Những giải pháp trị giá nghìn tỉ ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất

LÊ ĐỨC - THANH CHUNG |

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD, được thiết kế với công nghệ thuộc nhóm hiện đại bậc nhất trong ngành lọc hóa dầu của thế giới. Thế nhưng, trong quá trình vận hành các công nhân, kỹ sư người Việt đang công tác tại đây vẫn chưa “hài lòng” nên đã đưa ra nhiều ý tưởng điều chỉnh, thay thế được áp dụng, tạo đột phá trong sản xuất kinh doanh tại BSR, mang lại lợi ích kinh tế hàng nghìn tỉ đồng.

Sáng kiến triệu đô

Nhận thấy việc tối ưu hóa để vận hành hết phân đoạn của cụm Phân xưởng Naphtha gồm Phân xưởng xử lý Naphtha, Phân xưởng sản xuất xăng Reformat và Phân xưởng đồng phân hóa (NHT-CCR-ISOM), kỹ sư Đinh Văn Nhân cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu để khả năng tăng tối đa công suất vận hành.

Theo đó, anh Nhân cùng cộng sự tiến hành cải hoán như thay bơm và van giúp phân xưởng NHT-CCR-ISOM có thể tăng lên 125/110/125% công suất thiết kế, góp phần tăng sản lượng xăng Mogas 95 từ 1,1 triệu tấn lên 1,7 triệu tấn/năm, mang lại lợi ích kinh tế khoảng 15 triệu USD/năm.

Ngoài ra, anh Nhân còn chủ biên với đề tài “Lắp đặt hệ thống châm Ammonia tại phân xưởng NHT nhằm xử lý Chloride cao trong nguyên liệu Naphtha” đã làm lợi mỗi năm từ 1 triệu USD trở lên và không phải giảm công suất Nhà máy từ 105% về 80% trong thời gian 4 tháng.

Đồng thời, cho phép việc nhập khẩu dầu WTI từ Mỹ về để phối trộn tỉ lệ 30% khi lọc.

Trước đó, trong quá trình lô NMLD Dung Quất nhập lô dầu Bạch Hổ bị nhiễm Organic Chloride khiến nhiều thiết bị của nhà máy bị ăn mòn. Để đảm bảo an toàn vận hành, anh Nhân cùng cộng sự cải tiến bằng việc lắp đặt hệ thống châm Ammonia vào dòng nước rửa tại phân xưởng NHT để trung hòa Acid HCl nhằm kiểm soát pH trong nước chua. Nhờ đó, NMLD Dung Quất hoạt động ổn định.

Tương tự, giải pháp “Tăng nhiệt độ điểm chớp cháy cho sản phẩm dầu DCO, đáp ứng tiêu chuẩn nền FO (FP) của BSR làm tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất MFO” của kỹ sư Nguyễn Hoàng Tri và cộng sự đã giúp BSR tiết kiệm khoảng 11,6 triệu USD từ việc ngừng phối trộn residue vào dầu DCO; đồng thời có thể đem lại cho BSR khoản lợi ích kinh tế xấp xỉ 19,5 triệu USD/năm từ việc bán sản phẩm dầu MFO so với sản phẩm FO 180cS.

Anh Nguyễn Hoàng Tri cho biết, từ khi phân xưởng RFCC - trái tim của NMLD Dung Quất đưa vào vận hành, nhiệt độ điểm chớp cháy của dầu DCO không đạt được giá trị thiết kế 1000C và có nhiều thời điểm xuống dưới 460C, ngưỡng an toàn tối thiểu cho phép tương ứng với điều kiện lưu chứa. Để giải quyết, anh Tri cùng cộng sự đưa ra giải pháp cải thiện thành công chỉ tiêu nhiệt độ chớp cháy của phân đoạn DCO mà không cần phải phối trộn residue.

“Bà đỡ” cho những ý tưởng

Cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong những năm qua BSR là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học tạo nên giá trị lớn, mang lại nguồn lợi cho công ty nói riêng và đất nước nói chung.

Chủ tịch Công đoàn BSR Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong quá trình vận hành nhà máy với hàng triệu hệ thống máy móc, việc giám sát, kiểm tra luôn được các công nhân, kỹ sư “thuộc lòng” để không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào nhằm kịp thời khắc phục khi có sự cố cũng như điều chỉnh để mang lại hiệu quả tốt. Từ việc quản lý, vận hành, các kỹ sư đã “nghiệm” ra một số chi tiết chưa thực sự hiệu quả và việc điều chỉnh sẽ mang lại giá trị tốt hơn với lợi ích kinh tế lên đến hàng trăm triệu đôla trong 5 năm qua.

“Tuy nhiên, để biến từ ý tưởng trở thành sáng kiến đưa vào thực tiễn không hề dễ dàng do hệ thống thiết bị là một khối và được đánh giá là hiện đại. Thế nên, Ban Giám đốc nhà máy phải đứng ra làm “bà đỡ” để các kỹ sư chuyên tâm nghiên cứu. Chính việc quan tâm, hỗ trợ của ban lãnh đạo nên rất nhiều sáng kiến ra đời, áp dụng vào vận hành nhà máy tạo ra giá trị lớn” - ông Dũng cho hay.

