Những rào cản cần phá bỏ đối với lao động nữ: Làm nhiều nhưng hưởng chẳng bao nhiêu (Kỳ 1)

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Theo Mạng lưới hành động vì lao động di cư, tại Việt Nam, lao động nữ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam là 72% (tức cứ 10 phụ nữ có hơn 7,2 người đi làm), cao hơn mức trung bình thế giới (49%), lao động nữ tại Việt Nam chiếm gần một nửa (48,4%) tổng lực lượng lao động. Tuy nhiên, hiện nay, lao động nữ còn gặp rất nhiều rào cản trong việc làm và thu nhập.

Cùng tham gia vào lực lượng lao động, nhưng thực tế, lao động nữ luôn gặp nhiều khó khăn, rào cản hơn nam giới cả về thu nhập, cơ hội và môi trường làm việc.

Ví đây đổi phận làm trai được?

Nhớ lại khoảng thời gian đầu khi xin việc làm công nhân (CN), chị Bùi Thị Mai (hiện đang làm việc trong KCN Bảo Minh, Nam Định) không khỏi ngậm ngùi. Tốt nghiệp trung cấp y, Mai không xin được việc làm. Khó khăn chồng chất hơn khi bố Mai bị bệnh nặng phải đi bệnh viện, rồi qua đời. Mai quyết định từ bỏ ước mơ một công việc trong một cơ sở y tế nào đó, chấp nhận đi làm CN tại KCN Bảo Minh, vừa để gần nhà, lại có tiền trả nợ cho gia đình. Qua các “mối”, Mai tìm được một số công việc lương khá cao, lại làm giờ hành chính. Nhưng không hiểu sao, nhà tuyển dụng yêu cầu rõ ràng là chỉ tuyển nam giới vào làm việc. Chưa hết, nhiều Cty đưa ra yêu cầu chiều cao và cân nặng đối với nữ CN được tuyển dụng. Ví dụ như nữ cao từ 1,5m trở lên; nặng từ 42kg trở lên; hay không có hình xăm… Lúc đó, Mai chỉ có cân nặng hơn 40kg, nên bị loại ngay từ đầu.

Không chỉ thế, nhiều Cty chỉ tuyển phụ nữ đã có con, có gia đình, hoặc là nam giới vì như thế họ không phải trả các trợ cấp sinh đẻ. Sự phân biệt giới tính trong tuyển dụng LĐ này có thể gặp tại không ít các tờ rơi tuyển dụng trong các KCN.

Chị Trần Thị Thùy Dương hiện đang là CN Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Chị cho biết, công việc của CN trong Cty khá nặng nhọc và độc hại. Tuy nhiên, ở từng bộ phận, nam và nữ đều bình đẳng, chẳng ai nhẹ việc hơn ai. “Nam, nữ đều phải thu gom rác, làm sạch đường, ngõ phố. Cùng đi làm như nhau, nhưng khi về nhà, dù có được chồng hỗ trợ thì thường CN nữ vẫn bận nhiều việc hơn như: Giặt quần áo, đi chợ, nấu cơm, lau nhà, đưa và đón con đi học, vệ sinh nhà cửa. Tôi có 2 con nhỏ cùng đang học tiểu học, nên mỗi buổi sáng, tôi đều phải chở cả hai con đi học” - chị Dương chia sẻ.

Theo nhận định của chị Dương, nói chung lao động (LĐ) nữ chịu áp lực công việc hơn nam giới. Do sức khỏe yếu hơn, việc nhà bận bịu hơn, thời gian dành cho nghỉ ngơi ít hơn, nên cùng công việc như nhau, nữ CN thường làm chậm hơn, phải kết thúc công việc muộn hơn đồng nghiệp nam giới. “Cũng do công việc nặng nhọc, nên nhiều nữ CN chưa tới tuổi nghỉ hưu (55 tuổi) đã nghỉ việc. Tới thời điểm đó, nữ CN muốn tìm việc nhẹ nhàng hơn để chăm lo cuộc sống gia đình cũng khó” - chị Dương cho biết.

