MẶT TRÁI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG:

“Phù phép” người khuyết tật đi chữa bệnh, mất tích rồi... tử vong!

QUANG ĐẠI - VIỆT LÂM |

Tại Nghệ An, một phụ nữ 53 tuổi, bị khuyết tật nặng được “phù phép” thành người khác, trẻ hơn 14 tuổi, đảm bảo đủ sức khỏe để đi Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình. Điều đặc biệt nghiêm trọng là khi sang xứ người bà Trần Thị Bình 53 tuổi đã tử vong chưa rõ nguyên nhân, đến nay đã gần 1 năm, thân nhân chưa nhận được thi thể.

Đi chữa bệnh, mất tích rồi… tử vong!

Khi nhận được thông tin về trường hợp tử vong của bà Bình bị tử vong bên Saudi Arabia từ Group “Cộng Đồng Người Việt Tại Ả Rập Xê Út” trên Facebook… Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, bởi theo quy định của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ LĐTBXH) thì LĐ đi làm nghề giúp việc gia đình tại Saudi Arabia phải trong độ tuổi từ đủ 21 đến 47 tuổi, có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên, có nhu cầu và khả năng làm việc phù hợp với đặc thù công việc giúp việc gia đình tại Saudi Arabia, có đủ sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài theo quy định, không có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, thấp khớp...

Vậy, bằng cách nào mà bà Bình, 1 người khuyết tật lại được “hoàn thiện” hết các giấy tờ sức khỏe, hồ sơ, hộ chiếu để đi xuất khẩu lao động?!

Để làm rõ những thông tin liên quan đến bà Trần Thị Bình, PV Báo Lao Động đã tới xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An - nơi con trai bà Bình đang sinh sống - xác minh sự việc.

Sau gần 1 năm sự việc đau lòng xảy ra, anh Đinh Văn Chính - con trai bà Bình - vẫn không thể nguôi ngoai, đau khổ. Anh Chính cho biết, mẹ anh là Trần Thị Bình, sinh năm 1963, là người khuyết tật, bị viêm tắc tĩnh mạch gây lở loét ở 2 chân, đi lại khó khăn… do đó bà được hưởng chế độ trợ cấp mỗi tháng 270.000 đồng từ Nhà nước!

“Vào tháng 7.2016, mẹ có nói là đi Hà Nội chữa bệnh, nên tôi đưa cho mẹ 6 triệu đồng. Sau thời điểm đó, gia đình không có tin tức gì của mẹ. Tôi rất hoang mang, lo sợ và liên hệ toàn bộ họ hàng và những nơi mẹ tôi hay đến chơi hoặc điều trị, nhưng vẫn không có tin tức gì!” - anh Chính đau khổ cho biết.

Đến tháng 5.2017, thấy mẹ đi mãi mà không liên lạc được, anh Chính lục tìm những giấy tờ mà bà Bình cất giữ ở nhà thì phát hiện 1 hộ chiếu số hiệu B7158530, mang tên Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, nhưng lại mang ảnh của bà Trần Thị Bình! Kèm với quyển hộ chiếu thì có giấy tờ của 1 Cty, sau đó, anh Chính gọi đến thì được thông báo: Mẹ anh (mang tên Vương Thị Hoài Thu để đi xuất khẩu lao động - PV), đã tử vong!

Bà Bình đang hưởng chế độ người khuyết tật nặng.
Bà Bình đang hưởng chế độ người khuyết tật nặng.

Thi hài NLĐ vẫn ở Saudi Arabia

Quá bàng hoàng sau khi nhận được thông tin mẹ đi xuất khẩu lao động và bỏ mạng nơi xứ người, tháng 5.2017, anh Chính ra Hà Nội, tìm đến Công ty cổ phần xây dựng nhân lực Gia Vi (Cty Gia Vi), địa chỉ: Số 01, BT2, Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP.Hà Nội để xác minh thông tin.

Anh Chính cho biết, tại Hà Nội, phía Cty cung cấp cho tôi 1 bản hợp đồng đưa người đi giúp việc gia đình nước ngoài ký ngày 2.8.2016, giữa Cty Gia Vi và người lao động là Vương Thị Hoài Thu.

“Tôi rất ngạc nhiên, bởi chữ ký, chữ viết là của mẹ, nhưng ngày, tháng, năm sinh và tên tuổi thì không đúng! Tên người trong hợp đồng là Vương Thị Hoài Thu, sinh ngày 29.11.1977; hộ khẩu ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An. Đại diện Cty đã thông báo cho tôi về nguyên nhân cái chết của mẹ là “sự cố lao động” vào ngày 3.4.2017 và phía Cty đề nghị phương án sẽ hỏa thiêu, đưa tro cốt về nước.

Tôi nghĩ rằng có sự nhầm lẫn vì mẹ tôi không thể nào đi XKLĐ được do bản thân mẹ bị khuyết tật, đang phải điều trị, có sự sai sót về tên tuổi và ngày, tháng, năm trong hợp đồng… Với những căn cứ trên, tôi đề nghị phía Cty phải đưa sang Saudi Arabia để nhận dạng, nhưng phía Cty khẳng định, người chết là mẹ tôi và không đồng ý đưa tôi đi Saudi Arabia và yêu cầu muốn đưa thi hài của mẹ về nước thì phải hỏa thiêu” - anh Chính cho biết.