Bên cạnh nỗ lực tự thân của các công nhân, kỹ sư trong quá trình làm việc để xây dựng nên những sáng kiến triệu đô, thì sự sát cánh, đồng hành của tập thể lãnh đạo BSR chính là “bệ phóng” để các sáng kiến được nuôi dưỡng từ ý tưởng trở thành giải pháp hiệu quả. Rất nhiều trong số các ý tưởng trở thành sáng kiến được công nhận góp phần mang lại giá trị lớn không riêng cho BSR mà cho xã hội, đất nước.

Theo Giám đốc NMLD Dung Quất Mai Tuấn Đạt, ngoài hỗ trợ, nuôi dưỡng các ý tưởng và đưa các sáng kiến vào thực tiễn, vinh danh các ý tưởng tốt thì ban lãnh đạo NMLD Dung Quất, BSR còn xem việc khuyến khích, động viên tinh thần bằng vật chất, xây dựng “Quỹ nghiên cứu khoa học” để thúc đẩy phong trào sáng tạo, sáng kiến.

Đồng thời, đây cũng là tiêu chí để đề bạt, bổ nhiệm. Từ đó, đã tạo nên phong trào đổi mới sáng tạo rất lớn trong đội ngũ công nhân, kỹ sư, chuyên gia và lãnh đạo tại BSR.

LÊ ĐỨC - THANH CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Vụ ngang nhiên cho DN chuyển nhượng đất trái quy định tại KKT Dung Quất: Cần xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

BÌNH MINH |

Liên quan đến dự án Nhà máy KIC Việt Nam do Công ty TNHH Eastar KIC Việt Nam (Công ty KIC Việt Nam) thực hiện tại KKT Dung Quất đã bị BQL KKT Dung Quất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư nhưng “quên” thu hồi đất và còn đứng ra làm trung gian để Công ty KIC Việt Nam thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dẫn đến bỏ hoang. Nhưng, trước đó, dự án này từng có thời điểm cả hệ thống chính trị vào cuộc bảo vệ nhà đầu tư thi công với những công văn hỏa tốc từ chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.

Những công trình “chết yểu” ở Khu kinh tế Dung Quất

LÊ ĐỨC |

Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi sau hơn 25 năm thành lập, cũng là chừng ấy thời gian về tuổi đời của những công trình được sinh ra rồi “chết lâm sàng” và tồn tại đến giờ, trở thành điểm xấu trong mắt cư dân địa phương, nhà đầu tư.

Vụ ngang nhiên cho doanh nghiệp sang nhượng đất trái quy định trong KKT Dung Quất: Vẫn loay hoay thu hồi đất

BÌNH MINH |

Việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi làm trung gian cho doanh nghiệp sang nhượng đất trái quy định đã được thanh tra của tỉnh Quảng Ngãi chỉ rõ những sai sót và yêu cầu thu hồi lại quỹ đất đã giao, song đến giờ việc thu hồi đang gặp quá nhiều vướng mắc khi có thêm bên thứ 3 là Công ty Hào Hưng đã thực hiện chuyển nhượng dự án và “chồng tiền” cho Công ty KIC Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vụ ngang nhiên cho DN chuyển nhượng đất trái quy định tại KKT Dung Quất: Cần xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

BÌNH MINH |

Liên quan đến dự án Nhà máy KIC Việt Nam do Công ty TNHH Eastar KIC Việt Nam (Công ty KIC Việt Nam) thực hiện tại KKT Dung Quất đã bị BQL KKT Dung Quất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư nhưng “quên” thu hồi đất và còn đứng ra làm trung gian để Công ty KIC Việt Nam thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dẫn đến bỏ hoang. Nhưng, trước đó, dự án này từng có thời điểm cả hệ thống chính trị vào cuộc bảo vệ nhà đầu tư thi công với những công văn hỏa tốc từ chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.

Những công trình “chết yểu” ở Khu kinh tế Dung Quất

LÊ ĐỨC |

Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi sau hơn 25 năm thành lập, cũng là chừng ấy thời gian về tuổi đời của những công trình được sinh ra rồi “chết lâm sàng” và tồn tại đến giờ, trở thành điểm xấu trong mắt cư dân địa phương, nhà đầu tư.

Vụ ngang nhiên cho doanh nghiệp sang nhượng đất trái quy định trong KKT Dung Quất: Vẫn loay hoay thu hồi đất

BÌNH MINH |

Việc Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi làm trung gian cho doanh nghiệp sang nhượng đất trái quy định đã được thanh tra của tỉnh Quảng Ngãi chỉ rõ những sai sót và yêu cầu thu hồi lại quỹ đất đã giao, song đến giờ việc thu hồi đang gặp quá nhiều vướng mắc khi có thêm bên thứ 3 là Công ty Hào Hưng đã thực hiện chuyển nhượng dự án và “chồng tiền” cho Công ty KIC Việt Nam.