Nhiều doanh nghiệp ở TPHCM thiếu hụt lao động khoảng 30% - 40%

Nam Dương |

Sau ngày 1.10, nhiều doanh nghiệp TPHCM hoạt động trở lại, nhưng vẫn có tình trạng thiếu hụt lao động.

Công nhân kẹt ở quê chưa thể quay lại TPHCM

Mặc dù công ty đã hoạt động trở lại từ ngày 4.10, nhưng ngày 8.10, chị Trần Thị Kim Hương - công nhân Công ty Nissei Electric Việt Nam - vẫn chưa trở lại làm việc được. Chị Hương cho biết, cuối tháng 7.2021, sau khi nhiều ngày chờ đợi nhưng không hết dịch, chị đã phải trở về quê (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và đến nay chưa biết cách nào để quay trở lại làm việc vì ôtô, tàu hỏa đều chưa chuyên chở người vào lại TPHCM.

Còn chị Vũ Thị Minh - cũng là công nhân của Công ty Nissei Electric Việt Nam, mặc dù nhà ngay ở tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cách công ty chưa đầy 30km, cũng vẫn phải ở nhà vì lý do không gửi được con nhỏ 7 tuổi đang học lớp 2 cho ai trông để đi làm. Đồng thời, tỉnh Đồng Nai cũng chưa cho phép công nhân được sử dụng phương tiện cá nhân để đi làm tại TPHCM.

Những trường hợp trên chỉ là những ví dụ điển hình về việc doanh nghiệp thiếu lao động khi hoạt động trở lại.

Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch Công đoàn Công ty Nissei Electric Việt Nam - cho hay, công ty đã thông báo làm việc lại bình thường từ ngày 4.10, nhưng chỉ có khoảng 70% lao động đi làm trở lại. 30% còn lại là công nhân về tỉnh chưa quay trở lại làm việc được, không có người trông con để đi làm, một số còn là F0 và vẫn đang phải cách ly, một số nghỉ thai sản…

Nhiều công nhân không gửi được con nhỏ trong khi trường học chưa hoạt động trở lãi nên phải nghỉ việc ở nhà trông con. Ảnh: Đức Long
Nhiều công nhân không gửi được con nhỏ trong khi trường học chưa hoạt động trở lại nên phải nghỉ việc ở nhà trông con. Ảnh: Đức Long

Tương tự, ông Huỳnh Tấn Diệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty Sài Gòn Precision - cho biết, bình thường công ty có khoảng 3.200 - 3.300 lao động. Khi dịch COVID-19 bùng phát, có khoảng 50% công nhân của công ty đã về quê và đến nay hầu hết chưa thể quay lại TPHCM để làm việc.

Để bù đắp lực lượng thiếu hụt, công ty đã phải đăng tuyển dụng gấp khoảng 500 công nhân với nhiều ưu đãi, nhưng mới chỉ tuyển được hơn 300 người. Tính chung, đến nay có khoảng 2.000 công nhân đi làm, tương ứng với 60% lao động, nhưng vậy thiếu hụt khoảng 40%.

Tăng ca để bù đắp lao động thiếu

Ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch Công đoàn Công ty PouYuen Việt Nam - cho biết, sau gần 3 tháng phải tạm ngừng hoạt động, từ ngày 6.10, công ty đã hoạt động trở lại. Để bảo đảm an toàn, đến nay, công ty mới chỉ thông báo cho những công nhân ở TPHCM (chiếm khoảng 20% - 30% tổng số lao động) đi làm trở lại và đang xin phép cơ quan chức năng để đón các công nhân ngoại tỉnh để đi làm. Qua 3 ngày (từ 6-8.10), bình quân mới có khoảng hơn 13.000 công nhân trong tổng số khoảng hơn 16.000 người ở tại TPHCM đi làm, như vậy vẫn thiếu hụt khoảng 3.000 lao động so với dự tính.

Theo ông Phạm Văn Hiền - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất-Khu công nghiệp TPHCM (phụ trách các khu chế xuất Linh Trung 1, 2, khu công nghệ cao), có rất nhiều doanh nghiệp trong các khu chế xuất - khu công nghiệp đã hoạt động trở lại với tinh thần thận trọng, an toàn đến đâu, mở rộng sản xuất đến đó theo đúng hướng dẫn của Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp TPHCM.

Đa số công nhân phấn khởi được đi làm trở lại sau thời gian dài phải tạm ngừng việc. Tuy nhiên, vẫn nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động với những lý do như công nhân về tỉnh chưa quay trở lại làm việc được, không có người trông con để đi làm, một số còn là F0 và vẫn đang phải cách ly, một số nghỉ thai sản… Một số doanh nghiệp đã tăng ca trở lại để bù đắp cho sản lượng thiếu hụt do phải nghỉ thời gian dài.

