Nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị xâm hại quyền lợi

Hà Anh |

Là thông tin do Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) Mai Đức Chính cung cấp tại Hội thảo tham vấn hiệu quả của hoạt động công đoàn trong trợ giúp người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài.

Hội thảo do Tổng LĐLĐVN tổ chức ngày 26.4, tại Hà Nội. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính chủ trì Hội thảo.

NLĐ gửi trên 2 tỉ USD về gia đình/năm

Theo Tổng LĐLĐVN, di cư LĐ đã trở thành xu hướng tất yếu. Từ năm 2014-2017, VN luôn duy trì số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở con số trên 100.000 LĐ/năm. Riêng năm 2017, số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 137.751 LĐ (LĐ nữ chiếm 39,6%) vượt chỉ tiêu đề ra 28,3%.

Ước tính, mỗi năm, NLĐ VN thực tập và làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình trên 2 tỉ USD. Điều này cho thấy những đóng góp tích cực của người LĐ VN đi làm việc ở nước ngoài cho sự phát triển kinh tế của chính bản thân gia đình họ và cho đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, LĐ VN, đặc biệt là đối tượng có tay nghề thấp, người nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài do thiếu thông tin khi tiếp cận dịch vụ đi LĐ ngoài nước. Họ thường đi qua khâu trung gian nên thông tin không chính xác, phải trả chi phí cao…

Chị Nguyễn Thị Ngọc (SN 1993, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình, sau 5 tháng hết hạn hợp đồng chủ sử dụng LĐ không cho về nước. Sau khi Báo Lao Động lên tiếng, ngày 20.5.2017, chị Ngọc đã đoàn tụ với gia đình. Ảnh: V.L
Chị Nguyễn Thị Ngọc (SN 1993, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, thứ hai từ phải sang) đi Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình, sau 5 tháng hết hạn hợp đồng chủ sử dụng LĐ không cho về nước. Sau khi Báo Lao Động lên tiếng, ngày 20.5.2017, chị Ngọc đã đoàn tụ với gia đình. Ảnh: V.L

Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cho biết, không ít người bị lừa gạt, bị đưa đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp, bị chủ sử dụng LĐ nước sở tại xâm hại quyền lợi mà không được bảo vệ, về nước trước hạn, lâm vào cảnh nợ nần không có khả năng chi trả; LĐ khi hết hạn hợp đồng khả năng tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng tay nghề có được sau chuyến đi còn hạn chế…

Trong thời gian qua, Tổng LĐLĐVN đã tập trung tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ NLĐ, nâng cao năng lực cho cán bộ CĐ, hợp tác với CĐ các nước như Hàn Quốc, Malaysia để cùng phối hợp bảo vệ quyền lợi NLĐ VN tại nước sở tại…

Cần sớm sửa đổi Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài

Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: V.L
Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: V.L
Tại hội thảo, đại diện các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa, Phú Thọ đã trình bày tác động của tổ chức CĐ đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nhằm hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và người LĐ đi làm việc ở nước ngoài trở về hội nhập với thị trường LĐ VN; CĐ các cấp chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của CĐ tại địa phương tham gia tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn giúp đỡ NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài và trở về hội nhập với thị trường LĐ VN.

Tham luận tại hội thảo, ông Trần Văn Tư - Trưởng Phòng Chính sách kinh tế xã hội, Ban Chính sách Kinh tế xã hội – Thi đua khen thưởng, Tổng LĐLĐVN - cho biết, trong thời gian qua bằng các biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ của Tổng LĐLĐVN, các cán bộ CĐ đã tăng cường hiểu biết về việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; giúp tăng cường kỹ năng của CBCĐ trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin và tư vấn cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; nâng cao nhận thức của NLĐ và gia đình; góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài…

Đại diện Tổng LĐLĐVN cũng cho biết, đa số NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chưa tham gia tổ chức CĐ, do đó CĐ gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn vướng mắc của NLĐ; trong hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ làm việc ở NN, Công đoàn VN đang thiếu cơ sở pháp luật, điều kiện và phương tiện vật chất trực tiếp can thiệp bảo vệ quyền, lợi ích cho NLĐ khi bị xâm hại; hạn chế nguồn kinh phí, nhân lực trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; khó khăn khi tiếp xúc, tập hợp NLĐ trong quá trình NLĐ tham gia tuyển chọn, quá trình làm việc ở nước ngoài và khi trở về nước (tuyên truyền, cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi, giải quyết khiếu nại, tố cáo…).

Để hỗ trợ NLĐ khi đi làm việc tại VN và tái hòa nhập với thị trường LĐ trong nước, phía Tổng LĐLĐVN đề nghị tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Châu Á và các tổ chức quốc tế về LĐ di cư hỗ trợ hợp nữa các hoạt động của CĐ nhất là trong quá trình đối thoại, hợp tác ký và triển khai các biên bản ghi nhớ với các nước, hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật các hoạt động khác trong quá trình triển khai; Quốc hội sớm sửa đổi Luật NLĐ VN đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có bổ sung quy định vai trò tham gia trực tiếp của CĐ VN trong bảo vệ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài…

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Người nghèo có thể vay 100% vốn đi xuất khẩu lao động

Quỳnh Chi |

Theo dự thảo Quyết định về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đang đề xuất mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài cho đối tượng thuộc hộ nghèo.

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.

Xuất khẩu lao động: Hết hạn vợ chưa về nước, chồng gửi đơn kêu cứu

Quỳnh Chi |

Thời gian gần đây, dù ngành LĐTBXH đã có nhiều chỉnh đốn “mạnh tay” với các công ty vi phạm về thu phí, “cắt xén” chương trình đào tạo; thậm chí đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hàng chục công ty sai phạm nghiêm trọng nhưng tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc chính người nhà của họ gửi đơn thư cầu cứu đến cơ quan chức năng vẫn không giảm…

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Người nghèo có thể vay 100% vốn đi xuất khẩu lao động

Quỳnh Chi |

Theo dự thảo Quyết định về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đang đề xuất mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài cho đối tượng thuộc hộ nghèo.

Tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động

QUỲNH CHI |

Bộ LĐTBXH đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định hướng dẫn chi tiết thực thi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hiện đang lấy ý kiến các bộ ngành có liên quan để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Đây là nỗ lực nhằm cụ thể hóa luật và tiếp tục “siết” công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) vốn nhiều tồn tại thời gian qua.

Xuất khẩu lao động: Hết hạn vợ chưa về nước, chồng gửi đơn kêu cứu

Quỳnh Chi |

Thời gian gần đây, dù ngành LĐTBXH đã có nhiều chỉnh đốn “mạnh tay” với các công ty vi phạm về thu phí, “cắt xén” chương trình đào tạo; thậm chí đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hàng chục công ty sai phạm nghiêm trọng nhưng tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc chính người nhà của họ gửi đơn thư cầu cứu đến cơ quan chức năng vẫn không giảm…