Nữ công nhân "đứng ngồi không yên" khi con học online

Bảo Hân |

HÀ NỘI – Dù đang đi làm hay được nghỉ ở nhà, nhiều bậc phụ huynh là công nhân khu công nghiệp vẫn luôn trong tình cảnh "đứng ngồi không yên" trong thời gian con mình học online.

Cô giáo gọi nhưng… không thấy học sinh đâu 

Làm ca chiều, nên sáng 21.10, chị Nguyễn Thị Hiền (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) được nghỉ ở nhà. Nói là nghỉ, nhưng chị phải luôn chân, luôn tay, vừa dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, vừa phải để mắt đến 2 con đang học online để “can thiệp” kịp thời những tình huống phát sinh.

Chồng chị Hiền làm shipper, thường xuyên vắng nhà. Công ty chị Hiền tổ chức làm 3 ca (sáng, chiều, tối) luân phiên nhau. Những lúc cả 2 vợ chồng đều đi làm, anh chị rất lo các cháu ở nhà một mình. Rất may, quê chị Hiền ở thôn Mai Châu nên có họ hàng thi thoảng chạy qua, nắm bắt tình hình, giúp chị yên tâm phần nào.

Hai con của chị Hiền, học lớp 7 và lớp 4, học online cả ngày: Buổi sáng, các cháu học đến 11 giờ trưa, nghỉ ngơi rồi đến 14 giờ lại tiếp tục bật máy "vào lớp".

Chị Hiền kể: “Nếu có bố mẹ ở nhà, các cháu cũng có ý thức vào học, nhưng nếu không thì các cháu chểnh mảng, nhiều khi cô giáo gọi nhưng không thấy cháu đâu vì... cháu đang mải chạy ra ngoài chơi. Tôi phải thường xuyên để ý, khuyên cháu nghe cô giáo giảng để hiểu bài hơn”.

Chị Nguyễn Thị Hiền vừa nấu cơm, vừa trông con học online. Ảnh: Bảo Hân
Chị Nguyễn Thị Hiền vừa nấu cơm, vừa phải để ý đến việc học online của các con. Ảnh: Bảo Hân

Cả nhà chỉ có một laptop, trong khi hai cháu học online cùng giờ, nên chỉ có cháu lớn được dùng máy tính để học; còn cháu út phải dùng điện thoại di động của chị. Để không bị ảnh hưởng lẫn nhau khi ngồi gần nhau, cháu lớn phải dùng tai nghe.

Chị Hiền than, do mạng kém, nên nhiều khi các cháu bị “đẩy” (out) ra khỏi lớp, nhiều khi mất một tiết học mới vào được, hoặc không vào lại được. Chị cũng lo ngại, học online thì chất lượng học sẽ kém hơn là trực tiếp vì không được cô giáo hướng dẫn trực tiếp.

"Nhiều lúc, tôi chỉ biết bảo các cháu cố gắng nghiêm túc ngồi nghe cô giáo giảng để hiểu bài hơn. Chứ dù muốn, nhưng nhiều bài tôi không biết để có thể giảng thêm cho cháu trong trường hợp các cháu chưa hiểu” - chị Hiền chia sẻ.

Chính vì vậy, chị Hiền rất mong trường sớm mở cửa trở lại để các cháu được đi học bình thường. Nếu được cô giáo kèm cặp trực tiếp, chị sẽ yên tâm chất lượng học của con hơn.

Tuy vậy, nếu trường học mở cửa trở lại, chị Hiền lo ngại về nguy cơ lây bệnh COVID-19 của các con. Chị cho rằng, người lớn có ý thức hơn nên đeo khẩu trang nghiêm túc hơn; còn các cháu khi ở trong lớp chắc chắn không đeo khẩu trang thường xuyên được. 

Cháu lớn phải nghe học online bằng tai nghe để không ảnh hưởng đến em. Ảnh: Bảo Hân
Con lớn của chị Hiền (học lớp 7) phải đeo tai nghe khi học để tránh gây tiếng ồn đến con út (đang ngồi học ở bên cạnh). Ảnh: Bảo Hân

“Lo thì lo vậy, nhưng tôi vẫn mong dịch sớm được kiểm soát hoàn toàn, trường đảm bảo các điều kiện an toàn để các con được đi học ở trường” - chị Hiền nói. 

Cháu út phải học online bằng điện thoại của mẹ. Ảnh: Bảo Hân
Cháu út phải học online bằng điện thoại của mẹ. Ảnh: Bảo Hân

Bất lực khi con “out” khỏi lớp 

Tương tự gia đình chị Hiền là gia đình chị Trần Thị Thương (trọ tại CT1A, thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Chị Thương có 2 con đang trong thời gian phải học online, một cháu lớp 4, một cháu lớp 2. Cả ngày anh chị phải đi làm, nên đành để các cháu học online ở nhà mà không có ai hướng dẫn, hỗ trợ. Bà nội có ở cùng, nhưng do không rành về công nghệ nên không thể giúp gì cho các cháu khi các cháu gặp sự cố học online.

“Nhiều lần, khi cháu bé (đang học lớp 2) bị “out” do mạng kém, “cầu cứu” đến bà, nhưng bà đành chịu. Cháu gọi điện cho tôi, tôi hướng dẫn cháu thoát ra khỏi chương trình học rồi vào lại, nhưng cháu loay hoay một lúc mà không vào được, nên cuối cùng, đành gập máy lại, không học nữa” - chị Thương kể.

