Ninh Bình: Doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân NLĐ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca, chi trả lương, thưởng đúng thời gian... nhằm thu hút và giữ chân người lao động.

Tăng lương để giữ chân người lao động

Tăng lương để thu hút và giữ chân người lao động là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lựa chọn. 

Từ đầu tháng 2.2022, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đồng loạt tăng 6% lương cơ bản cho người lao động như: Công ty TNHH Vienergy Việt Nam (KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình), Công ty TNHH giầy ADORA Việt Nam (KCN Tam Điệp); Công ty TNHH Dream Plastic (Cụm công nghiệp Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình)...

Tại Công ty TNHH Vienergy Việt Nam (KCN Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình) với hơn 5.000 lao động, từ tháng 2.2022, Công ty đã đồng ý tăng 6% lương cơ bản cho người lao động.

Cụ thể, đối với lương cơ bản, Công ty sẽ tăng thêm 6% đối với mức lương thử việc tăng từ 3.920.000 đồng lên 4.150.000 đồng, lương chính thức tăng từ 4.194.400 đồng lên 4.440.000 đồng.

Theo đại diện lãnh đạo Công ty, với việc tăng 6% lương cơ bản cho người lao động như vậy mỗi tháng Công ty phải chi thêm số tiền trên 2 tỉ đồng để trả lương cho người lao động.

Ngoài ra, các chế độ về tiền ăn, tiền phụ cấp, xăng xe, chuyên cần, độc hại nặng nhọc... cũng được Công ty điều chỉnh tăng thêm. Các chế độ về tăng ca, nghỉ phép, nghỉ thai sản cũng được Công ty thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã tăng 6% lương cơ bản cho người lao động. Ảnh: NT
Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã tăng 6% lương cơ bản cho người lao động. Ảnh: NT

Còn tại Công ty TNHH giầy ADORA Việt Nam (KCN Tam Điệp), từ tháng 2.2022, mức lương cơ bản của hơn 8.000 lao động tại Công ty cũng được điều chỉnh tăng thêm 6%, các chế độ về ăn ca, tiền thưởng chuyên cần, tiền hỗ trợ xăng xe... cũng được Công ty điều chỉnh tăng thêm so với trước.

Chị Đinh Thị Thanh Tâm, Chủ tịch công đoàn Công ty cho biết: Việc tăng lương, tăng tiền phụ cấp là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút và giữ chân người lao động.

Ngoài ra, các điều kiện làm việc như môi trường, an toàn vệ sinh lao động, cũng được Công ty cải thiện.

"Lương cơ bản lên 6% và với hơn 8.000 lao động, mỗi tháng Công ty phải chi thêm gần 3 tỉ đồng để trả lương cho người lao động nhưng đổi lại Công ty sẽ thu hút và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với với Công ty" - chị Tâm chia sẻ.

Tạo việc làm ổn định cho người lao động

Bên cạnh việc tăng lương, cải thiện môi trường làm việc, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động thì việc tạo ra việc làm ổn định cho người lao động cũng là một trong những giải pháp tối ưu được các doanh nghiệp lựa chọn để thu hút và giữ chân người lao động.

Tại Công ty cổ phần Nhựa y tế Việt Nam (KCN Tam Điệp), với gần 1.000 lao động nhưng kể cả khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhất, Công ty vẫn duy trì việc làm thường xuyên cho người lao động.

Ông Nguyễn Anh Tuyến, Giám đốc Công ty cho biết: Là đơn vị sản xuất các mặt hàng khẩu trang, trang thiết bị y tế như bơm kim tiêm, dây truyền dịch... công ty luôn đảm bảo cho người lao động có đủ việc làm và thu nhập ổn định.

Do đơn vị sản xuất các mặt hàng đòi hỏi nghiêm ngặt về quy trình vệ sinh y tế, nên điều kiện làm việc cũng được thực hiện chặt chẽ.

Mỗi năm, công ty dành ra hàng trăm triệu đồng để trang bị các dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động tiên tiến, hiện đại, đảm bảo quy trình sản xuất sạch, an toàn.

Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân người lao động. Ảnh: NT
Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân người lao động. Ảnh: NT

Đồng thời, Công ty cũng đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc phụ trợ như máy đóng gói, vận chuyển hàng hóa, nhằm giải phóng, giảm công sức cho người lao động. Cùng với đó, quan tâm đến đời sống công nhân, nhất là những lao động nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn đột xuất đều được giúp đỡ, hỗ trợ.

Theo đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có trên 8 nghìn doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Trước thực tế nguồn lao động không ổn định, các doanh nghiệp đã bằng nhiều giải pháp nhằm giữ chân lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo, lao động chất lượng cao. Trong đó, lấy tiêu chí tạo việc làm và thu nhập cho người lao động là ưu tiên hàng đầu.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp đối mặt khủng hoảng lao động chưa từng có

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện số F0 trên địa bàn tỉnh đang tăng cao, với trên 3.000 ca mắc mới mỗi ngày. Đặc biệt, tại các khu, cụm công nghiệp, số F0 tăng cao theo từng ngày khiến nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu hụt lao động.

Ninh Bình: Công ty đồng ý tăng 6% lương, CNLĐ đi làm trở lại

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính đến sáng ngày 21.2, tất cả CNLĐ ngừng việc tập thể tại 5 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đi làm trở lại sau khi Ban lãnh đạo các đơn vị này đồng ý tăng 6% lương cơ bản và giải quyết thỏa đáng một số nội dung liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Ninh Bình: Hàng nghìn công nhân ngừng việc để yêu cầu được tăng lương

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 16.2, hơn 4.000 CNLĐ tại Công ty TNHH giầy ADORA Việt Nam (thuộc KCN Tam Điệp, Ninh Bình) đồng loạt ngừng việc tập thể để yêu cầu Ban lãnh đạo công ty phải tăng lương và thực hiện một số chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp đối mặt khủng hoảng lao động chưa từng có

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện số F0 trên địa bàn tỉnh đang tăng cao, với trên 3.000 ca mắc mới mỗi ngày. Đặc biệt, tại các khu, cụm công nghiệp, số F0 tăng cao theo từng ngày khiến nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu hụt lao động.

Ninh Bình: Công ty đồng ý tăng 6% lương, CNLĐ đi làm trở lại

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tính đến sáng ngày 21.2, tất cả CNLĐ ngừng việc tập thể tại 5 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đi làm trở lại sau khi Ban lãnh đạo các đơn vị này đồng ý tăng 6% lương cơ bản và giải quyết thỏa đáng một số nội dung liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Ninh Bình: Hàng nghìn công nhân ngừng việc để yêu cầu được tăng lương

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sáng ngày 16.2, hơn 4.000 CNLĐ tại Công ty TNHH giầy ADORA Việt Nam (thuộc KCN Tam Điệp, Ninh Bình) đồng loạt ngừng việc tập thể để yêu cầu Ban lãnh đạo công ty phải tăng lương và thực hiện một số chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động.