Nhiều bất bình đẳng

Khảo sát “Phụ nữ, việc làm và tiền lương: Tổng quan về LĐ nữ tại Việt Nam” do Mạng lưới hành động vì LĐ di cư tiến hành cho thấy, tại Việt Nam, dù có cùng trình độ, vị trí công việc như nam giới, thu nhập của LĐ nữ luôn thấp hơn. Trung bình, thu nhập của LĐ nữ thấp hơn nam giới 10,7% sự chênh lệch này càng ở các nhóm trình độ cao hơn thì càng nới rộng. Năm 2016, thu nhập của LĐ nữ chưa qua đào tạo chỉ thấp hơn nam cùng trình độ là 8,1% nhưng chênh lệch này lên tới 19,7% ở nhóm trình độ đại học trở lên. Theo vị trí công việc, LĐ nữ đang có thu nhập thấp hơn các nam đồng nghiệp 12% ở vị trí lãnh đạo, 19,4% ở vị trí chuyên môn kỹ thuật bậc cao và 15,6% ở nhóm LĐ giản đơn.

Thu nhập thấp tác động tiêu cực tới điều kiện sống và làm việc của LĐ nữ và gia đình. Theo một khảo sát năm 2017 trong ngành lắp ráp điện tử tại Bắc Ninh, nơi phụ nữ chiếm tới 90% lực lượng LĐ, có tới 71,8% số người LĐ phải làm thêm trên 30 giờ/tháng và 54,5% đang làm thêm trên 45 giờ/tháng. Hiện thu nhập từ làm thêm giờ chiếm tới 32% tổng thu nhập và trên 50% lương cơ bản trung bình của LĐ trong ngành điện tử. Nói cách khác, nếu không làm thêm giờ, LĐ nữ không thể trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu. Do đó, họ phải làm thêm, có khi lên tới 115 giờ/tháng hoặc phải làm thêm một công việc phụ hoặc không dám mang thai. Với các phụ nữ đã có con, thu nhập quá thấp khiến họ không đủ tiền trang trải các nhu cầu thiết yếu bao gồm chi phí giáo dục và y tế cho các con.

Cũng theo nghiên cứu trên, LĐ nữ cũng phải làm việc trong điều kiện tồi tệ hơn LĐ nam. Chỉ có 49,8% số LĐ nữ trong nhóm LĐ làm công ăn lương có ký kết hợp đồng LĐ với người sử dụng LĐ, trong khi đó tỉ lệ ký hợp đồng LĐ của nam là 58,8%. Ngoài ra, trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, LĐ nam có tỉ lệ ký hợp đồng LĐ không xác định thời hạn lên tới 73,91% trong khi với LĐ nữ chỉ là 67,67%.

Điều kiện vệ sinh không đảm bảo và áp lực công việc để lại hậu quả tới sức khỏe LĐ nữ. Trong khi LĐ nữ chiếm từ 70-90% lực lượng LĐ các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, chế biến thủy sản. Tuy nhiên, LĐ nữ đang phải làm việc trong điều kiện kém vệ sinh, nóng nực, áp lực công việc cao và thiếu các trang thiết bị vệ sinh phù hợp cho nữ. Hậu quả là theo một khảo sát, có tới 68% số LĐ nữ trong các nhà máy xuất khẩu giày đã từng bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

NHÓM PHÓNG VIÊN
TIN LIÊN QUAN

Ưu tiên chăm lo cho lao động nữ

Lê Tuyết |

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng các chương trình phúc lợi dành riêng cho lao động nữ với mục tiêu chăm lo tốt hơn cho đối tượng này. Từ những chương trình đó, người lao động (NLĐ) đã an tâm làm việc, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới

L.HOA |

Tại Việt Nam, lao động nữ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo đó, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam là 72%, cao hơn mức trung bình thế giới (49%), mức trung bình của khu vực Châu Á và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Cải thiện điều kiện làm việc cho nữ CNVCLĐ

Hải Đăng |

Ngày 3.1, LĐLĐ tỉnh Thái Bình cho biết, trong năm 2017, các cấp CĐ trong tỉnh đã tổ chức kiểm tra và phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ ở 180 cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Ưu tiên chăm lo cho lao động nữ

Lê Tuyết |

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng các chương trình phúc lợi dành riêng cho lao động nữ với mục tiêu chăm lo tốt hơn cho đối tượng này. Từ những chương trình đó, người lao động (NLĐ) đã an tâm làm việc, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới

L.HOA |

Tại Việt Nam, lao động nữ đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo đó, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam là 72%, cao hơn mức trung bình thế giới (49%), mức trung bình của khu vực Châu Á và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp.

Cải thiện điều kiện làm việc cho nữ CNVCLĐ

Hải Đăng |

Ngày 3.1, LĐLĐ tỉnh Thái Bình cho biết, trong năm 2017, các cấp CĐ trong tỉnh đã tổ chức kiểm tra và phối hợp kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ ở 180 cơ quan, doanh nghiệp, trường học.