Những mảnh đời nặng gánh mưu sinh tuổi xế chiều

Trang Hoài |

Những ngày cuối năm, đường phố trở nên tấp nập, ai cũng hối hả chạy đua với thời gian thế nhưng giữa phố thị ồn ào vẫn còn những mảnh đời kém may lặng lẽ mưu sinh dù ở tuổi xế chiều.

Mưu sinh nơi xứ người

Ở cái tuổi đáng lẽ phải được chăm sóc, quây quần bên gia đình thế nhưng gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai khiến cuộc sống của những người lao động tuổi cao vốn đã khó khăn lại thêm phần khó khăn hơn.

Để có tiền trang trải cuộc sống, hàng ngày bà Nhuận rong ruổi khắp nơi bới từng túi rác, nhặt từng mảnh nilon.
Để có tiền trang trải cuộc sống, hàng ngày bà Nhuận mưu sinh khắp nơi bới từng túi rác, nhặt từng mảnh ni lông.

Buông chén cơm trưa, người phụ nữ vội vã kéo xe ra khỏi khu trọ, bắt đầu buổi làm việc mới. Công việc là nhặt phế liệu nên hàng ngày bà Trần Thị Nhuận (61 tuổi, quê Hà Nam) bắt đầu công việc từ 2 giờ chiều cho tới sáng hôm sau. Cuộc sống ở quê khó khăn, chồng mất sớm, con ở xa vất vả nên bà Nhuận không thể nương nhờ, một mình bà gồng gánh lên Hà Nội mưu sinh suốt 10 năm qua.

Mỗi cân túi nilon bà Nhuận bán được 1.000 – 3.000 đồng
Mỗi cân túi ni lông bà Nhuận bán được 1.000 – 3.000 đồng.

Trước đây, khi còn khỏe ai thuê gì bà Nhuận cũng nhận làm, bảy năm trở lại đây căn bệnh thoái hóa cột sống đeo bám khiến sức khỏe bà Nhuận giảm sút, không làm được việc nặng. Để có tiền trang trải cuộc sống sinh hoạt, hàng ngày bà Nhuận đi nhặt túi ni lông trong chợ Long Biên (Q.Ba Đình, Hà Nội) kiếm từng đồng tiền lẻ.

“Từ khi có bệnh tôi bỏ công việc khuân vác đi qua nhặt túi ni lông, ngày nào chăm chỉ cũng được vài chục nghìn, có khi 2-3 ngày mới được 50.000 đồng, nhiều hôm chỉ đủ mua bữa rau dưa. Tuy số tiền kiếm được ít ỏi nhưng cũng phải cố chắt chiu từng đồng” - bà Nhuận nói.

Làm việc dành dụm cả năm chỉ mong có chút tiền về quê đón Tết, nhưng mới đây một trận ốm đã vét sạch những đồng tiền tích cóp lâu nay của bà Nhuận.

Chân ướt chân ráo lên thành phố, bà chỉ mong kiếm đủ tiền về quê sang "nhà mới" cho chồng nhưng ốm đau liên miên làm được bao nhiêu một trận ốm lại cuốn đi hết. "Thế nên, ông nhà tôi mất 17 năm rồi nhưng vẫn chưa có điều kiện sang mộ” - ánh mắt bà Nhuận trùng xuống bóp nghẹn.

Tết năm nay vì làm không có dư nên bà đành ở lại Hà Nội đón Tết một mình.

Bà Trần Thị Nhuận và Trần Thị Ba trải lòng về cuộc sống mưu sinh ở thủ đô.

Người đầu bạc oằn mình nuôi kẻ đầu xanh

Cách đó không xa trước căn nhà lụp sụp rộng chừng 8m2, một bà lão lưng còng đang oằn mình bới từng đống rác, nhặt nhạnh từng vỏ chai để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi người con trai 37 tuổi mắc bệnh mất trí. Lên Hà Nội được 20 năm, bà Trần Thị Ba (71 tuổi, quê Nam Định) phải bươn chải khắp chốn với hi vọng cuộc sống của hai mẹ con vơi bớt khó cực.

Quanh năm suốt tháng chăm chỉ làm lụng nhưng cái đói vẫn bủa vây chẳng mấy khi hai mẹ con bà Ba no đủ. Hàng ngày, bà Ba đi làm từ sáng sớm cho đến chiều tối. Bà Ba nhớ lại, có lần lom khom nhặt phế liệu chẳng biết từ đâu bao tải rác rơi trúng đầu máu chảy lênh láng, may có người qua đường thấy đưa bà vào viện khâu rồi lấy thuốc uống.

