Nới “trần” giờ làm thêm: Được thực hiện cho đến hết ngày 31.12.2022

Bảo Hân (T/H) |

Các quy định của Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 (về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội) được thực hiện cho đến hết ngày 31.12.2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.

Đó là một trong những nội dung hướng dẫn Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ do Bộ Lao động Thương binh và xã hội (LĐTBXH) ban hành, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15.

Theo đó, Bộ LĐTBXH đề nghị Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lưu ý một số nội dung sau đây:

- Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động.

- Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng kể từ ngày 1.4.2022.

- Tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động.

- Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở LĐTBXH theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- Các quy định của Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 được thực hiện cho đến hết ngày 31.12.2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định: 

Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

b) Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

d) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

đ) Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định: 

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 1 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Tăng giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm, cần lưu ý những gì?

Minh Hương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành công văn đưa ra những lưu ý khi tăng giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm, 60 giờ/tháng.

Khẩn trương thực hiện Nghị quyết về số giờ làm thêm với người lao động

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nới trần giờ làm thêm: Đảm bảo công tác an toàn lao động ra sao?

ANH THƯ |

Nới trần giờ làm thêm chỉ là giải pháp ngắn hạn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đi kèm với đó, là các giải pháp đảm bảo chế độ, quyền lợi và sức khoẻ người lao động.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tăng giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm, cần lưu ý những gì?

Minh Hương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành công văn đưa ra những lưu ý khi tăng giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm, 60 giờ/tháng.

Khẩn trương thực hiện Nghị quyết về số giờ làm thêm với người lao động

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Nới trần giờ làm thêm: Đảm bảo công tác an toàn lao động ra sao?

ANH THƯ |

Nới trần giờ làm thêm chỉ là giải pháp ngắn hạn giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đi kèm với đó, là các giải pháp đảm bảo chế độ, quyền lợi và sức khoẻ người lao động.