Nhớ những người họ Lê

Trần Đăng |

Văn phòng Báo Lao Động tại Cần Thơ, cho đến lúc ấy (năm 2000), họ Lê có ba người. Một là anh Lê Thanh Nguyên, Trưởng văn phòng, hai là anh Lê Vũ Tuấn, phó của anh Nguyên, ba là anh Lê Như Giang, phóng viên. Có người nay đã đi xa, người đã về hưu nhưng các anh vẫn nguyên vẹn trong tôi bằng tất cả lòng thương mến như đã từng, từ hơn 20 năm trước.

Tôi đi Cần Thơ năm ấy là theo gợi ý của anh Vĩnh Quyền, sếp trực tiếp của tôi ở Đà Nẵng. Trước hết là để thỏa cơn khát xê dịch của một anh nhà báo tỉnh lẻ là tôi; còn với cơ quan là để hạ nhiệt một mối quan hệ “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” giữa phóng viên thường trú với một nhân vật lãnh đạo ở địa phương- nơi tôi thường trú.

Năm 1999, ở miền Trung có trận lụt kinh hoàng, như thể ông trời năm ấy muốn khép lại một thế kỷ đầy tang tóc bởi chiến tranh và nghèo đói. Các phóng viên Báo Lao Động năm ấy vô cùng vất vả, vì vừa phải viết bài đều đặn hàng ngày (dĩ nhiên) lại vừa phải làm cửu vạn- bốc hàng lên xe, khiêng hàng xuống xe, mang vác cõng gùi vào vùng lũ để trao tận tay cho người dân bị hoạn nạn. Chính vì qua thực tế kinh nghiệm như vậy nên khi miền Tây có “trận lũ lịch sử” ngay năm sau (2000), tôi là người được chọn đi Cần Thơ để hỗ trợ anh em trong đó. Không ngờ tôi “báo cô” Văn phòng gần một tháng “mưa dầm cơm vắt” chứ chả giúp được gì nhiều. Những người họ Lê (và vài anh chị em “ngoài họ Lê” nữa) đã cưu mang tôi như cưu mang những người anh em chạy lụt chứ không phải đi hỗ trợ vùng lũ.

Nhà báo Lê Vũ Tuấn tác nghiệp cứu trợ đồng bào vũng lũ ĐBSCL.
Nhà báo Lê Vũ Tuấn tác nghiệp cứu trợ đồng bào vũng lũ ĐBSCL.

Ba người họ Lê nhưng chỉ có hai người là tôi gặp thường xuyên là Lê Thanh Nguyên và Lê Như Giang, còn Lê Vũ Tuấn thì thi thoảng mới gặp do anh đang bận một việc gì đấy cần phải xử lý hàng ngày ở nhà. Xin được kể ra đây một vài câu chuyện mà suốt 22 năm qua tôi chẳng thể nào quên nhưng lại không có dịp chia sẻ với anh em đồng nghiệp ở Báo Lao Động.

“Không nhậu à nghen”

Sau câu chào và cái bắt tay thân tình, anh Lê Thanh Nguyên vừa khuyến dụ lại vừa cảnh báo bằng một câu “không nhậu à nghen” làm tôi quá đỗi ngỡ ngàng. Tôi là người ham vui chứ không phải là tay “bợm nhậu” nhưng trong cuộc vui ấy dứt khoát phải có chút gì đó “đưa đường”. Thế mà mà ông “hộ pháp” của Cần Thơ nói vậy là nghĩa làm sao?

Tôi đi tàu lửa vào Sài Gòn, ngủ nhờ nhà khách của Cơ quan thường trú Báo Lao Động-120 Nam Kỳ Khởi Nghĩa- một đêm để sáng hôm sau đi Cần Thơ. Đang tính không biết đi loại phương tiện gì vừa rẻ vừa nhanh thì anh Huỳnh Dũng Nhân xuất hiện với lời đề nghị rất gãy gọn: “Tớ chở cậu đi!”. Được đi với một cây bút phóng sự lẫy lừng ngày ấy, tôi gạt sang một bên mối lo về mức độ an toàn của chiếc xe ô tô đời cô Lựu và chủ nhân Huỳnh Dũng Nhân vừa mới nhận bằng lái sau khóa học tại chức lái xe mấy tháng trước đó. Là cũng nghe anh em trong Văn phòng miền Nam trêu chọc vậy, không biết thực hư thế nào nhưng quãng đường gần 200 cây số từ Sài Gòn về Cần Thơ đã “nghiệm thu” trình độ lái xe của anh Nhân như toi đã trải nghiệm.

