Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải:

"Phải xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của người lao động"

Thu Trà (thực hiện) |

"Trong một dịp đi thăm công nhân, một đồng chí lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh nói với tôi rằng: “Em có biết tại sao nước da của nhiều công nhân ở đây xanh xao như vậy không” và đồng chí ấy nói tiếp “là vì họ vào nhà máy làm việc lúc mặt trời chưa mọc và về nhà lúc mặt trời đã lặn”. Nếu các nhà báo phát hiện ra điều này, tôi tin sẽ có những bài viết sâu sắc về cuộc sống vất vả của người thợ..." - chia sẻ của Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN với phóng viên Báo Lao Động trước thềm kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Thưa Phó Chủ tịch Thường trực, làm thế nào nâng cao chất lượng báo chí viết về Công đoàn và người lao động luôn là câu hỏi đối với các cơ quan báo chí, phóng viên viết về mảng nội dung này trong hệ thống Công đoàn nói chung, ngoài hệ thống Công đoàn nói riêng. "Thực tế cũng cho thấy đề tài Công đoàn và người lao động là đề tài khó. Khó để viết đúng, viết hay, hấp dẫn bạn đọc". Từ góc độ của người từng làm lãnh đạo cơ quan báo chí và hiện đang là lãnh đạo Công đoàn, ông có thể cho biết suy nghĩ của mình về nhận định này?

- Trong những năm qua, bên cạnh các cơ quan truyền thông của tổ chức công đoàn, nhiều cơ quan truyền thông trong hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm về đề tài công đoàn, người lao động, nhưng tần suất chưa đều. Một vài năm gần đây khi Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), rồi chính thức tham gia  Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đề tài về Công đoàn có được sự quan tâm hơn của xã hội. Đối với đề tài về người lao động, thông tin chủ yếu khi xảy ra ngừng việc tập thể. Gần đây, một số vấn đề liên quan đến đời sống người lao động được khai thác sâu hơn.

Cái khó hiện nay là mặc dù Công đoàn đã và đang đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhưng xã hội vẫn chưa có đủ lượng thông tin để nhìn nhận sự chuyển động này. Trong khi đó, có không ít những vấn đề về Công đoàn được phản ánh trên các phương tiện truyền thông mới chỉ dừng ở thông tin từ hội nghị mà chưa có được thông tin từ sự vận động trong cuộc sống của chính những vấn đề đó. Công tác tuyên truyền trên báo chí về hoạt động Công đoàn có thời điểm cũng chưa thật sự sâu sắc, chưa tạo thành tính vấn đề với các phân tích, bình luận chuyên sâu.

Công tác tuyên truyền chế độ chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến người lao động còn khá khô cứng. Nội dung của những chính sách đó chưa được phản ánh dưới góc độ của cuộc sống. Ví dụ khi viết bài tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, ngoài nội dung của chính sách, cần có sự tham chiếu vào đời sống của người lao động. Có như vậy, bài viết mới thẩm thấu được vào người đọc, thu hút được người đọc.

Nhìn chung, đề tài về người lao động thì không khó để viết hay nếu bài báo xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của chính họ. Điều này không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả sự quan sát và tấm lòng của nhà báo. Nếu nhà báo khi viết tin, bài mà biết vào thời điểm đó người lao động đang thiếu gì, cần gì và mong muốn gì, chắc chắn hơi thở của cuộc sống sẽ hiện hữu trong bài báo.

Tôi còn nhớ, trong một dịp đi thăm công nhân, một đồng chí lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh nói với tôi rằng: “Em có biết tại sao nước da của nhiều công nhân ở đây xanh xao như vậy không” và đồng chí ấy nói tiếp “ là vì họ vào nhà máy làm việc lúc mặt trời chưa mọc và về nhà lúc mặt trời đã lặn”. Nếu các nhà báo phát hiện ra điều này, tôi tin sẽ có những bài viết sâu sắc về cuộc sống vất vả của người thợ.

Một mảng nội dung trong đề tài về người lao động cần được quan tâm, đó là gương lao động sáng tạo. Phần lớn sáng kiến, cải tiến của người lao động đều là lời giải trong quá trình lao động hướng đến một kết quả tốt hơn không chỉ cho bản thân mà còn mang lại kết quả cho nhiều người cùng làm việc trong nhóm, trong dây chuyền sản xuất. Có trường hợp khi được hỏi về nguyên nhân đề xuất sáng kiến an toàn lao động, tác giả đã trình bày sự trăn trở khi chứng kiến cảnh đồng nghiệp rơi vào hồ hóa chất và từ đó đã thôi thúc suy nghĩ giải pháp phòng ngừa cho người lao động. Mỗi bài báo viết về chân dung người thợ giỏi, đề cập về hiệu quả lao động và có cả con đường đi đến kết quả ấy, hy vọng sẽ có sức mạnh tuyên truyền rất lớn.

Thưa ông, vậy có thể hiểu ở đây là vấn đề tiếp cận đề tài?

- Nếu đề tài được tiếp cận từ góc nhìn cuộc sống thì ắt sẽ thu hút được bạn đọc vì có sự vận động ở trong đó chứ không dừng ở thông tin khô cứng. Với đề tài về Công đoàn, người lao động thì sự quan sát và sự quan tâm của phóng viên là đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định sức sống của bài viết.

