khoảng 600ha đất công nghiệp đang chờ đón nhà đầu tư.