Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang:

Phát triển nguồn nhân lực, nòng cốt phải là lao động chất lượng cao

Thu Trà |

Năm 2021 diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Mùa xuân Tân Sửu 2021 là mùa xuân đánh dấu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cũng là khởi đầu cho một hành trình 1/4 thế kỷ sắp đến (2021- 2045) hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập - một khởi đầu không ít thách thức nhưng đầy tự tin, khát vọng. Trong hành trình đó, tổ chức Công đoàn và đội ngũ đoàn viên, người lao động đã và sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước trong việc hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

Trước thềm Xuân mới, Báo Lao Động đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Những thách thức mới đòi hỏi đội ngũ lao động phải có tri thức, tay nghề cao. Tổ chức Công đoàn đã, đang làm những gì để giúp đoàn viên, người lao động đáp ứng được yêu cầu này, thưa đồng chí?

- Đồng chí NGUYỄN ĐÌNH KHANG: Nước ta có lực lượng lao động dồi dào. Theo thống kê, hiện nay, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng 54,6 triệu người. Nhìn chung, công nhân lao động nước ta có tuổi đời trẻ, trình độ học vấn, nghề nghiệp từng bước được cải thiện, có khả năng tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Lao động một số ngành nghề như dầu khí, hàng không, điện tử - tin học, bưu chính - viễn thông, xây dựng cầu, hầm, thủy điện, lắp máy... có chất lượng cao, một số lĩnh vực đạt trình độ khu vực, quốc tế. Đa số công nhân lao động có ý thức vươn lên, cố gắng học tập nâng cao trình độ trên tất cả các mặt học vấn, nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy vậy, phần nhiều công nhân lao động trực tiếp sản xuất trình độ vẫn còn thấp, không đồng đều, một bộ phận còn thiếu kỹ năng, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn yếu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ cùng với tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn cho người lao động, nhưng cũng đòi hỏi người lao động phải có tri thức, tay nghề cao hơn. Nguồn lao động dồi dào giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư của Việt Nam.

Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, nhất là tay nghề cho đoàn viên, người lao động. Một trong những hoạt động hiệu quả là thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015. Đề án có 5 mục tiêu, gồm: (1) Nâng cao trình độ học vấn của công nhân lao động, (2) nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động, (3) nâng cao kiến thức chính trị, pháp luật của công nhân lao động, (4) nâng cao kiến thức về kỹ năng sống của công nhân lao động, (5) nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học của công nhân lao động.

Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án, tỉ lệ công nhân lao động đã qua đào tạo (bao gồm cả doanh nghiệp tự đào tạo và đào tạo ngắn ngày tại các cơ sở đào tạo) đã tăng từ 75% lên 80%; tỉ lệ chưa qua đào tạo giảm xuống còn 20%; tỉ lệ công nhân lao động có trình độ học vấn trung học phổ thông đạt 66,7%, tăng 2,3%. Các cấp Công đoàn đã tổ chức được 35.449 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 5.061.736 công nhân lao động; 16.290 cuộc tuyên truyền về kỹ năng sống cho 3.008.853 công nhân lao động; có gần 1 triệu đoàn viên Công đoàn được học tập lý luận chính trị; đã vận động đơn vị, doanh nghiệp mở lớp học ngoại ngữ cho 560.213 lượt công nhân lao động và 514.677 lượt công nhân lao động học tin học.

Kết quả trên đã cho thấy sự chuyển động theo hướng tích cực trong việc thúc đẩy đội ngũ đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ. Nhận thức của cán bộ Công đoàn, công nhân lao động, người sử dụng lao động và các cấp chính quyền đối với nhiệm vụ đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp, nhất là nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, hiểu biết pháp luật của công nhân lao động dần được nâng lên.

Đã có nhiều Công đoàn cơ sở từng bước thực hiện thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động hỗ trợ, tạo điều kiện cho công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ: Có hơn 30.400 doanh nghiệp, đơn vị đã đưa nội dung này vào nghị quyết hội nghị người lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể; có 11.647 đơn vị, doanh nghiệp xây dựng quỹ khuyến học hỗ trợ công nhân lao động. Nhiều đơn vị đã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh nội bộ, bảng tin, tờ tin… cho công nhân lao động tại doanh nghiệp; thực hiện đào tạo lại nghề cho công nhân lao động; tổ chức thi tay nghề, thi thợ giỏi; xây dựng tủ sách pháp luật; tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho công nhân lao động tại doanh nghiệp…

Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, thi tay nghề góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động. Các hoạt động này sẽ được phát huy như thế nào trong quá trình hỗ trợ đoàn viên, người lao động cống hiến trí tuệ, sức lực, thưa đồng chí?

- Việc tổ chức tốt các phong trào thi đua, thi tay nghề… không chỉ góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động mà còn giúp công nhân, đoàn viên, người lao động có điều kiện cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc, thực sự là động lực thúc đẩy đoàn viên, người lao động ra sức cống hiến trí tuệ, tài năng.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, các cấp Công đoàn tiếp tục triển khai sâu rộng việc đổi mới công tác thi đua - khen thưởng theo tinh thần các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Một trong những kết quả đáng ghi nhận trong giai đoạn này là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng và thực sự đi vào chiều sâu, gắn kết với hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Phong trào đã phát huy vai trò, trí tuệ của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với gần 75.000 đề tài, có hơn 1 triệu sáng kiến, giải pháp, hữu ích được triển khai, tổng giá trị làm lợi gần 530.000 tỉ đồng.