Lê Thanh Nguyên kéo tôi và anh Huỳnh Dũng Nhân ra bến Ninh Kiều để nhậu. Nói cho oai vậy chứ chủ yếu là khách uống chứ chủ nhà chỉ làm phép nhấc lên để xuống thôi. Sau này mới biết anh Nguyên bị bệnh nên bia rượu là thứ tối kỵ với anh. Nhưng có “khách quý” miền Trung vào, miền Nam xuống chả nhẽ lại nói chuyện “chay”. Thói quen của dân miền Trung, hễ nhìn con nước đục ngầu, bèo bọt cứ xoay như trái vụ là thế nào cũng có một trận lũ ống, lũ quét sắp tràn về nên vừa uống bia, tôi vừa cảnh giác với vẻ mặt bất an. Thấy vậy, Lê Thanh Nguyên trấn an khách: “Không sao đâu. Mỗi ngày nó lên độ một vài phân nước thôi. Mai ông sẽ biết lũ miền Tây khác lũ miền Trung là như thế nào”. Thì ra “không nhậu à nghen” của chủ nhà “chào” khách là có lý do: một là vô đây đi … ziết bài chớ không phải đi … coi nước lụt; hai là chủ nhà đang có bệnh, kiêng rượu bia.

Anh Nguyên đưa tôi về Văn phòng của báo tại Cần Thơ rồi giao việc: “Ông ở lại luôn cơ quan nha. Có người sẽ nấu cơm cho ông hằng ngày. Ông chỉ có ziệc ziết báo cho ngon zô heng”. Nói đoạn, anh chỉ tay về phía một ông đen đen cũng y chang tôi: “Anh Lê Như Giang đây sẽ đi với ông hằng ngày. Đi đâu thì tùy ông. Ông Giang làm tài xế. Ngó bộ gân gân zậy chớ cứng lắm đó”. Không biết ông đen đen này cứng ở bộ phận nào chứ tôi thì chột dạ: “Chưa chi đã phiền chủ nhà rồi đây”.

Dạo ấy anh Giang vừa chuyển từ báo Đồng Tháp về Báo Lao Động nên anh khá thuộc đường đi nước bước của vùng này. Sau một tuần xà quần hết Đồng Tháp qua An Giang, về lại Cần Thơ, mỗi ngày hai anh em “cày” cho được một cái ghi chép hoặc phòng sự, Lê Như Giang quyết định đi Kiên Giang. Chị Kiều Nguyệt Lượng là Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang điều một ô tô xuống Cần Thơ đón hai anh em lên Kiên Giang, không tạt Rạch Giá mà đi thẳng Kiên Lương- nơi có địa danh Hòn Đất, từng thức ngủ với chúng tôi bằng cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Đức.

Lăn lóc với lũ lụt khá nhiều ở miền Trung nhưng khi đối mặt với lũ miền Tây, tôi thật sự choáng. Vì ca nô của bộ đội biên phòng họ đưa nhà báo đi giữa biển nước mênh mông, chả biết nơi nào là bến đỗ. Nước ngập tứ bề, đến nỗi không có chỗ trú cho một thân cò! Chốc chốc, anh lái ca nô nói: “Chỗ kia kìa là đất của Campuchia đấy!”. “Chỗ kia kìa” chỉ cách chúng tôi vài sải nước.

