Cuộc thi "Viết về người lao động - viết cho người lao động":

Những người giữ hương cho phố

NGUYỄN VĂN CÔNG |

Hà Nội phố xá nhộn nhịp, ẩn sau đó còn có những con người thầm lặng với đam mê và ước vọng riêng của mình. Đó là chút thi vị của người Tràng An hay hương phố của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Nghề thợ rèn

Ông thợ rèn tên là Hùng, người ta hay gọi ông là Hùng rèn vì đơn giản rằng ông làm nghề thợ rèn, và đặc biệt là trên phố Lò Rèn này duy chỉ còn mình ông làm nghề do cha ông để lại. Ông bảo, ngày trước cả con phố này hơn mấy trăm hộ dân, hộ nào cũng làm nghề rèn vậy nên mới có cái tên Lò Rèn này chứ đâu phải nghiễm nhiên.

Bản thân ông cũng không nhớ nghề có từ trên phố bao nhiêu năm trước, chỉ biết rằng từ thời ông cố của ông Hùng nghề đã phát triển rực rỡ, xung quanh vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường đổ về đây đặt sản xuất nông cụ như cày, cuốc, bừa, dao kéo, hoặc một số đồ thiết kế theo yêu cầu riêng.

Công việc lò rèn của ông Hùng chỉ giúp ông có thu nhập trên dưới 200 nghìn một ngày nhưng bù lại ông có thêm vô số những người bạn, đặc biệt là các ông bạn nông dân đến từ các miền quê. Chốc chốc lại có người gọi điện thoại đặt hàng, rồi hỏi thăm, ông lấy chiếc điện thoại nhọ đen ra nghe trong điệu cười sảng khoái, tự nhiên mà không phải ai cũng có được hằng ngày nơi phố thị chật chội.

Đạp xích lô

Những thi vị của Hà Nội xưa tuy ít nhưng vẫn còn để chúng ta khám phá, mà đặc biệt là những người có cùng niềm đam mê, nét hoài cổ trong tiềm thức. Đó đơn giản là chiếc xích lô Sans-souci vừa lướt qua góc phố Lò Rèn, theo sự chỉ dẫn của ông Hùng tôi tìm đến chủ nhân của người khai sinh ra những chiếc xích lô độc đáo này - ông Đỗ Anh Thư, tại một ngôi nhà nhỏ gần hồ Gươm.

Ông Đỗ Anh Thư - người khai sinh ra xích lô Sans-souci.
Ông Đỗ Anh Thư - người khai sinh ra xích lô Sans-souci.

Ông Đỗ Anh Thư từng đi bộ đội, sau khi hết nghĩa vụ ông trở về và thi vào đại học. Năm 1981, ông tốt nghiệp khoa Sử của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, với ước mơ làm nhà sử học hoặc làm thầy giáo dạy sử theo truyền thống gia đình. Nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ” khi cuộc sống đầy những khó khăn. Sự nghiệp không thành, ông mua một chiếc xích lô để làm thêm, nhưng bị gia đình phản đối vì bố mẹ, chú, bác đều làm bác sĩ, nhà giáo mà ông lại đi đạp xích lô. Mặc dù mọi người tham gia rất nhiều nhưng tất cả chỉ như “đàn gẩy tai trâu”, ông quyết tâm bám nghề đạp xích lô.

Cái duyên đạp xích lô và thành lập thương hiệu xích lô Sans-souci đến với ông Thư như sợi dây vô hình buộc số phận ông gắn bó với nghề, “một lần tôi gặp được người phụ nữ Pháp, người phụ nữ này đã thuê tôi 8 tháng liền với tiền công 8USD (tính ra bằng khoảng 160.000 một ngày), so thời đó với hiện nay thì số tiền đó quá lớn đối với tôi, và sau đó tôi nảy sinh ra ý định thành lập công ty xích lô để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước mỗi lần tới Hà Nội” - ông Thư đã nói.

Năm 1990, ông đã thành lập đội xích lô Sans-souci chỉ có 5 đến 7 người. Với quan điểm thống nhất là phải “tân trang” cho xe đẹp lên, mỗi ngày, sau các chuyến chở khách, ông và các anh em trong đội lại cùng góp vào 5.000 đồng để cuối tháng mua thêm những tấm inox hay vải giả da, nệm mút để trang trí cho xe thêm đẹp.

Để đạt tới ngày hôm nay, Công ty xích lô Sans-souci đã trải qua bao khó khăn và thử thách, vì nhiều người và các ban ngành coi xích lô là hình ảnh không đẹp mắt của thủ đô, ông Thư cho biết: “Năm 2001, UBND TP.Hà Nội có công văn yêu cầu siết chặt các hoạt động của xích lô du lịch. Xích lô gần như bị xoá sổ hoàn toàn, cấm toàn bộ xích lô đi trên địa bàn Hà Nội. Cứ khoảng 2 năm 1 lần lại có “trát” đòi “giết”. Nội dung cái chết ngày càng rõ”.

Vượt qua sóng gió, năm 2002, ông Thư chính thức thành lập Công ty xe xích lô Sans-souci. Tiếng leng keng của xích lô tạo ra không gian riêng của phố cổ, khách du lịch nước ngoài đến với xích lô ngày càng nhiều vì sự an toàn và không bị chèo kéo. Có thể nói, xích lô du lịch Hà Nội gắn liền với khu phố cổ, phố ngành nghề. Những con ngõ nhỏ, quanh co là nơi mà xích lô tồn tại và phát triển.

