Nữ thợ hồ mặt lấm lem, ước được mặc đẹp đi làm mỗi ngày

Đỗ Phương |

Những người nữ phụ hồ chỉ mới 23 tuổi nhưng làn da đã sạm lại, đen nhẻm. Họ cũng có khao khát như nhiều người phụ nữ khác, mong được mặc đẹp đi làm mỗi ngày và được đi đến nhiều nơi.

Giữa cái nắng gay gắt của mùa hè, ở nhiều công trình đang thi công, không khó bắt gặp bóng dáng của những người phụ nữ đang tất bật trộn vữa, cắt sắt, xúc cát...

Công việc hằng ngày của họ là tiếp xúc với khói bụi, xi măng, sắt đá. Ảnh: Đ.P
Công việc hằng ngày của lao động nữ ở công trường là tiếp xúc với khói bụi, ximăng, sắt đá. Ảnh: Đ.P

Đến từ Thanh Hoá, chị Trần Thị Ngọc (23 tuổi) cho biết, chị đã theo nghề phụ hồ được 2 năm. Do làm công việc nặng nhọc, mất sức nên chị Ngọc trông già hơn nhiều so với tuổi.

Vừa tất bật trộn vữa cho thợ chính, thỉnh thoảng chị Ngọc lại quay sang nói với chúng tôi: “Được đi học như các cô là sướng nhất rồi. Tôi mê được đi học lắm nhưng nhà nghèo, bố mẹ không có tiền cho học nên phải ra đời đi làm, rồi lấy chồng sinh con”.

Chị Ngọc tâm sự, ước muốn mỗi ngày của chị là được mặc quần áo đẹp đi làm, được đi đây đi đó nhưng cuộc sống nghèo khổ quá, chị đành chọn công việc này. Sau khi lấy chồng, chị sinh liền 2 cậu con trai. Chị chọn công việc này là bởi thời gian không gò bó, con nhỏ nên chúng có ốm đau, chị được nghỉ dài ngày để chăm con.

Khi được hỏi là phụ nữ lại tham gia công việc nặng nhọc, phải ăn uống sinh hoạt như thế nào để lấy lại sức?. Chị Ngọc bộc bạch: “Hôm nào mệt quá tôi sẽ xin nghỉ một buổi. Hoặc tôi sẽ uống hộp sữa, chai nước rồi làm tiếp”.

Những khi quá mệt, chị Ngọc nghĩ về 2 đứa con nhỏ để có thêm động lực. "Hai con tôi một đứa gửi cho ông bà nội, một đứa gửi cho ông bà ngoại. Nếu không làm lấy gì nuôi con" - chị Ngọc buồn bã nói.

Mới chỉ 23 tuổi nhưng vì làm việc nặng nhọc nên trông chị Ngọc đứng hơn nhiều so với tuổi thật. Ảnh: Đ.P
Mới chỉ 23 tuổi nhưng vì làm việc nặng nhọc nên trông chị Ngọc cứng hơn nhiều so với tuổi thật. Ảnh: Đ.P

Đang trò chuyện, chị Ngọc bỗng rơm rớm nước mắt: “Đẻ chúng ra, không ở bên lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho chúng. Là mẹ, tôi đã thấy rất tội lỗi rồi. Bây giờ không cố gắng, tôi càng thấy có lỗi hơn”.

Nói về dự định sắp tới, chị Ngọc cho biết, sau này sức khoẻ không còn phù hợp để làm việc nặng nhọc, con lớn hơn, chị sẽ xin vào công ty làm công nhân. Còn bây giờ, thời buổi xin việc khó, chị chưa có ý định tìm công việc khác thay thế. “Ở đây, mỗi ngày cũng kiếm được 200 nghìn đồng, về quê đào đâu ra số tiền đó” – chị Ngọc nói.

Cũng làm công việc phụ hồ như chị Ngọc, chị Hà Thị Nga (40 tuổi, quê Sơn La) dáng người nhỏ bé nhưng mọi động tác trộn ximăng, xúc cát lia lên sàng lưới đều rất thuần thục, nhanh nhẹn.

Dù đã ở tuổi 40 nhưng chị Nga vẫn chấp nhận làm công việc mất sức, vì tuổi này khó  xin việc ở công ty. Ảnh: Đ.P
Dù đã ở tuổi 40 nhưng chị Nga vẫn chấp nhận làm công việc mất sức, vì tuổi này khó xin việc ở công ty. Ảnh: Đ.P
Sau những buổi làm việc ở công trường, cả chị Ngọc và chị Nga trở về lán công trình sinh hoạt, nghỉ ngơi. Phòng chật, người đông, nóng nực, giấc ngủ trưa hay có nguồn nước sạch để tắm rửa đối với các chị là điều xa xỉ. Ảnh: Đ.P
Sau những buổi làm việc ở công trường, cả chị Ngọc và chị Nga trở về lán công trình sinh hoạt, nghỉ ngơi. Phòng chật, người đông, nóng nực, giấc ngủ trưa hay có nguồn nước sạch để tắm rửa đối với các chị là điều xa xỉ. Ảnh: Đ.P
Sau những buổi làm việc ở công trường, cả chị Ngọc và chị Nga trở về lán công trình sinh hoạt, nghỉ ngơi. Phòng chật, người đông, nóng nực, giấc ngủ trưa hay có nguồn nước sạch để tắm rửa đối với các chị là điều xa xỉ. Ảnh: Đ.P

Chị Nga kể, không chỉ làm những công việc nặng nhọc, liên tục mà thời gian ăn uống, nghỉ ngơi của chị cũng như người khác không được trọn vẹn. Do trời nắng, hàng ngày, chị Nga làm việc từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa, sau đó tiếp tục công việc từ 1 rưỡi chiều đến 6 giờ tối. Buổi trưa chị có vài tiếng nghỉ ngơi, ăn uống.

“Làm công việc cần nhiều sức lực nhưng mỗi bữa tôi chỉ ăn một bát cơm. Nhiều khi làm mệt quá, cơm nuốt không trôi mà chỉ húp canh rồi uống nước cho no bụng" - chị Nga chia sẻ.

Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Công nhân cố gắng bám trụ, nuôi con

Bảo Hân |

Mặc dù bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập bởi dịch COVID-19, nhiều gia đình công nhân khu công nghiệp vẫn cố gắng đưa con lên ở trọ cùng để gần gũi cha mẹ.

Khổ như công nhân môi trường những ngày bãi rác Nam Sơn bị chặn

Tùng Giang |

Tình trạng các xe chở rác không thể vào bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) khiến nhiều công nhân môi trường phải căng mình gom rác trên các tuyến phố nội thành Hà Nội.

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C

Minh Phương |

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C năm nay được tính thế nào khi chưa tăng lương cơ sở do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vậy hiểu thế nào về công chức loại C và bảng lương được tính ra sao?

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Công nhân cố gắng bám trụ, nuôi con

Bảo Hân |

Mặc dù bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập bởi dịch COVID-19, nhiều gia đình công nhân khu công nghiệp vẫn cố gắng đưa con lên ở trọ cùng để gần gũi cha mẹ.

Khổ như công nhân môi trường những ngày bãi rác Nam Sơn bị chặn

Tùng Giang |

Tình trạng các xe chở rác không thể vào bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) khiến nhiều công nhân môi trường phải căng mình gom rác trên các tuyến phố nội thành Hà Nội.

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C

Minh Phương |

Bảng lương và phụ cấp của cán bộ, công chức loại C năm nay được tính thế nào khi chưa tăng lương cơ sở do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Vậy hiểu thế nào về công chức loại C và bảng lương được tính ra sao?