Những lần đấy, chị phải dành cả buổi tối để giảng lại bài cho cháu để cháu có thể theo kịp bài giảng. Chị Thương khá ngao ngán khi nhắc về chuyện học online. Theo chị, học online, các cháu tiếp thu kiến thức không bằng học trực tiếp. Trước đây, khi cháu học lớp 1 ở trường, chị nhận thấy cháu hiểu bài tốt hơn, còn bây giờ, cháu tiếp thu chậm hơn.

Nguyên do, theo chị, không chỉ là vì cách thức học online, các cháu chưa rèn được sự tập trung, mà còn vì chỉ trong 2 giờ nhưng các môn học quá nhiều (Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Mỹ thuật)… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp nhận của các cháu ở độ tuổi còn nhỏ.

Cũng giống chị Hiền, chị Thương cũng mong sớm đảm bảo các điều kiện an toàn để các trường học mở cửa trở lại, các cháu được vui với niềm vui tới trường. “Điều này không chỉ tốt cho việc học tập của các cháu mà còn giúp cho vợ chồng tôi yên tâm công tác hơn” - chị Thương chia sẻ.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Trẻ học online quá lâu, phụ huynh "quay cuồng" mong con được đến trường

Nhóm PV |

Việc nghỉ học ở nhà quá lâu khiến nhiều trẻ mầm non bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt. Trước tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, nhiều phụ huynh tại Hà Nội mong con sớm được đến trường, đi học trở lại.

Học sinh huyện đầu tiên của TPHCM "thoát cảnh" học online

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

Hồi hộp, háo hức... là những cảm xúc của học sinh xã đảo Thạnh An (Cần Giờ, TPHCM) ngày đầu tới trường dù năm học mới đã bắt đầu gần 2 tháng.

Học online liên miên, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng "kép"

Linh Chi - Cát Tường |

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, vẫn chưa có quyết định cho học sinh các cấp đi học trở lại mặc dù thành phố đã trở về trạng thái bình thường mới. Nhiều chuyên gia lo ngại việc học online suốt cả thời gian dài có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ về tâm lý.

Quảng Trị: Đất giảm giá 50% vẫn không có người mua

HƯNG THƠ |

Năm 2023, tỉnh Quảng Trị được giao nhiệm vụ thu ngân sách thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là 800 tỉ đồng. Dù đã tổ chức một số phiên đấu giá, nhưng gần hết quý I, cả tỉnh chỉ mới thu được vài chục tỉ đồng.

Công ty Haprosimex đã bị khởi kiện ra toà vì nợ BHXH của người lao động

NHÓM PV |

Chiều 15.3, Báo Lao Động tổ chức toạ đàm với chủ đề “Người lao động khốn khổ vì doanh nghiệp nợ BHXH”. Tham dự toạ đàm có bà Nguyễn Thị Huyền - Quản đốc Phân xưởng may - Nhà máy Dệt kim Haprosimex thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Cty Haprosimex), đại diện tập thể người lao động bị nợ lương, nợ BHXH và bà Đàm Thị Hoà - Phó Giám đốc BHXH TP.Hà Nội.

Nghệ sĩ nhân dân Thụy Vân của Vĩ tuyến 17 ngày và đêm qua đời vì ung thư

ĐÔNG DU |

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thụy Vân - người nổi tiếng với loạt phim như "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Nổi gió", qua đời vì bệnh ung thư, hưởng thọ 84 tuổi.

Hà Nội: Hiện trạng khu "đất vàng" treo 30 năm được kiểm đếm để xây trường

NGUYỄN THÚY |

Khu “đất vàng” 2 mặt phố Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là địa điểm được lựa chọn xây trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Tuy nhiên, đến hiện tại, việc giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều vướng mắc nên chưa thể hoàn thành.

Benzema lập công tiễn Liverpool rời Champions League

Văn An |

Không có bất ngờ nào diễn ra tại Bernabeu khi Real Madrid tiếp tục chứng minh đẳng cấp tại sân chơi Champions League trước Liverpool.

Trẻ học online quá lâu, phụ huynh "quay cuồng" mong con được đến trường

Nhóm PV |

Việc nghỉ học ở nhà quá lâu khiến nhiều trẻ mầm non bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt. Trước tình hình dịch bệnh đã dần được kiểm soát, nhiều phụ huynh tại Hà Nội mong con sớm được đến trường, đi học trở lại.

Học sinh huyện đầu tiên của TPHCM "thoát cảnh" học online

HUYÊN NGUYỄN - NGỌC LÊ |

Hồi hộp, háo hức... là những cảm xúc của học sinh xã đảo Thạnh An (Cần Giờ, TPHCM) ngày đầu tới trường dù năm học mới đã bắt đầu gần 2 tháng.

Học online liên miên, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng "kép"

Linh Chi - Cát Tường |

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, vẫn chưa có quyết định cho học sinh các cấp đi học trở lại mặc dù thành phố đã trở về trạng thái bình thường mới. Nhiều chuyên gia lo ngại việc học online suốt cả thời gian dài có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ về tâm lý.