Ninh Bình: Vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết các vụ ngừng việc

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong vòng 2 tuần (từ ngày 11 - 23.2) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã liên tiếp xảy ra 7 vụ ngừng việc tập thể của CNLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp. Công đoàn các cấp đã kịp thời phối hợp với các cơ quan có liên quan tham gia tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết thành công cả 7 vụ ngừng việc trên.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ ngừng việc tập thể 

Trao đổi với PV Lao Động, ông Dương Đức Khanh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình cho biết cả 7 vụ ngừng việc tập thể đều xảy ra ở những doanh nghiệp có đông CNLĐ, và có vốn đầu tư từ nước ngoài. Thời gian ngừng việc kéo dài từ 1,5 - 4 ngày.

Cũng theo ông Khanh, nguyên nhân dẫn đến các vụ ngừng việc tập thể một phần là do chính sách của Nhà nước quy định mức lương tối thiểu hiện nay là 4 vùng, các doanh nghiệp căn cứ vào quy định đó đã áp dụng đúng quy định nhưng khó khăn thuộc về người lao động. Bên cạnh đó, hơn 2 năm qua chính sách tiền lương không thay đổi, giá cả các mặt hàng liên quan đến đời sống dân sinh tăng cao, thu nhập của người lao động thấp, đời sống của người lao động đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

Ngoài ra, thời gian làm thêm giờ diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp, bình quân một doanh nghiệp may mặc, da giày thường tăng từ 2 đến 3 giờ/ngày, 1 tháng người lao động thường chỉ được nghỉ 1- 2 ngày chủ nhật. Trong khi đó, tiền lương trung bình của người lao động ngành may, da giầy chỉ đạt 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Việc thực hiện một số chế độ chính sách đối với người lao động chưa tốt, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, thời gian nghỉ ngơi, phúc lợi ở một số doanh nghiệp còn thấp, có nơi quản lý người nước ngoài còn xúc phạm danh dự công nhân.

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của CNLĐ tại Công ty TNHH Vienergy Việt Nam (KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình). Ảnh: NT
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của CNLĐ tại Công ty TNHH Vienergy Việt Nam (KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình). Ảnh: NT

Đa số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp bản chất rất tốt, chịu khó học hỏi, nghiên cứu và làm việc có trách nhiệm. Bên cạnh đó, một bộ phận công nhân xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, thời gian tiếp cận với công nghiệp còn ít, một số công nhân hạn chế nhiều mặt như: độ tuổi, sức khỏe, trình độ, tác phong, tay nghề... nên ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, nhận thức chưa đúng mức dễ bị lôi kéo, kích động.

Một số cán bộ Công đoàn cơ sở khó có cơ hội để phát huy, nhiều việc cán bộ công đoàn đã nắm bắt kiến nghị của người lao động, gặp gỡ trao đổi nhưng chủ doanh nghiệp không tiếp thu. Cơ bản cán bộ công đoàn có hiểu biết, làm việc hiệu quả, nắm bắt trước được sự việc sẽ diễn ra nhưng cán bộ công đoàn lại do doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng và trả lương nên việc công đoàn đứng lên bảo vệ người lao động rất khó khăn, có những cán bộ công đoàn kiến nghị nhiều vấn đề nhưng chủ doanh nghiệp đã có ý thay người khác.

Quy chế dân chủ, thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp khó thực hiện vì đây là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, về lý thuyết thì phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, nhưng thực tế của giới chủ thì chính sách đến đâu họ thực hiện tới đó, việc công khai các hoạt động, nguồn lực như doanh nghiệp nhà nước trước kia thì không thể thực hiện.

Vai trò của công đoàn trong giải quyết các vụ ngừng việc

Theo ông Dương Đức Khanh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình, trong quá trình giải quyết các vụ ngừng việc tập thể, Công đoàn các cấp đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể ở đây khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể, Công đoàn các cấp đã kịp thời phối hợp với các cơ quan có liên quan tham gia tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự, bàn cách giải quyết. Các cấp công đoàn từ tỉnh xuống tới cơ sở thường xuyên có mặt từ khi diễn ra sự việc đến khi kết thúc, đã lắng nghe, tổng hợp, phân tích các kiến nghị của người lao động, làm việc với chủ doanh nghiệp tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình làm việc với Ban lãnh đạo Công ty TNHH Vienergy Việt Nam (KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình) và công ty này đã ra thông báo tăng 6% lương cơ bản, CNLĐ đã trở lại làm việc bình thường. Ảnh: NT
Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình làm việc với Ban lãnh đạo Công ty TNHH Vienergy Việt Nam (KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình), Công ty này đã ra thông báo tăng 6% lương cơ bản và CNLĐ đã trở lại làm việc bình thường. Ảnh: NT

LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã phân công các đồng chí thường trực, các ban chuyên môn luân phiên đến những nơi xảy ra ngừng việc tập thể để nắm tình hình và cùng phối hợp tuyên truyền giải quyết cùng doanh nghiệp. LĐLĐ tỉnh cùng các cơ quan có liên quan thảo luận trước hoặc họp trực tiếp phân tích, trao đổi, thương lượng từng nội dung liên quan đến kiến nghị của người lao động để người lao động, chủ doanh nghiệp chọn phương án, mức độ giải quyết và thời gian thực hiện. Đồng thời, trực tiếp trả lời, giải thích những vấn đề, kiến nghị của công nhân liên quan đến công đoàn.

"Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc tranh chấp lao động; đình công, ngừng việc là quy luật tất yếu và khách quan. Vấn đề quan trọng là quan điểm của các bên và cách phối hợp giải quyết của các cơ quan có liên quan, sự chia sẻ của chủ doanh nghiệp, sự hiểu biết, đồng cảm của người lao động. Vì vậy, thông qua 7 vụ ngừng việc cho thấy sau những sự việc trên cần chủ doanh nghiệp hợp tác hơn với các cơ quan, chia sẻ lợi ích với người lao động, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn" - ông Khanh chia sẻ.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Thêm 1 vụ ngừng việc được công đoàn giải quyết thành công

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 24.2, toàn bộ CNLĐ tại Công ty TNHH Dream Plastic (Cụm công nghiệp Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã trở lại làm việc bình thường sau khi Ban lãnh đạo công ty đồng ý tăng 5% lương cơ bản và giải quyết các kiến nghị của người lao động.

Ninh Bình: Thêm 1 vụ CNLĐ ngừng việc tập thể yêu cầu được tăng lương

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 23.2, hơn 500 CNLĐ tại Công ty TNHH Dream Plastic (Cụm công nghiệp Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) tiếp tục ngừng việc tập thể để yêu cầu Ban lãnh đạo công ty phải tăng lương và giải quyết một số chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Ninh Bình: Công ty đồng ý tăng 6% lương, CNLĐ đi làm trở lại

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính đến sáng ngày 21.2, tất cả CNLĐ ngừng việc tập thể tại 5 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đi làm trở lại sau khi Ban lãnh đạo các đơn vị này đồng ý tăng 6% lương cơ bản và giải quyết thỏa đáng một số nội dung liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Ninh Bình: NLĐ tại 3/5 công ty đã đi làm trở lại sau ngừng việc tập thể

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 17.2, hàng nghìn CNLĐ tại Công ty TNHH giầy ADORA Việt Nam (KCN Tam Điệp) và Công ty TNHH may áo cưới thời trang chuyên nghiệp (KCN Khánh Phú) vẫn tiếp tục ngừng việc tập thể.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ninh Bình: Thêm 1 vụ ngừng việc được công đoàn giải quyết thành công

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 24.2, toàn bộ CNLĐ tại Công ty TNHH Dream Plastic (Cụm công nghiệp Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã trở lại làm việc bình thường sau khi Ban lãnh đạo công ty đồng ý tăng 5% lương cơ bản và giải quyết các kiến nghị của người lao động.

Ninh Bình: Thêm 1 vụ CNLĐ ngừng việc tập thể yêu cầu được tăng lương

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 23.2, hơn 500 CNLĐ tại Công ty TNHH Dream Plastic (Cụm công nghiệp Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) tiếp tục ngừng việc tập thể để yêu cầu Ban lãnh đạo công ty phải tăng lương và giải quyết một số chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Ninh Bình: Công ty đồng ý tăng 6% lương, CNLĐ đi làm trở lại

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính đến sáng ngày 21.2, tất cả CNLĐ ngừng việc tập thể tại 5 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đi làm trở lại sau khi Ban lãnh đạo các đơn vị này đồng ý tăng 6% lương cơ bản và giải quyết thỏa đáng một số nội dung liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Ninh Bình: NLĐ tại 3/5 công ty đã đi làm trở lại sau ngừng việc tập thể

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 17.2, hàng nghìn CNLĐ tại Công ty TNHH giầy ADORA Việt Nam (KCN Tam Điệp) và Công ty TNHH may áo cưới thời trang chuyên nghiệp (KCN Khánh Phú) vẫn tiếp tục ngừng việc tập thể.