Giờ đây, xích lô Sans-souci không những là đối tác tin cậy đối với khách du lịch trong và ngoài nước mà nó còn thể hiện cho vẻ đẹp tiềm ẩn, bất tận của Hà Nội.

Khi hỏi về ước mơ và dự định sau này của ông cho công ty, ông niềm nở cho biết: “Tôi mơ ước một ngày nào đó, xích lô sẽ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Việt Nam. Đó sẽ là tấm “lệnh bài” để không ai có thể tiêu diệt được xích lô nữa”.

Dạy nghề trẻ cơ nhỡ

Còn đối với thầy Trần Duyên Hải (ngõ Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội) thì cách làm cho ông say cuộc đời đó là làm từ thiện và thu gom những mảnh đời cơ nhỡ. Hơn 40 năm qua, ông đã cưu mang hàng nghìn người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, chất độc màu da cam, dậy họ nghề để họ có thể lao động trên chính đôi tay của mình.

Thầy Hải cưu mang hàng nghìn trẻ cơ nhỡ tại trung tâm của ông.
Thầy Hải cưu mang hàng nghìn trẻ cơ nhỡ tại trung tâm của ông.

Mối duyên nợ làm từ thiện đối với thầy Hải xuất phát từ một câu chuyện năm 1975, khi đi qua hồ Hoàn Kiếm, ông chứng kiến cuộc sống khốn khó của những trẻ em lang thang đường phố. Lúc ấy, dù đã phát cho chúng những chiếc bánh mỳ, nhưng nghĩ thế cũng không được vì không giải quyết được vấn đề gì, rồi cuộc đời của các em sẽ đi về đâu? Cuối cùng, ông quyết định mở một trung tâm dạy nghề may áo cưới, đón các em về dạy nghề. Dù trong hơn 40 năm qua, có những lúc gặp không ít khó khăn do thiếu thốn về vật chất, kinh phí, nhưng trung tâm vẫn tồn tại được”.

Khi mới thành lập, trung tâm chỉ có 3 thành viên, nhưng mỗi ngày một đông dần, tất cả ai khó khăn đều được thầy cưu mang, dạy nghề, chủ yếu là nghề may, rồi có thể tự kiếm được việc làm với thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Cái tên để lại ấn tượng lớn nhất với thầy Hải là em Ngọc Sương Gió (Vĩnh Phúc), thầy nói: Hoàn cảnh Gió rất khó khăn, hai chân bị bỏng, mẹ mất, bố lấy vợ khác, em buộc phải xuống Hà Nội ăn xin, mới đầu nhận em về thì cứ ngày làm, tối em bỏ đi uống rượu. Phải mất đến 8 lần bỏ đi quay về Gió mới học thành nghề và chịu khó làm ăn.

Thầy Hải luôn nghe ngóng ở đâu có trẻ em cơ nhỡ là lại lọ mọ đi vận động các em về với trung tâm, tuổi nay đã cao, nhưng với thầy đây là công việc làm thầy khỏe hơn đặc biệt là trái tim ấm hơn khi được giúp đỡ người khác. “Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã giúp hàng nghìn em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định” - thầy Hải nói.

Biết là vậy nhưng thấy một tay thầy Hải không thể nào quán xuyến được tất cả, hơn nữa tài chính cũng hạn hẹp chỉ mong sao ai có cùng tấm lòng và ước vọng giống thầy hãy cùng chung tay với thầy phát triển trung tâm, đưa nụ cười, niềm hạnh phúc đến cho nhiều người nhất.

Mời bạn đọc tham gia cuộc thi “Viết về người lao động - viết cho người lao động”

Báo Lao Động mời bạn đọc tham gia cuộc thi “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”

Đối với các ấn phẩm trên báo in Báo Lao Động

- Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan, kịp thời. Mỗi tác phẩm không quá 1.700 chữ và ít nhất 1 ảnh, khuyến khích tác phẩm gửi kèm nhiều ảnh.

- Tác phẩm dự thi ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm dự thi gửi qua email hay đường bưu điện phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi viết “VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG - VIẾT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG”.

- Ban Tổ chức không hoàn trả tác phẩm dự thi.

Đối với tác phẩm video:

- Tác phẩm dự thi có thời lượng không quá 5 phút.

- Ngoài bút danh (nếu có) phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, hòm thư điện tử (email) của tác giả.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi gửi về: Ban TKTS, Báo Lao Động, số 6 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

(Bì thư ghi rõ: Tham gia Cuộc thi

Thư điện tử theo địa chỉ: thivietvelaodong@laodong.com.vn

Kính mời bạn đọc cả nước tham gia.

BBT BÁO LAO ĐỘNG

NGUYỄN VĂN CÔNG
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Ghe chở hoa xuân rực rỡ, tấp nập về chợ hoa trên sông lớn nhất TPHCM

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Từ chiều nay 25 tháng Chạp (ngày 16.1), ghe hoa từ các tỉnh miền Tây đã tấp nập cập bến Bình Đông (quận 8, TPHCM), chợ hoa “Trên bến dưới thuyền” cũng chính thức khai mạc. Tết này, hoa về bến Bình Đông đa dạng về chủng loại, rực rỡ sắc màu, giá cả không tăng so với những Tết trước.