Một số điển hình tiêu biểu như cán bộ công chức viên chức Công đoàn Viên chức Việt Nam đã có 2.496 sáng kiến cải tiến, đảm nhận 3.914 đề tài cấp cơ sở, 2.383 đề tài cấp bộ, ngành, 1.380 đề tài cấp Nhà nước. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua có 3.650 công trình, sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu ích được công nhân, viên chức, lao động nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đạt kết quả tốt, làm lợi cho doanh nghiệp trên 1.485 tỉ đồng.

Liên đoàn lao động tỉnh Tiền Giang với 368 công trình được các đơn vị đăng ký thi đua và hoàn thành trước thời hạn, trong đó có 52 công trình được gắn biển chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của Đảng, của tổ chức Công đoàn. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh có gần 18.000 sáng kiến cải tiến với tổng giá trị làm lợi trên 650 tỉ đồng. Có thể nói, các phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động đã có kết quả cụ thể, lượng hóa được.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ cùng với tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn cho người lao động, nhưng cũng đòi hỏi người lao động phải có tri thức, tay nghề cao hơn. Nguồn lao động dồi dào giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư của Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động Cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” với nội dung “5 không”: Không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà; không quan liêu, vô cảm, vô trách nhiệm; không tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; không xu nịnh, chạy chọt, gian dối; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ. Cuộc vận động đã được triển khai trong đội ngũ cán bộ công chức viên chức cả nước, bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ công chức viên chức trong việc thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao…

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, ngày 15.1.2020, lần đầu tiên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết về “Đổi mới tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn”. Nghị quyết đặt ra yêu cầu việc tổ chức các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn phải thực sự trở thành động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao uy tín, vị thế của tổ chức Công đoàn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đại diện cho đoàn viên, người lao động, bản thân tổ chức Công đoàn cũng phải đổi mới. Xin đồng chí cho biết, việc đổi mới của tổ chức Công đoàn như thế nào?

- ​Yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với các nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu, đặt ra những vấn đề mới đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động sâu sắc đến đời sống, sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động nhất là trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn thấp, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chính trị và tác phong công nghiệp của công nhân lao động còn hạn chế. Bối cảnh trên đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải chủ động đổi mới để thích ứng nhằm phát huy và làm tốt vai trò đại diện cho người lao động, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Trong đó, cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cách mạng, các nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước. Tập trung thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân, đặc biệt là các nội dung trong Nghị quyết số 20-NQ/TW. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền xây dựng, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách chăm lo, phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Hai là, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, tinh thần dân tộc, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và hiểu biết pháp luật cho đoàn viên, người lao động. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, giúp đoàn viên, người lao động nâng cao nhận thức về giai cấp, về Đảng, về chế độ, về tổ chức Công đoàn, về sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam. Giáo dục, phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức chính trị, kiến thức pháp luật, giữ vững bản lĩnh, tăng sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội cho đoàn viên, người lao động. Không ngừng nâng cao trình độ, ý thức, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, giúp đoàn viên, người lao động có việc làm bền vững và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ba là, đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân, lao động. Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, quyền của tổ chức Công đoàn, bảo đảm cho người lao động có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng nâng cao, đời sống tốt hơn cả khi làm việc và khi nghỉ chế độ hưởng lương hưu. Phát triển, đa dạng hóa các lợi ích cho đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động và các chính sách xã hội khác, tương xứng với những thành quả của công cuộc đổi mới và đóng góp của giai cấp công nhân.

Bốn là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động. Đổi mới việc tổ chức phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, hiệu quả, sát hợp từng đối tượng, lĩnh vực, góp phần khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn, của người lao động trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, tổng kết phong trào thi đua; tiến hành biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, quan tâm khen thưởng người lao động trực tiếp. Chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động hiệu quả trong các cấp Công đoàn và xã hội.

Năm là, tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, nhất là ở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong giáo dục, rèn luyện và giới thiệu đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động Công đoàn. Quan tâm đầu tư công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, chính sách, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.

- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí.

Thu Trà
TIN LIÊN QUAN

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.

Đào tạo nguồn nhân lực bền vững để phát triển doanh nghiệp

Đỗ Phương |

Để trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Châu Á với giá trị vốn hoá thị trường đạt gần 16 tỉ USD, Tập đoàn Vingroup đã luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bền vững, cùng với đó là thực hiện nhiều chính sách phúc lợi cho người lao động (NLĐ).

Việt Nam coi trong quan hệ đối tác trong phát triển nhân lực

ANH THƯ |

Việt Nam đã cùng các nước ASEAN chú trọng việc xây dựng, thúc đẩy và triển khai hiệu quả nhiều hình thức quan hệ đối tác về phát triền nguồn nhân lực thông qua các kênh hợp tác khác nhau.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Nhiều thành tựu đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đặng Chung |

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đây là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng trong nhiều kỳ Đại hội. Để hiện thực hóa sứ mệnh của mình, 5 năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, ngành giáo dục đã thực hiện quyết tâm đổi mới, nhiều khó khăn, thách thức đã được vượt qua và thu về nhiều thành tựu.

Đào tạo nguồn nhân lực bền vững để phát triển doanh nghiệp

Đỗ Phương |

Để trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Châu Á với giá trị vốn hoá thị trường đạt gần 16 tỉ USD, Tập đoàn Vingroup đã luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bền vững, cùng với đó là thực hiện nhiều chính sách phúc lợi cho người lao động (NLĐ).

Việt Nam coi trong quan hệ đối tác trong phát triển nhân lực

ANH THƯ |

Việt Nam đã cùng các nước ASEAN chú trọng việc xây dựng, thúc đẩy và triển khai hiệu quả nhiều hình thức quan hệ đối tác về phát triền nguồn nhân lực thông qua các kênh hợp tác khác nhau.