Theo anh Chính, ngày 28.7.2017, ông Vi Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Cty Gia Vi - đã vào làm việc với gia đình anh Chính và ký bản cam kết với nội dung sẽ cùng các cơ quan chức năng đưa thi hài của lao động về nước; thi hài mang tên Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, có tên thật là Trần Thị Bình, sinh năm 1963. Cty cam kết chịu mọi phí tổn và hỗ trợ gia đình một phần kinh phí làm ma chay. Trong cam kết nói trên, có 1 điều khoản “lạ”: Cty cam kết không truy cứu trách nhiệm những ai làm sai lệch tên tuổi, hồ sơ giả cho người lao động” (?).

“Theo như thông báo của phía Cty là ngày 19.1.2018, thi hài của mẹ tôi được đưa về nước nhưng rồi lại nhận được thông báo là hoãn” - ngày 1.2, anh Chính cho biết.

Ngày 31.1, trao đổi qua điện thoại với PV, ông Vi Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Cty Gia Vi - cho biết, trường hợp lao động Trần Thị Bình làm hồ sơ mang tên Vương Thị Hoài Thu đi XKLĐ ở Saudi Arabia rồi tử vong là có thật. “Chúng tôi giải quyết theo đúng quy trình của pháp luật, phía chính quyền Saudi Arabia đã đặt hãng hàng không đưa thi hài về. Vừa rồi gia đình cũng bức xúc vì đã có thông tin đưa thi hài về nhưng rồi lại hoãn; hiện chúng tôi đang xác minh nguyên nhân” - ông Tuấn cho biết.

Ông Phạm Ngọc Duyên - Chủ tịch UBND xã Nghi Xuân - Nghi Lộc (Nghệ An) - cho biết: Người có họ tên Vương Thị Hoài Thu, sinh năm 1977, quê quán tại địa phương, gia đình xác nhận hiện vẫn còn sống và làm việc ở Hà Nội. Q.ĐẠI

QUANG ĐẠI - VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Nhiều trung tâm đăng kiểm hết cảnh ùn tắc kéo dài nhờ CSGT góp sức

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Tại các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội, lực lượng CSGT đã tăng cường phụ trách khâu kiểm tra bên ngoài xe, số khung, số máy, phân luồng giao thông, hướng dẫn, phát phiếu hẹn,... Đây là công việc vốn quen thuộc với các cán bộ, chiến sĩ CSGT trong quá trình thực hiện chuyên môn hàng ngày, nhờ đó giúp quá trình kiểm định nhanh hơn.

Lỗ hổng quản lý các web drama

Trần Tuấn |

Trên mạng xã hội thời gian qua xuất hiện dạng clip ngắn có tên là web drama (hay còn gọi là phim ngắn), do một số nhà sản xuất nội dung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí đứng ra sản xuất hàng loạt. Bên cạnh số ít clip có chất lượng thì ngày càng có nhiều clip chứa nội dung xấu, độc, kích động những góc tối bên trong con người như định kiến giới, sự thù hằn, tâm lý phân biệt giàu nghèo, tuyên truyền cho các tệ nạn xã hội…

Việt Nam thể hiện khát vọng về một thế giới hoà bình, phát triển và thịnh vượng

Theo TTXVN |

Chiều 13.3 (theo giờ địa phương), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146 tại thủ đô Manama của Bahrain, đã có bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-146.

Quản lý cồn công nghiệp tại Việt Nam quá lỏng lẻo

Thùy Linh |

Tình trạng ngộ độc, nhiễm độc methanol liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây chính là một hồi chuông cảnh báo, đã đến lúc cơ quan chức năng cần siết chặt khâu quản lý loại hóa chất cồn công nghiệp độc hại này.

Hà Nội: Taxi, xe ôm bủa vây, chèo kéo khách tại các cổng bệnh viện lớn

Thu Hiền - Hoa Lệ |

Tình trạng taxi, xe ôm che kín lối đi ra vào cổng bệnh viện khiến người dân muốn ra vào bệnh viện phải tìm cách lách qua taxi, không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới việc khám, cấp cứu cho bệnh nhân.

Va chạm tiêm kích Su-27 của Nga, UAV của Mỹ rơi ở Biển Đen

Thanh Hà |

Tiêm kích Su-27 của Nga đã va chạm với một máy bay không người lái (UAV) của quân đội Mỹ ở Biển Đen ngày 14.3.

Trái cây ĐBSCL: Kêu gọi giải cứu cam sành, chôm chôm lại tăng giá kỷ lục

Hoàng Lộc |

Hai loại trái cây có giá bán trái ngược nhau ở Vĩnh Long, cam sành bán với giá thấp nhất từ trước tới nay cần phải “giải cứu”, còn chôm chôm tăng giá kỷ lục ở mùa nghịch.

SVB sụp đổ và hệ lụy sang bất động sản thương mại

Quý An (theo Bloomberg) |

Nếu câu chuyện tại Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank – SVB) càng đẩy nhanh đến suy thoái kinh tế, thì sớm muộn cũng sẽ có nhiều tài sản vỡ nợ.