Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Những trăn trở về giờ làm và giọt mồ hôi của người lao động

Minh Anh |

Một trong những nội dung tốn nhiều thời gian, có nhiều cuộc tranh luận tại nghị trường Quốc hội và được người dân quan tâm nhất trong năm 2019 là những vấn đề xoay quanh Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Ở nhiều cuộc thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - người từng đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – đã bày tỏ những trăn trở, thấu hiểu về những tâm tư, nguyện vọng của người lao động hôm nay.

Xã hội tiến bộ thì không thể bàn chuyện tăng giờ làm

Tăng, giảm hay giữ nguyên giờ làm của người lao động là câu chuyện làm nóng Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bởi lẽ trước đó, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - ông Vũ Tiến Lộc đã có những phát biểu là việc tăng lương, giảm giờ làm chưa phù hợp với mức độ phát triển của Việt Nam hiện nay, người Việt đáng ra cần lao động hăng say hơn nữa,. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã bình luận ngay: “Anh Lộc nói như vậy là chỉ đứng về phía doanh nghiệp”.

Đó cũng là phiên họp mà Chủ tịch Quốc hội đã “xin phép nói dài vì từng là Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này ở những lần sửa đổi Bộ luật Lao động trước đây”.

Theo bà, qua rà soát lịch sử những lần xây dựng, sửa đổi Bộ luật Lao động và qua báo cáo của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong những lần sửa đổi luật trước đây, quan điểm đều nhất quán là không tăng, dù nhu cầu thực tế là có thật. Và lí lẽ cuối cùng là bảo vệ hợp lí người lao động, có tính đến tác động của thị trường việc làm, lực lượng lao động, sức khỏe của người lao động... Ngay tại những thời điểm mà Luật Lao động được đặt lên bàn thảo luận, các bên cũng đã có nhiều tranh luận gay gắt giữa đại diện giới chủ và đại diện cho người lao động.

Theo Chủ tịch Quốc hội, tình trạng vi phạm quy định về giờ làm thêm hiện khá phổ biến ở nhiều nơi, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng chúng ta chưa mạnh dạn chỉ ra nguyên nhân chính ở đâu.

"Vấn đề này xuất phát phần lớn từ nhu cầu của doanh nghiệp, muốn tăng đơn hàng, muốn tăng doanh thu nhưng không muốn tăng chi phí đầu tư cho việc mở rộng sản xuất, thuê thêm người lao động. Như vậy là bóc lột sức lao động và giải pháp làm thêm giờ là giải pháp tối ưu nhất cho người sử dụng lao động. Tôi khẳng định việc này"- Chủ tịch Quốc hội nói.

"Chúng ta nhìn lịch sử Công đoàn trên thế giới đều đấu tranh nhằm tăng lương giảm giờ làm và nâng cao đời sống người lao động, cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn người sử dụng lao động luôn luôn muốn tăng năng suất cao, tranh thủ người lao động để đem lại lợi nhuận cao nhất nhưng trả lương thì hợp lí, tôi không muốn nói là trả thấp”.

Nói sâu hơn về giai cấp công nhân, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là lực lượng nòng cốt, tiên phong của Đảng ta, của đất nước. “Chúng ta không chỉ tạo cơ sở pháp lý mà còn tạo điều kiện để cho người lao động được phát triển, được nâng cao trình độ phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác phương thức sản xuất, công cụ lao động có nhiều tiến bộ, xu hướng của thế giới là tăng lương, giảm giờ làm, nâng cao đời sống cho người lao động”.

"Giảm giờ làm là một xu hướng tiến bộ, là mong muốn của chúng ta. Ta chưa giảm được mà còn tính tăng thêm giờ làm. Xã hội tiến bộ, phát triển văn minh mà chúng ta ngồi đây bàn tăng thời gian làm thêm cho người lao động thì phải cân nhắc cho thấu đáo. Còn quan điểm cá nhân là tôi không đồng ý"- Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Theo Chủ tịch Quốc hội, sửa đổi Bộ luật Lao động lần này cần phải trả lời câu hỏi với những quy định mới thì người lao động, người sử dụng lao động, xã hội được cái gì, quyền lợi nào của người lao động được tăng lên, quyền lợi nào của người sử dụng lao động được đảm bảo. Luật phải hài hoà lợi ích chứ không bảo vệ một phía, phải tìm được điểm cân bằng giữa bảo vệ người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.

