Nhu cầu việc làm của người cao tuổi tăng cao

Văn Tùng |

Nhu cầu được làm việc của người cao tuổi, lao động sau nghỉ hưu đang có xu hướng tăng lên. Trên thực tế, kỹ năng và kinh nghiệm của họ đã mang lại những giá trị nhất định cho xã hội, đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý.

Lãng phí nhân lực

Sau khi nghỉ hưu ở một trường tiểu học công lập, bà Phùng Thị Thìn, 57 tuổi (phường Tân Quang, TP.Tuyên Quang) vẫn tiếp tục đi làm tại một cơ sở giáo dục tư thục trong vai trò là người quản lý.

Theo bà Thìn, phụ nữ về hưu ở tuổi 55 mà không tiếp tục làm một công việc nào khác trong khi còn đủ sức khỏe và trí tuệ thì sẽ là một sự lãng phí về nguồn nhân lực. 2 năm làm việc sau khi về hưu bà Hà cảm thấy hoàn toàn tự tin và hài lòng với công việc hiện tại.

“Tôi còn sức khoẻ, trí tuệ còn minh mẫn và cảm thấy vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc thì nên tiếp tục đi làm. Nghỉ ở nhà thì rất buồn chán, có khi tinh thần còn sa sút; đi làm còn có thêm thu nhập”, bà Thìn chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Diệm (65 tuổi, tại huyện Vũ Thư, Thái Bình) vốn có thâm niên quản lý xăng dầu trong đơn vị quân đội trên 30 năm. Về hưu ở tuổi 54, ông Diệm tiếp tục làm quản lý kinh doanh xăng dầu cho một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Gắn bó với công việc hơn 11 năm sau về hưu, ông Diệm vẫn thấy không có gì phải phàn nàn. Đi làm không chỉ giúp ông Diệm tăng thêm thu nhập mà còn khiến cuộc sống trở nên vui vẻ hơn khi hằng ngày được giao tiếp với mọi người. Sức khỏe nhờ đó cũng được nâng cao.

Ông Diệm chia sẻ: “Với những đơn vị kinh doanh xăng dầu tư nhân thì vị trí quản lý khá thiếu, trong khi tôi thì có thâm niên hàng chục năm rồi. Tôi nghĩ ở đây đôi bên đều có lợi, tôi cứ làm đến khi nào sức khoẻ cho phép”.

Yêu cầu kết nối cung - cầu lao động

Số lượng người cao tuổi có nhu cầu đi làm sau khi nghỉ hưu ngày một tăng cao đã đặt ra yêu cầu về việc kết nối cung cầu lao động cho đối tượng sau nghỉ hưu. Pháp luật hiện hành về lao động đã có những quy định về nội dung này nhưng chưa thể để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trao đổi với PV về nội dung này, ông Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Xã hội của Quốc hội cho rằng, nhu cầu việc làm của người sau khi nghỉ hưu là một thực tế cần được nhìn nhận. Họ còn sức khoẻ, còn trí tuệ thì rõ ràng vẫn đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động.

Đối với những lĩnh vực cần hàm lượng chất xám cao như giáo dục, y tế... thì lực lượng lao động sau về hưu cho thấy nhiều thế mạnh về kỹ năng, kinh nghiệm và đây thực sự là vốn quý cho xã hội.

Ông Lợi thông tin thêm: “Hiện có khoảng 60% lao động sau nghỉ hưu vẫn tiếp tục đi làm và họ rất cần được tiếp cận với thông tin việc làm, tạo điều kiện về vốn... Giải quyết việc làm cho lao động sau về hưu đây thực sự là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt kinh tế cả về mặt xã hội”.

Nhận định về vấn đề trên, ông Lê Quang Trung - Nguyên Cục trưởng cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho rằng, hiện nay chúng ta đang rơi vào thời kỳ cung lao động thấp hơn cầu, nếu không muốn nói là giai đoạn đầu của già hoá dân số.

Nếu như năm 2014, mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động và tham gia vào thị trường lao động thì đến nay chỉ có khoảng 400.000, giảm xuống cực kỳ mạnh. Sau 20 năm nữa, việc thiếu hụt lực lượng lao động là hoàn toàn có thể xảy ra

Ông Trung nhấn mạnh: “Để hạn chế việc thiếu hút lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao, có kinh nghiệm thì đối tượng sau nghỉ hưu cần tính tới như một thực tế tất yếu. Cần có những quy định cụ thể về cung cấp thông tin, tư vấn việc làm, chắp nối cung cầu sử dụng lao động là người cao tuổi”.

Văn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Tỉ lệ người cao tuổi có lương hưu khá thấp

ANH THƯ |

Nguồn thu nhập mà người cao tuổi có được từ lương hưu chỉ khoảng 15% và từ nguồn trợ cấp xã hội khoảng 10%.

Tạo mọi điều kiện để người cao tuổi được sống vui, khỏe, tăng tuổi thọ

THEO TTXVN |

Ngày 7.4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; hưởng ứng bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam; Nghị quyết Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Người cao tuổi là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước

Vương Trần |

Trong suốt chiều dài lịch sử, người cao tuổi có nhiều đóng góp to lớn cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên phó chủ tịch thường trực tổng LĐLĐVN: Cần có trung tâm giới thiệu việc làm cho người cao tuổi

Việt Lâm thực hiện |

Hiện nay, nước ta vẫn còn nhiều người cao tuổi (NCT) không có tích luỹ, thu nhập thấp, sống dựa vào con cháu… một phần do không tìm được việc làm phù hợp. Liên quan đến vấn đề việc làm của NCT, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN.

Tìm việc làm cho người cao tuổi: Không để lãng phí nguồn tài nguyên

Thùy Linh |

Người cao tuổi ở mỗi một quốc gia đều đã tích lũy được những nguồn vốn xã hội, trí tuệ lớn và có thể cả nguồn tài chính. Họ cần được coi là tài sản và là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội. Thế nhưng hiện nay, người cao tuổi ở Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo trở thành gánh nặng cho xã hội, công tác chăm sóc người cao tuổi vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào thực tế.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Tỉ lệ người cao tuổi có lương hưu khá thấp

ANH THƯ |

Nguồn thu nhập mà người cao tuổi có được từ lương hưu chỉ khoảng 15% và từ nguồn trợ cấp xã hội khoảng 10%.

Tạo mọi điều kiện để người cao tuổi được sống vui, khỏe, tăng tuổi thọ

THEO TTXVN |

Ngày 7.4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; hưởng ứng bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt các đại biểu về dự Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam; Nghị quyết Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam.

Người cao tuổi là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước

Vương Trần |

Trong suốt chiều dài lịch sử, người cao tuổi có nhiều đóng góp to lớn cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên phó chủ tịch thường trực tổng LĐLĐVN: Cần có trung tâm giới thiệu việc làm cho người cao tuổi

Việt Lâm thực hiện |

Hiện nay, nước ta vẫn còn nhiều người cao tuổi (NCT) không có tích luỹ, thu nhập thấp, sống dựa vào con cháu… một phần do không tìm được việc làm phù hợp. Liên quan đến vấn đề việc làm của NCT, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN.

Tìm việc làm cho người cao tuổi: Không để lãng phí nguồn tài nguyên

Thùy Linh |

Người cao tuổi ở mỗi một quốc gia đều đã tích lũy được những nguồn vốn xã hội, trí tuệ lớn và có thể cả nguồn tài chính. Họ cần được coi là tài sản và là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội. Thế nhưng hiện nay, người cao tuổi ở Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo trở thành gánh nặng cho xã hội, công tác chăm sóc người cao tuổi vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách chưa đi vào thực tế.