Nhiều thợ lò nghèo không đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Có rất nhiều điều kiện mà người lao động phải hội đủ thì mới được xét mua nhà ở xã hội. Trong đó, với điều kiện “mức thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng sau khi giảm trừ gia cảnh” thì nhiều thợ lò nghèo, chưa có nhà của ngành than bị loại đầu tiên.

Bị loại vì... thu nhập cao

Lý do, theo đại diện Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, những năm gần đây, thu nhập của công nhân, lao động, nhất là đội ngũ thợ lò của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) - ngày một tăng

Tiền lương bình quân của toàn tập đoàn là trên 16,8 triệu đồng/tháng/người. Đặc biệt, trong nhóm thợ lò, nhiều người có mức thu nhập từ 30-40 triệu đồng. Năm 2023, toàn tập đoàn có hơn 3.200 thợ lò có mức thu nhập trên 300 triệu đồng/năm, trong đó có nhiều thợ lò có mức thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm.

Thợ lò luôn làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nhưng vẫn đóng thuế thu nhập cao như bất cứ ngành nghề nhẹ nhàng khác. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thợ lò luôn làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nhưng vẫn đóng thuế thu nhập cao như bất cứ ngành nghề nhẹ nhàng khác. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo ông Lê Thanh Xuân – Chủ tịch Công đoàn TKV – nhiều thợ lò, dù đã giảm trừ gia cảnh và nộp thuế thu nhập thì số còn lại vẫn cao hơn 11 triệu đồng/tháng và như thế không đạt một trong tiêu chí để được xét duyệt mua nhà ở xã hội là: có mức thu nhập dưới 11 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, phần lớn thợ lò đều ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa và gia đình khó khăn. Hàng nghìn người trong số đó vẫn phải tự đi thuê nhà, sống và sinh hoạt trong những khu nhà trọ tạm bợ.

Hiện, hầu hết các khu tập thể của các công ty than ở Quảng Ninh đều chỉ bố trí phòng ở cho các thợ lò độc thân. Khi vợ, con của các thợ lò ở quê ra thăm ngắn ngày thì được bố trí ở một số phòng “hạnh phúc” ít ỏi trong các khu tập thể. Một số thợ lò đưa vợ con ra Quảng Ninh sinh sống, buộc phải ra ngoài thuê nhà trọ.

Đề xuất đưa vào diện đặc thù

Theo một số thợ lò ở Yên Bái, Hà Giang, sau khi giảm trừ gia cảnh và nộp thuế thu nhập…, kể cả với số tiền còn lại nhiều hơn 11 triệu đồng/tháng thì cũng khó có thể mua nhà thương mại ở Hạ Long vì giá cao, chi phí sinh hoạt ở Quảng Ninh luôn trong tốp cao nhất cả nước, trong khi hầu hết đi thợ lò là để có tiền gửi về quê.

Theo Công đoàn TKV, một trong những lý do thợ lò bỏ việc là do vợ, con ở quê, khi theo chồng ra Quảng Ninh vừa phải đi thuê nhà, vừa không có việc làm ổn định rồi con cái đi học nên làm đến đâu tiêu hết đến đó, không có tích lũy.

Công đoàn TKV phối hợp với doanh nghiệp xây nhà ở xã hội tư vấn mua nhà ở xã hội cho công nhân ngành than. Ảnh: Nguyễn Tiến
Công đoàn TKV phối hợp với doanh nghiệp xây nhà ở xã hội tư vấn mua nhà ở xã hội cho công nhân ngành than. Ảnh: Nguyễn Tiến

Thực tế, nhiều người xác định ngay từ đầu, rằng chỉ đi làm thợ lò vài năm kiếm chút tiền rồi về quê. Vì thế, có những năm, số bỏ nghề tương đương với số lượng ngành than tuyển mới.

Tại buổi tư vấn cho người lao động ngành than mua nhà ở xã hội tại Quảng Ninh ngày 6.10.2023, bà Nguyễn Thị Minh - Phó Chủ tịch Công đoàn TKV – kiến nghị Quốc hội và Quảng Ninh có cơ chế đặc thù cho lao động ngành than về nhà ở, trong đó không áp dụng tiêu chí về thu nhập tối thiểu.

Trước đây, ngành than từng có đề xuất nâng mức đánh thuế thu nhập với thợ lò bởi dù làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nhưng thợ lò vẫn phải đóng thuế thu nhập cao như bất cứ ngành nghề nhẹ nhàng khác.