Tôi rất mừng vì Báo Lao Động có những bài viết bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động không phải xuất phát từ đơn, thư kêu cứu mà từ sự nhạy bén của phóng viên, ví dụ như qua câu chuyện với người lái taxi ở quán cơm mà phóng viên của báo đã có bài viết về việc công ty vi phạm chế độ bảo hiểm xã hội, qua đó bảo vệ được quyền lợi của hàng trăm lái xe…

Nói một cách khác, đối với đề tài Công đoàn và người lao động, cần chuyển từ tuyên truyền một chiều sang truyền thông, lấy người lao động làm trung tâm.

Thưa ông, hệ thống tổ chức Công đoàn sẽ có những hoạt động gì để hỗ trợ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp về các đề tài này?

- Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đề ra nhiều vấn đề rất mới, rất lớn và đang có sự chuyển động tích cực ở các cấp công đoàn. Chung quy là thể hiện rõ nét vai trò “Đại diện”, nêu cao tinh thần “phục vụ”, phát huy lợi thế của một tổ chức là thành viên trong hệ thống chính trị, đặt đoàn viên, người lao động ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động công đoàn và cùng nhau hướng tới mục tiêu có một tương lai ngày càng tốt đẹp hơn. Do đó, công tác truyền thông cần có sự gắn kết chặt chẽ thông tin về tổ chức và hoạt động công đoàn cũng như thông tin về đoàn viên, người lao động là nhân tố tạo nên sự lớn mạnh của tổ chức công đoàn.

Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giao ban báo chí hằng quý để gợi mở các đề tài cho phóng viên; chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động cung cấp thông tin cho các phóng viên viết về đề tài công đoàn, người lao động; tổ chức một số các hoạt động để phóng viên viết về phong trào công nhân lao động và tổ chức Công đoàn tiếp cận thực tế hoạt động ở các cấp công đoàn, nhất là cấp cơ sở nhằm mang lại góc nhìn toàn diện hơn đối với mảng đề tài này. Mặt khác, TLĐ cũng cần có hình thức động viên đối với các phóng viên có các tác phẩm mang tính phát hiện, có sức thu hút lớn về hoạt động tổ chức công đoàn, của người lao động.

Nhân 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi chúc các nhà báo nói chung, các nhà báo chuyên viết về phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn luôn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, có nhiều bài viết lay động lòng người.

- Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch Thường trực! 

"Đề tài về người lao động  không khó để viết hay nếu bài báo xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng của chính họ. Điều này không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả sự quan sát và tấm lòng của nhà báo. Nếu nhà báo khi viết tin, bài mà biết vào thời điểm đó người lao động đang thiếu gì, cần gì, mong muốn gì, chắc chắn hơi thở của cuộc sống sẽ hiện hữu trong bài báo".

Thu Trà (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Những lời chúc ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 hay và ý nghĩa nhất

L.C (t/h) |

Nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, cùng điểm qua những câu chúc hay và ý nghĩa nhất dành cho những "người cầm bút". 

Nhà báo và trách nhiệm xã hội

Hải Anh (thực hiện) |

Trong thời đại thông tin bùng nổ, đa số người làm báo và các tờ báo đều đang nỗ lực tôi luyện phẩm chất nghề nghiệp và có trách nhiệm với mỗi sản phẩm báo chí do mình sáng tạo ra, thực hiện chức năng của báo chí là thông tin và định hướng dư luận xã hội. Hướng tới Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, một số cây viết trẻ của các tờ báo ở Việt Nam chia sẻ những tâm tư về trách nhiệm xã hội của người làm báo.

LĐLĐ Đồng Tháp: Mong muốn nhà báo nâng chất truyền thông Công đoàn

Lục Tùng |

Nhân dịp chúc mừng nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Trần Hoàng Vũ - Chủ tịch LĐLĐ Đồng Tháp gợi ý các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên đóng góp ý kiến thiết thực để nâng cao chất lượng thông tin Công đoàn trong thời gian tới.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Những lời chúc ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 hay và ý nghĩa nhất

L.C (t/h) |

Nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6, cùng điểm qua những câu chúc hay và ý nghĩa nhất dành cho những "người cầm bút". 

Nhà báo và trách nhiệm xã hội

Hải Anh (thực hiện) |

Trong thời đại thông tin bùng nổ, đa số người làm báo và các tờ báo đều đang nỗ lực tôi luyện phẩm chất nghề nghiệp và có trách nhiệm với mỗi sản phẩm báo chí do mình sáng tạo ra, thực hiện chức năng của báo chí là thông tin và định hướng dư luận xã hội. Hướng tới Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, một số cây viết trẻ của các tờ báo ở Việt Nam chia sẻ những tâm tư về trách nhiệm xã hội của người làm báo.

LĐLĐ Đồng Tháp: Mong muốn nhà báo nâng chất truyền thông Công đoàn

Lục Tùng |

Nhân dịp chúc mừng nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Trần Hoàng Vũ - Chủ tịch LĐLĐ Đồng Tháp gợi ý các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên đóng góp ý kiến thiết thực để nâng cao chất lượng thông tin Công đoàn trong thời gian tới.