Nhiều chính sách ưu đãi để níu chân người lao động về từ vùng dịch

HƯNG THƠ |

Trong số những người từ TPHCM và các tỉnh phía Nam về Quảng Trị do ảnh hưởng dịch COVID-19, có nhiều lao động lành nghề trong ngành dệt may. Đang thiếu hụt lao động, nên các doanh nghiệp dệt may tại Quảng Trị đưa ra các ưu đãi để thu hút số lao động lành nghề này.

Ông Lê Nguyên Y – Chủ tịch Công đoàn Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị (thuộc Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú) cho biết, để mở rộng sản xuất, nhà máy này đã có thông báo tuyển dụng 300 công nhân may. Trong đó, ưu tiên những người lao động lành nghề trở về từ các tỉnh phía Nam.

“Những lao động trở về từ các tỉnh phía Nam khi ký hợp đồng chính thức với nhà máy, sẽ được thưởng 1 triệu đồng. Mức lương tối thiểu không thấp hơn 5 triệu đồng đối với thợ bậc 2 và không thấp hơn 6 triệu đồng đối với thợ bậc 4. Ngoài ra, người lao động còn có thêm thu nhập từ tăng ca, các chế độ khác nhà máy đảm bảo theo đúng quy định của nhà nước” – ông Lê Nguyên Y, cho biết.

Với mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung về may mặc ở tỉnh Quảng Trị, nhưng đến nay công ty này chỉ mới tuyển được 20 người lao động lành nghề về từ TPHCM và các tỉnh phía Nam. Những lao động vừa tuyển dụng vào nhà máy có tay nghề, tác phong công nghiệp và chuyên nghiệp hơn cả những lao động lâu năm ở đây.

“Tới đây, nhà máy sẽ tuyển dụng thêm nhiều lao động khác khi họ hoàn thành cách ly phòng dịch sau khi trở về từ vùng dịch. Tuy nhiên, nhà máy chỉ lo không giữ chân được số lao động này để làm việc lâu dài” – ông Lê Nguyên Y, chia sẻ.

Cũng hoạt động trong ngành dệt may, Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS (Hải Lăng) từ đầu năm đến nay công ty đã tuyển dụng được 200 lao động, trong đó có một số lao động lành nghề về từ các tỉnh phía Nam. Chị Lê Thị Mỹ Thuận (25 tuổi, trú tại Diên Khánh, Hải Dương, Hải Lăng, Quảng Trị) là công nhân may vừa được tuyển dụng vào Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS. Có sẵn tay nghề, nên nhận việc là chị Thuận vào làm việc ngay, không cần qua đào tạo.

Tay nghề của Thuận giỏi, rất tích cực và có tác phong công nghiệp, nên được lãnh đạo công ty này đánh giá cao. “Nhận những công nhân lành nghề này vào làm việc sẽ không phải tốn thời gian đào tạo, thậm chí mình còn phải học hỏi được những cách làm hay từ họ để áp dụng cho công nhân ở công ty” - bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS, cho biết. Tuy nhiên, cũng như nỗi lo của ông Lê Nguyên Y, Công ty TNHH Dệt may VTJ TOMS lo sẽ khó giữ chân được những lao động có tay nghề này.

Bà Nguyễn Thị Hồng Mỹ - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hải Lăng cho biết, qua khảo sát, đến thời điểm này ở địa bàn huyện Hải Lăng có 258 lao động trở về từ các tỉnh phía Nam có nhu cầu tìm việc làm, trong đó có 127 lao động có tay nghề may mặc.

Phần lớn, chỉ các lao động đã lập gia đình, có độ tuổi trên 25 mới có nguyện vọng tìm việc làm ổn định ở tại quê, còn lại vì nhiều lý do, họ phân vân khi được hỏi “có trở lại làm việc ở các tỉnh phía Nam khi dịch ổn định hay không”. Trước mắt, để ổn định cuộc sống cho số lao động có nhu cầu tìm việc, Liên đoàn Lao động huyện Hải Lăng đã và đang kết nối với các doanh nghiệp, địa phương trên địa bàn để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Hơn 120 triệu đồng hỗ trợ cho công nhân lao động khó khăn mùa dịch

BẠCH CÚC |

Ngày 16.9, lãnh đạo phòng công tác Đảng và công tác chính trị Công an TP.Cần Thơ phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Thạnh, quận Ô Môn và quận Bình Thủy tổ chức trao tặng 300 phần quà hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Lao động về quê mắc kẹt: Khó tìm được việc làm

Nhóm PV Tây Nguyên |

Sau khi từ TPHCM và các tỉnh phía Nam trở về khu vực Tây Nguyên tránh dịch COVID-19, rất nhiều người lao động đang lâm vào cảnh thất nghiệp, sống lay lắt, tạm bợ qua ngày. Mong muốn duy nhất trong lúc này của họ là tìm kiếm được một công việc phù hợp để có chi phí trang trải gánh nặng cuộc sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhiều người "đỏ mắt" đi nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng vẫn chưa được tiếp nhận...

TP.Hồ Chí Minh nguy cơ thiếu hụt lao động

Nam Dương |

Tại TPHCM, sự thiếu hụt lao động sau dịch bệnh COVID-19 đang hiện hữu rõ ràng, bởi nhiều người lao động từ các tỉnh thành đã quyết định trở về quê do gặp khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều người cân nhắc chọn lựa có tiếp tục làm việc tại TPHCM nữa hay không...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hơn 120 triệu đồng hỗ trợ cho công nhân lao động khó khăn mùa dịch

BẠCH CÚC |

Ngày 16.9, lãnh đạo phòng công tác Đảng và công tác chính trị Công an TP.Cần Thơ phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Thạnh, quận Ô Môn và quận Bình Thủy tổ chức trao tặng 300 phần quà hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Lao động về quê mắc kẹt: Khó tìm được việc làm

Nhóm PV Tây Nguyên |

Sau khi từ TPHCM và các tỉnh phía Nam trở về khu vực Tây Nguyên tránh dịch COVID-19, rất nhiều người lao động đang lâm vào cảnh thất nghiệp, sống lay lắt, tạm bợ qua ngày. Mong muốn duy nhất trong lúc này của họ là tìm kiếm được một công việc phù hợp để có chi phí trang trải gánh nặng cuộc sống. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhiều người "đỏ mắt" đi nộp hồ sơ xin việc khắp nơi nhưng vẫn chưa được tiếp nhận...

TP.Hồ Chí Minh nguy cơ thiếu hụt lao động

Nam Dương |

Tại TPHCM, sự thiếu hụt lao động sau dịch bệnh COVID-19 đang hiện hữu rõ ràng, bởi nhiều người lao động từ các tỉnh thành đã quyết định trở về quê do gặp khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều người cân nhắc chọn lựa có tiếp tục làm việc tại TPHCM nữa hay không...