TKV hiện có 50 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với tổng số lao động hơn 76.000 người, đa phần là người ngoại tỉnh. Từ năm 2000 đến nay, Tập đoàn đã triển khai đầu tư xây dựng được 21 chung cư tập thể cao tầng tại 14 đơn vị sản xuất than hầm lò, bố trí chỗ ở cho 7.202 người (tập thể: 6.694 người; hộ gia đình: 238).

Tuy nhiên, hiện nay ngành than mới chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu nhà ở xã hội cho CNLĐ. Thực tế, hàng nghìn thợ lò vẫn phải tự thuê chỗ ở, không đảm bảo đầy đủ các điều kiện sống, ảnh hướng đến sức khoẻ, đời sống và giảm chất lượng lao động. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người lao động chưa thực sự yên tâm, gắn bó lâu dài với nghề.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Giá nhà ở xã hội còn quá cao, không gỡ khó, công nhân chỉ biết đứng nhìn

Lê Thanh Phong |

Nhà ở cho công nhân đã được đem ra bàn từ rất lâu, nhiều địa phương như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Nam cũng bắt tay thực hiện các dự án nhà ở phục vụ cho công nhân lao động. Nhưng cho đến nay, chương trình mục tiêu về nhà ở cho công nhân chủ yếu vẫn nhiều lý thuyết, hiện thực lại hiếm hoi

Làm nhà ở xã hội, thực tế khác xa với chỉ tiêu đặt ra

Bảo Chương |

Tốc độ phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 ở TPHCM đang rất chậm so với chỉ tiêu đặt ra.

Người thu nhập thấp than khó chạm tay được nhà ở xã hội

Minh Đức |

Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu, điều kiện khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao… đã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) của nhiều gia đình trở nên xa vời.

Cập nhật trực tiếp ngày bế mạc ASIAD 19: Chương trình thi đấu đã hoàn tất

NHÓM PV |

Hôm nay, ASIAD 19 sẽ chính thức khép lại bằng lễ bế mạc tại sân Hàng Châu Sports Park.

Tiền lương, phụ cấp của công chức khi cải cách tiền lương năm 2024

NHÓM PV |

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra tại Hà Nội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Một trong những nội dung được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động rất quan tâm đó là Trung ương sẽ xem xét việc cải cách chính sách tiền lương mới từ 1.7.2024. Vậy tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức được chi trả ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương?

"Chương trình 1 triệu sáng kiến" - mảnh đất sáng tạo màu mỡ của người lao động

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Vinh dự, tự hào cùng với bồi hồi, xúc động là cảm xúc của những cá nhân, tập thể được tôn vinh trong Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID - 19”. Nuôi dưỡng phong trào lao động sáng tạo của công nhân, lao động sẽ tạo ra mảnh đất màu mỡ giúp họ tiếp tục đóng nhiều hơn nữa.

Tiến bộ bất ngờ của bóng chuyền nữ Việt Nam tại ASIAD 19

HOÀNG HUÊ |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam khép lại hành trình tại ASIAD 19 với vị trí thứ 4 chung cuộc.

Chân dung nhà vô địch mới của Đường lên đỉnh Olympia 2023

Trà My |

Sau nhiều giờ tranh tài, ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olympia đã thuộc về thí sinh Lê Xuân Mạnh - Trường THPT Hàm Rồng (Thanh Hoá).

Giá nhà ở xã hội còn quá cao, không gỡ khó, công nhân chỉ biết đứng nhìn

Lê Thanh Phong |

Nhà ở cho công nhân đã được đem ra bàn từ rất lâu, nhiều địa phương như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Nam cũng bắt tay thực hiện các dự án nhà ở phục vụ cho công nhân lao động. Nhưng cho đến nay, chương trình mục tiêu về nhà ở cho công nhân chủ yếu vẫn nhiều lý thuyết, hiện thực lại hiếm hoi

Làm nhà ở xã hội, thực tế khác xa với chỉ tiêu đặt ra

Bảo Chương |

Tốc độ phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 ở TPHCM đang rất chậm so với chỉ tiêu đặt ra.

Người thu nhập thấp than khó chạm tay được nhà ở xã hội

Minh Đức |

Nhiều người lao động thu nhập thấp mong muốn có nhà để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu, điều kiện khắt khe, thủ tục vay vốn rườm rà, lãi suất cao… đã khiến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội (NƠXH) của nhiều gia đình trở nên xa vời.