Đừng bắt người lao động đổ thêm mồ hôi cho sản xuất

Tháng 10, khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tại phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội đã lắng nghe tâm tư của cử tri: “Việc đề xuất tăng giờ làm thêm từ 300 lên 400 giờ/năm là rất nặng, bởi “đồng hồ sinh học của mỗi người không cho phép, dẫn đến năng suất lao động không tốt. Thay vì “vắt” sức người, các doanh nghiệp phải đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, để tăng năng suất”. Chủ tịch Quốc hội nói rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu làm thêm tăng thu nhập của công nhân là có, doanh nghiệp cũng có nhu cầu gia tăng sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng của thế giới hiện nay là tăng lương, giảm giờ làm việc. Ở đó, các doanh nghiệp phải dùng tiền để đầu tư cơ sở sản xuất, chứ không phải bắt người lao động đổ thêm mồ hôi cho sản xuất”.

Bộ Luật Lao động (sửa đổi) được thông qua ngày 20.11.2019 với tỉ lệ 90,06% số Đại biểu Quốc hội tham dự tán thành. Đây là Bộ Luật có nhiều tiến bộ, hài hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động. Cho dù câu chuyện giảm giờ làm vẫn còn dang dở nhưng để giữ nguyên so với luật cũ là 48 giờ/tuần cũng được coi là những nỗ lực mà ở đó, quyền và lợi ích của người lao động đã được quan tâm khi những ý kiến để tăng thêm giờ làm của người lao động đã bị bãi bỏ.

Minh Anh
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN |

Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) hôm nay (20.11). Bộ luật lần này có nhiều thay đổi quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hàng chục triệu lao động trên cả nước. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến, những kỳ vọng của đại biểu Quốc hội, của công nhân lao động về những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước giờ Quốc hội bấm nút thông qua. 

Giảm thời gian làm việc có lợi cho cả hai phía

KỲ QUAN |

Việc giảm thời gian làm việc bình thường tại các doanh nghiệp (DN) từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần đang được thảo luận sôi nổi tại kỳ họp Quốc hội. Thực tế nhiều DN từ lâu thực hiện thời gian làm việc 44 giờ/tuần, thậm chí thấp hơn, cho thấy việc giảm thời gian làm việc không chỉ có lợi cho người lao động (NLĐ), mà còn cho cả chủ DN.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ giảm giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG |

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, công nhân không muốn làm thêm giờ. Mặc dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ và chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao họ làm thêm. Vì tiền lương không đủ trang trải cuộc sống?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Kỳ vọng tăng ngày nghỉ, giảm giờ làm

ĐẶNG CHUNG - CAO NGUYÊN |

Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) hôm nay (20.11). Bộ luật lần này có nhiều thay đổi quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp, sâu rộng đến hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hàng chục triệu lao động trên cả nước. Báo Lao Động ghi nhận ý kiến, những kỳ vọng của đại biểu Quốc hội, của công nhân lao động về những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước giờ Quốc hội bấm nút thông qua. 

Giảm thời gian làm việc có lợi cho cả hai phía

KỲ QUAN |

Việc giảm thời gian làm việc bình thường tại các doanh nghiệp (DN) từ 48 giờ xuống còn 44 giờ/tuần đang được thảo luận sôi nổi tại kỳ họp Quốc hội. Thực tế nhiều DN từ lâu thực hiện thời gian làm việc 44 giờ/tuần, thậm chí thấp hơn, cho thấy việc giảm thời gian làm việc không chỉ có lợi cho người lao động (NLĐ), mà còn cho cả chủ DN.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ giảm giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần

C.NGUYÊN - Đ.CHUNG |

Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, công nhân không muốn làm thêm giờ. Mặc dù trên thực tế họ cần làm thêm giờ và chúng ta phải trả lời câu hỏi vì sao họ làm thêm. Vì tiền lương không đủ trang trải cuộc sống?