Buổi chiều về ghé ngang một quán nước mua thuốc lá, chị chủ quán đon đả: “Ủa chớ hai anh ở bển mới qua à?”. Anh Giang giải thích cho tôi nghĩa của câu chào xã giao đó là: “Hai anh là người Miên ở bên ấy mới qua phải không?”. Tôi đùa với anh Giang: “Hóa ra tụi mình cũng chả khác người ngoại quốc là bao!”. Hai thằng cùng cười, mặt đen như cơm cháy, chỉ có hai hàm răng là trắng. Dưới là nước lũ, đầu trần phơi nắng một ngày đã biến hai gã nhà báo thành hai anh Campuchia là như vậy đó.

Viết bài như ma đuổi

Các phóng viên Báo Lao Động đã quá quen với thiên tai lũ lụt nên họ chả ngán ngại hiểm nguy mà chỉ sợ … tòa soạn giục bài. Dẫn đầu “băng nhóm” giục bài là TKTS Trần Duy Phương. Anh này hễ mở mắt ra là đọc ngay tin nhắn của ảnh từ Hà Nội: “Nửa trang nhé. Ảnh đẹp vào, đi cover trang một vắt qua trang 6 nhé. Xin độc giả tí nước mắt nhé. Cảm động nhé. Khuya mấy cũng đợi bài các anh!”. Nhiều hôm ù tai vì “nhé” của anh này. Vì vậy, chúng tôi nhiều hôm vừa viết bài vừa gặm bánh mì là thường xuyên.

Hơn 20 năm rồi mà ngỡ như mới hôm qua. Nước lũ mỗi năm vẫn ghé thăm miền Tây nhưng chúng tôi thì mấy chục năm rồi chưa ghé lại để thăm người cũ. Anh Nguyên anh Tuấn mới đó mà giờ thành cát bụi. Còn mỗi Lê Như Giang.

Không ghé thăm người cũ được thì nhắc lại vài kỷ niệm này thay cho một lần trở lại.

Trần Đăng
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc ngân hàng rao bán nợ, tài sản đảm bảo

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu. Thông tin này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra.

Phụ huynh cay đắng “nướng” cả 150 triệu đồng vào Apax Leaders

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Hàng loạt cơ sở Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders trên cả nước đóng cửa thời gian qua đã khiến rất nhiều học viên không thể học kiến thức, còn phụ huynh chật vật đi lấy lại tiền. Người ít thì vài chục triệu, người nhiều lên tới cả 150 triệu đồng. Trong khi đó, Giám đốc điều hành của Apax Leaders không đưa ra được thời gian nào sẽ trả lại học phí cho phụ huynh.

Đứt cáp buộc, hàng chục thanh sắt lao khỏi xe đầu kéo xuống đường

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Xe đầu kéo đang chạy trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn, khi đoạn qua vòng xoay thì bất ngờ bị đứt dây chằng khiến hàng chục thanh sắt lao xuống đường. Rất may, người đi đường kịp thời tránh né thoát nạn.

Công an vào cuộc điều tra vụ nổ súng tại một ngã tư ở TP Quy Nhơn

Hoài Luân |

Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra vụ nổ súng xảy ra tại một ngã tư trong TP Quy Nhơn sáng 28.2 khiến người dân hoang mang, lo lắng vì sự mạnh động của các đối tượng.

Chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra sai phạm tại Vinasport

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để điều tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport).

TPHCM: Buôn bán tràn lan gia cầm không nguồn gốc, không kiểm dịch

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ không đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan.

Thiếu thuốc, vật tư y tế trầm trọng, Bộ Y tế đề nghị khẩn cấp sửa yêu cầu “3 báo giá”

Thùy Linh |

Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ bỏ quy định về thời điểm mua sắm vật tư y tế theo Nghị định 98, sửa yêu cầu “3 báo giá” nhằm giải quyết nhanh vướng mắc dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng vật tư, hóa chất. Việc này sẽ gỡ khó trước mắt cho các bệnh viện lớn vốn đang rất đau đầu vì thiếu hóa chất, vật tư y tế.

Nghịch lý người dân không có nhà ở, còn loạt chung cư nghìn tỉ bỏ hoang

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Trong khi quỹ đất khan hiếm, nhu cầu nhà ở nhiều, hàng loạt tòa chung cư ở Hà Nội được đầu tư xây dựng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng, nhưng lại đang bị bỏ hoang, không có người ở từ nhiều năm nay.