Nhiều công nhân cảm thấy may mắn vì không bị mất việc

Trần Kiều - Đỗ Phương |

Dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân thuộc các khu công nghiệp đã phải khăn gói về quê; số khác cố bám trụ lại tìm cách mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau. Trong quãng thời gian loay hoay tìm lối thoát, tất cả phải đối mặt với không ít khó khăn, song nhiều người cảm thấy may mắn vì mình vẫn có việc để làm.

Trở lại xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội), nơi có nhiều khu nhà trọ của công nhân làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long những ngày đầu tháng 7, chúng tôi cảm nhận được sự vắng vẻ nơi đây. Những phòng trọ đã không còn được lấp đầy như trước; trên dây phơi chỉ lác đác vài bộ quần áo...

Nhiều phòng cho thuê để trống.
Nhiều phòng cho thuê để trống.

Nhiều chủ trọ cho biết, có cảnh tượng hoang vắng như vậy là do nhiều công nhân bị mất việc làm nên đã trả phòng để về quê. 

Tại khu trọ 30 phòng của gia đình ông Bùi Quang Tuyên ở đường Đa Lộc, thôn Bầu (Kim Chung), chúng tôi gặp chị Vũ Thị Linh (SN 2000) quê Tuyên Quang đang chuẩn bị đi làm ca 2. Vừa chuẩn bị đồ, Linh vừa chia sẻ, bản thân chị làm việc tại Công ty TNHH Linh kiện điện tử SEI Việt Nam mới được 4 tháng.

Làm việc ở công ty đúng thời điểm dịch bùng phát mạnh, Linh luôn thấp thỏm nỗi lo đến một ngày sớm nhất cũng sẽ bị sa thải như những công nhân thời vụ.

Sống ở Hà Nội, Linh ở trọ một mình trong căn phòng có giá thuê 550.000 đồng/tháng, chưa tính tiền điện, nước. Hằng tháng Linh phải đều đặn gửi một khoản tiền về quê để nuôi con trai 3 tuổi. Các khoản chi phí khác như ăn uống, xăng xe, mua sắm... Linh phải chắt bóp hết mức có thể. Bởi, thu nhập cả tháng sau trừ đóng bảo hiểm của Linh chỉ được 5,5 triệu đồng.

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Linh thầm cảm ơn vì không bị mất việc như nhiều công nhân khác. "Trên quê không có việc nên tôi mới phải tìm xuống tận đây. Vừa rồi, nếu tôi cũng bị sa thải thì tôi không biết sẽ xoay sở ra sao. Tôi sẽ phải cố gắng rất nhiều mới có thể lo cho bản thân và con của tôi ở quê" – Linh nói.

Sống cùng khu trọ với Linh, chị Nga (quê Vĩnh Phúc) cũng may mắn không bị cho nghỉ việc. Tuy nhiên, do công ty giãn cách việc, thời gian chị Nga ở phòng trọ ngang với thời gian làm trên cồng ty.

10 năm là việc ở Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, chị Nga cho biết, đây là lần đầu tiên chị thấy cùng lúc có nhiều công ty gặp khó khăn, buộc phải cho công nhân nghỉ việc như vậy.

"Làm công nhân vốn đã khó khăn, giờ nhiều người bị mất việc, không biết họ sẽ làm gì để mưu sinh, nuôi gia đình. Thu nhập hiện tại của tôi đã giảm sút nhiều, nhưng chí ít tôi vẫn có việc để làm" - chị Nga trải lòng.

Khi được hỏi có ý định về quê làm không, chị Nga lắc đầu, cười: "Về quê cũng chẳng khác nào thất nghiệp vì ngoài làm ruộng, tôi chẳng thể kiếm được việc làm khác".

Do công nhân nghỉ nhiều, hàng bún chả của anh Tuyên bán không được nhiều như trước.
Do công nhân nghỉ nhiều, hàng bún chả của anh Tuyên bán không được nhiều như trước.

Theo chia sẻ của anh Bùi Quang Tuyên, hiện khu trọ của anh có 5 phòng đã để trống khá lâu. Những công nhân không bị mất việc ở trong khu trọ hầu như ngày làm, ngày nghỉ. "Khổ nỗi công nhân đi làm kiểu đó vừa không có tiền, vừa khó làm thêm các công việc khác nên cũng chỉ biết ở phòng thôi" - anh Tuyên chia sẻ.

Trần Kiều - Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Xóm trọ đìu hiu vì công nhân mất việc do dịch COVID-19

Đỗ Phương - Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân mất việc. Không còn đường mưu sinh ở Hà Nội, họ buộc phải trở lại quê. Vì vậy, 2 tháng gần đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp bị để trống phòng vì không có công nhân thuê.

Bình Dương: Công ty chưa có đơn hàng, nỗi lo mất việc thường trực

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, cũng đã có các DN sản xuất ổn định trở lại. Tuy nhiên với những DN không xuất khẩu được hàng hóa hoặc không tìm được đơn hàng mới thì NLĐ vẫn nơm nớp nỗi lo bị mất việc làm.

Đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII), đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay, đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xóm trọ đìu hiu vì công nhân mất việc do dịch COVID-19

Đỗ Phương - Trần Kiều |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều công nhân mất việc. Không còn đường mưu sinh ở Hà Nội, họ buộc phải trở lại quê. Vì vậy, 2 tháng gần đây, nhiều nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp bị để trống phòng vì không có công nhân thuê.

Bình Dương: Công ty chưa có đơn hàng, nỗi lo mất việc thường trực

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, cũng đã có các DN sản xuất ổn định trở lại. Tuy nhiên với những DN không xuất khẩu được hàng hóa hoặc không tìm được đơn hàng mới thì NLĐ vẫn nơm nớp nỗi lo bị mất việc làm.

Đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc

Việt Lâm - Hải Nguyễn |

Sáng 3.7, tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN lần thứ 6 (khoá XII), đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay, đã có 7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc.