Phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới

L.HOA |

Tại Việt Nam, lao động nữ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo đó, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam là 72%, cao hơn mức trung bình thế giới (49%), mức trung bình của khu vực Châu Á và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Đó là những thống kê trong "Báo cáo tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam: Phụ nữ, việc làm và tiền lương" do Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (Mnet) vừa công bố.

Theo đó, lao động nữ chiếm trên 70% lực lượng lao động của các ngành xuất khẩu chính như dệt may, da giày và điện tử và 64% lao động trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, họ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ bé trong toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong ngành may, chi phí lao động chỉ chiếm 2% giá bán buôn của một sản phẩm trong khi các nhãn hàng đang hưởng 16% lợi nhuận.

Hiện có khoảng 7,8 triệu lao động nữ đang làm việc trong khu vực phi chính thức. Tỉ lệ lao động nữ trong khu vực phi chính thức phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6%- cao hơn nhiều so với mức 31,8% của lao động nam trong khu vực này.

Cũng theo báo cáo, lao động nữ đang ở vị thế thấp hơn nam trong cơ cấu việc làm. Phụ nữ chỉ chiếm 26,1% các vị trí lãnh đạo, nhưng lại đóng góp tới 52,1% nhóm lao động giản đơn và 66,6% lao động gia đình. Điều đó cho thấy, vẫn còn rất nhiều rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nghề nghiệp so với nam giới.

Ngoài ra, lao động nữ chiếm đa số trong nhóm lao động thất nghiệp. Cụ thể, số này chiếm tới 57,3% số người thất nghiệp ở nhóm lao động "chưa qua đào tạo" và 50,2% trong nhóm "đã được đào tạo nghề/chuyên nghiệp". Đặc biệt, tỉ trọng người lao động trong nhóm thất nghiệp có trình độ đại học lên tới 55,4%.

Như vậy, khả năng tiếp cận việc làm đối với người lao động khó khăn hơn nam, ở hầu hết mọi nhóm trình độ, đặc biệt ở nhóm thấp nhất và nhóm cao nhất. Lao động nữ cũng phải làm việc trong điều kiện tồi tệ hơn lao động nam. Trong khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, lao động nam có tỉ lệ được ký hợp đồng không xác định thời hạn lên tới 73,91%, trong khi với lao động nữ chỉ là 67,67%.

Ngoài ra, dù có cùng trình độ, vị trí công việc như nam giới, thu nhập của lao động nữ Việt Nam luôn thấp hơn. Trung bình thu nhập của lao động nữ thấp hơn nam giới 10,7%, nhưng sự chênh lệch này càng ở các nhóm trình độ cao hơn thì càng nới rộng. Năm 2016, thu nhập của lao động nữ chưa qua đào tạo chỉ thấp hơn nam cùng trình độ là 8,1%, nhưng chênh lệch này lên tới 19,7% ở nhóm trình độ đại học trở lên.

L.HOA
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ công nhân nữ ngoại tỉnh cải thiện đời sống

VŨ HẢI |

Đời sống của những nữ công nhân ngoại tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các mô hình tập hợp nữ CNLĐ tại các KCN-CX đã và đang giúp họ cải thiện đời sống tinh thần, cơ sở vật chất, nhu cầu thiết yếu. Có được kết quả trên là do sự phối hợp hiệu quả giữa Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) để triển khai các chương trình hỗ trợ cho nữ CNLĐ.

Lao động nữ gặp khó khăn về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến

Hải Đăng |

Sáng nay 8.12, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo "Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tập hợp nữ CNLĐ tại các KCN-CX". Dự và chủ trì hội nghị có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) Trần Thị Hương.

Việt Nam: 60% phụ nữ từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực

PV |

Theo số liệu Quốc gia công bố gần đây cho thấy, gần 60% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực đó là: Về thể chất, tinh thần và tình dục. 90% phụ nữ bị bạo lực cho biết họ bị trầm cảm, sợ hãi, hoảng loạn và mất ngủ do bạo lực.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hỗ trợ công nhân nữ ngoại tỉnh cải thiện đời sống

VŨ HẢI |

Đời sống của những nữ công nhân ngoại tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng các mô hình tập hợp nữ CNLĐ tại các KCN-CX đã và đang giúp họ cải thiện đời sống tinh thần, cơ sở vật chất, nhu cầu thiết yếu. Có được kết quả trên là do sự phối hợp hiệu quả giữa Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN và T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) để triển khai các chương trình hỗ trợ cho nữ CNLĐ.

Lao động nữ gặp khó khăn về điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến

Hải Đăng |

Sáng nay 8.12, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo "Nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tập hợp nữ CNLĐ tại các KCN-CX". Dự và chủ trì hội nghị có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) Trần Thị Hương.

Việt Nam: 60% phụ nữ từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực

PV |

Theo số liệu Quốc gia công bố gần đây cho thấy, gần 60% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực đó là: Về thể chất, tinh thần và tình dục. 90% phụ nữ bị bạo lực cho biết họ bị trầm cảm, sợ hãi, hoảng loạn và mất ngủ do bạo lực.