Dự kiến nhu cầu nhân lực quý IV năm 2021 tại TPHCM cần khoảng hơn 43.600 – gần 57.000 chỗ làm việc. Ảnh: Đức Long
Dự kiến nhu cầu nhân lực quý IV/2021 tại TPHCM cần khoảng hơn 43.600 đến  gần 57.000 chỗ làm việc. Ảnh: Đức Long

Quý IV cần khoảng 57.000 lao động

Ông Phan Kỳ Quan Triết - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM - cho hay, cuối năm là khoảng thời gian quan trọng để các doanh nghiệp nỗ lực, tận dụng nâng cao hiệu quả năng suất để hoàn thành đơn hàng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng theo mùa (trước, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần).

Dự kiến nhu cầu nhân lực quý IV/2021 cần khoảng hơn 43.600 - gần 57.000 lao động, nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở lao động bán thời gian, tập trung ở các nhóm nghề như: Kinh doanh - Thương mại; Dịch vụ phục vụ cá nhân, Bảo vệ; Công nghệ thông tin; Cơ khí - Tự động hoá; Vận tải - Kho bãi - Dịch vụ cảng; Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng; Kỹ thuật công trình xây dựng; Dệt may - Giày da…

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Thiếu hụt lao động - tình trạng báo động tại thành phố Hồ Chí Minh

Thanh Dung |

Ngày 26.9.2021, trong chương trình “Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng” phát sóng trên Kênh VTC1 có đề cập tới tình trạng thiếu hụt lao động tại nhiều tỉnh thành phía Nam. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương thiếu hụt lao động căng thẳng nhất, ước tính khoảng 625 nghìn người và còn đang tiếp tục tăng lên.

Đẩy mạnh kết nối việc làm, giảm nguy cơ thiếu hụt lao động

ANH THƯ - TẤT THẢO |

Dịch COVID-19 “tấn công” vào các doanh nghiệp (DN) với quy mô lao động lớn tập trung ở khu chế xuất, khu công nghiệp... đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm của người lao động (NLĐ) làm công ăn lương, các hộ gia đình, hợp tác xã. Hơn ai hết, bản thân NLĐ mong mỏi dịch sớm được kiểm soát để quay trở lại làm việc bình thường, có thu nhập trang trải cuộc sống.

Thiết lập hệ thống thông tin thị trường, giảm nguy cơ thiếu hụt lao động

ANH THƯ |

Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) dự kiến số lao động về quê quay trở lại làm việc chỉ khoảng 60-70%. Do đó, nguy cơ thiếu hụt lao động để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin về lĩnh vực này đầy đủ, chính xác.

TP.Hồ Chí Minh nguy cơ thiếu hụt lao động

Nam Dương |

Tại TPHCM, sự thiếu hụt lao động sau dịch bệnh COVID-19 đang hiện hữu rõ ràng, bởi nhiều người lao động từ các tỉnh thành đã quyết định trở về quê do gặp khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều người cân nhắc chọn lựa có tiếp tục làm việc tại TPHCM nữa hay không...

Thiếu hụt lao động từ 35-37% khi kinh tế mở cửa trở lại

cường ngô |

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu nhân lực là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại. Thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thiếu hụt lao động - tình trạng báo động tại thành phố Hồ Chí Minh

Thanh Dung |

Ngày 26.9.2021, trong chương trình “Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng” phát sóng trên Kênh VTC1 có đề cập tới tình trạng thiếu hụt lao động tại nhiều tỉnh thành phía Nam. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương thiếu hụt lao động căng thẳng nhất, ước tính khoảng 625 nghìn người và còn đang tiếp tục tăng lên.

Đẩy mạnh kết nối việc làm, giảm nguy cơ thiếu hụt lao động

ANH THƯ - TẤT THẢO |

Dịch COVID-19 “tấn công” vào các doanh nghiệp (DN) với quy mô lao động lớn tập trung ở khu chế xuất, khu công nghiệp... đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm của người lao động (NLĐ) làm công ăn lương, các hộ gia đình, hợp tác xã. Hơn ai hết, bản thân NLĐ mong mỏi dịch sớm được kiểm soát để quay trở lại làm việc bình thường, có thu nhập trang trải cuộc sống.

Thiết lập hệ thống thông tin thị trường, giảm nguy cơ thiếu hụt lao động

ANH THƯ |

Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) dự kiến số lao động về quê quay trở lại làm việc chỉ khoảng 60-70%. Do đó, nguy cơ thiếu hụt lao động để phục hồi trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát sẽ xảy ra ở các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, cần nhanh chóng thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin về lĩnh vực này đầy đủ, chính xác.

TP.Hồ Chí Minh nguy cơ thiếu hụt lao động

Nam Dương |

Tại TPHCM, sự thiếu hụt lao động sau dịch bệnh COVID-19 đang hiện hữu rõ ràng, bởi nhiều người lao động từ các tỉnh thành đã quyết định trở về quê do gặp khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều người cân nhắc chọn lựa có tiếp tục làm việc tại TPHCM nữa hay không...

Thiếu hụt lao động từ 35-37% khi kinh tế mở cửa trở lại

cường ngô |

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thiếu nhân lực là thách thức rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp khi mở cửa kinh tế trở lại. Thâm hụt lao động từ nay đến cuối năm sẽ vào khoảng từ 35-37%.