"Ở cái tuổi gần đất xa trời nên tiền thuốc còn quá tiền cơm, không làm thì cả mẹ và con đều nhịn đói. Dù vậy, ít hay nhiều ngày nào tôi cũng cố gắng đi nhặt phế liệu được chừng nào quý chừng đó" - bà Ba thủ thỉ.

Dù 71 tuổi, nhưng nặng gánh trên vai nên hàng ngày bà Ba vẫn cố gắng đi nhặt phế liệu nuôi người con mất trí
Dù 71 tuổi, nhưng nặng gánh trên vai nên hàng ngày bà Ba vẫn cố gắng đi nhặt phế liệu nuôi người con mất trí.

Bà Ba cho hay, ở tuổi này người ta đang được an phận tuổi già không phải lo nghĩ gì còn bà vẫn phải một mình nơi đất khách, gồng gánh từng ngày nuôi con. Cật lực lắm một tuần hai mẹ con gom góp cũng được 200.000 nghìn, không chi li từng đồng thì chẳng bao giờ đủ cả.

“Từ khi xa quê, hai mẹ con lủi thủi kiếm ăn, mẹ đi đâu con đi đó, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Nhiều khi bệnh tật chẳng lường trước được. Chỉ sợ sau này khi không còn trên đời, ai sẽ là người chăm lo cho con lúc ốm đau” - ánh mắt bà Ba hướng về khoảng không.

Trang Hoài
TIN LIÊN QUAN

Đầm ấm bữa cơm tất niên của hàng trăm lao động Thái Thụy, Thái Bình

Bá Mạnh |

Nằm trong chuỗi hoạt động chăm lo Tết cho công nhân lao động, Liên đoàn Lao động huyện Thái Thụy (Thái Bình) vừa tổ chức bữa cơm tất niên và trao quà cho đoàn viên, người lao động Công ty TNHH Quốc tế SH.

Xóm chạy thận hiu hắt vì bận mưu sinh những ngày cuối năm

Hoài Trang - Minh Phương |

Trong con hẻm 121 Lê Thanh Nghị (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) “xóm chạy thận” từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai của những bệnh nhân suy thận nặng. Ngoài giờ đi chạy thận, những bệnh nhân nghèo trong xóm vẫn cật lực rong ruổi khắp phố mưu sinh từ nghề bán nước, đánh giày, chạy xe ôm... để trang trải cuộc sống.

Cửu vạn trắng đêm “cõng việc” mưu sinh cuối năm

Hoài Trang |

Cửu vạn - tên gọi khác của nghề khuân, bốc vác thuê. Dưới cái rét của những ngày cuối năm, phận người cửu vạn tại chợ Long Biên (Q.Ba Đình, Hà Nội) vẫn cật lực “cõng việc", bán sức bên những xe hàng với hi vọng có một cái Tết đủ đầy.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đầm ấm bữa cơm tất niên của hàng trăm lao động Thái Thụy, Thái Bình

Bá Mạnh |

Nằm trong chuỗi hoạt động chăm lo Tết cho công nhân lao động, Liên đoàn Lao động huyện Thái Thụy (Thái Bình) vừa tổ chức bữa cơm tất niên và trao quà cho đoàn viên, người lao động Công ty TNHH Quốc tế SH.

Xóm chạy thận hiu hắt vì bận mưu sinh những ngày cuối năm

Hoài Trang - Minh Phương |

Trong con hẻm 121 Lê Thanh Nghị (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) “xóm chạy thận” từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai của những bệnh nhân suy thận nặng. Ngoài giờ đi chạy thận, những bệnh nhân nghèo trong xóm vẫn cật lực rong ruổi khắp phố mưu sinh từ nghề bán nước, đánh giày, chạy xe ôm... để trang trải cuộc sống.

Cửu vạn trắng đêm “cõng việc” mưu sinh cuối năm

Hoài Trang |

Cửu vạn - tên gọi khác của nghề khuân, bốc vác thuê. Dưới cái rét của những ngày cuối năm, phận người cửu vạn tại chợ Long Biên (Q.Ba Đình, Hà Nội) vẫn cật lực “cõng việc", bán sức bên những xe hàng với hi vọng có một cái Tết đủ đầy.