Nhà ở xã hội vừa bàn giao đã hỏng, công nhân lao động điêu đứng

BẢO TRUNG |

Tại Đà Nẵng, hàng loạt công nhân lao động có thu nhập thấp đã chắt chiu, vay mượn để mua được một căn hộ chung cư giá rẻ. Những mong được “an cư lạc nghiệp”, nhưng trớ trêu, nhà vừa ở chưa đầy 1 năm thì xuống cấp, hỏng, liên tục sự cố...

Nghèo gặp eo

Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu là nơi chiếm gần phân nửa số lượng công nhân của Đà Nẵng, xấp xỉ 40.000 lao động. Phần lớn công nhân lao động (CNLĐ) này đến từ các tỉnh thành miền Trung. Thu nhập thấp, thiếu chỗ ở... gần như là bức xúc của hầu hết CNLĐ trực tiếp.

Tuy vậy, dự án xây dựng nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội để bán rẻ, bán trả góp... cho CNLĐ ở khu vực này còn thiếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của CNLĐ. Vì vậy, khi nghe có chủ trương xây dựng chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh (có quy mô gồm 8 block chung cư từ 12 đến 15 tầng, gần 2.000 căn hộ có diện tích từ 29m2 đến 66m2), rất nhiều CNLĐ kỳ vọng, mong chờ.

Giai đoạn 1 của dự án gồm 550 căn hộ (block E1, E2 cao 12 tầng), hiện đã bàn giao đưa vào sử dụng 142 căn hộ nhà ở và cho thuê. Giá bán mỗi căn hộ chung cư từ 250-500 triệu đồng. Số tiền lớn so với mức thu nhập bình quân của anh chị em CNLĐ hiện nay.

Chị Trần Thị Kim Oanh (ngụ block chung cư E2) cho biết: “Tôi lặn lội từ một huyện vùng biên ở Quảng Nam về Đà Nẵng làm việc tại KCN Hòa Khánh đã 8 năm nay. Đến lúc có 2 con nhỏ, tôi và chồng mình bàn mua một căn hộ ở tầng 12 khu chung cư E2 để có chỗ ở ổn định với giá hơn 480 triệu đồng, nhưng phải vay đến 250 triệu đồng. Mỗi tháng, gia đình phải chắt chiu để trả lãi 2 triệu đồng, trong khi lương chỉ hơn 4 triệu đồng. Thu nhập của chồng cũng chẳng khá hơn là bao, tiết kiệm tối đa mới đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng, lo cho con cái ăn học”.

“Chúng tôi dọn vào căn hộ ở từ tháng 1.2019. Nhưng chưa kịp vui mừng thì đã ngao ngán khi phòng ngủ, nhà vệ sinh bị thấm dột, điện bị chập, sơn tường bong tróc... Lỡ bỏ tiền ra mua thì đành ở vậy, đâu còn sự lựa chọn nào khác. Không chỉ căn hộ của tôi, căn hộ của những người khác xung quanh tầng 12 đều gặp sự cố này” - chị Oanh rưng rưng nước mắt.

Cùng chung tâm trạng, chị Nguyễn Thị Giáp (ngụ block chung cư E2) cho hay, một số anh chị em công nhân dù đã mua căn hộ tại tầng 12 ở cả hai block chung cư E1 và E2 nhưng không dám dọn vào ở vì sợ không đảm bảo an toàn vì tường, nhà vệ sinh thấm dột, hệ thống điện chập chờn... Trong khi trước đó, họ đã mua rất nhiều vật dụng nội thất. Làm công nhân thu nhập chẳng bao nhiêu, tích góp vay mượn để có một nơi “tử tế” để ở nhưng lại chẳng dám vào, đúng là “nghèo còn gặp eo”.

Xử lý chậm chạp

Ông Phạm Tăng Xuân Hòa - Chi Cục phó Chi Cục Giám định Xây dựng, Sở Xây dựng Đà Nẵng - nói rằng, ngày 20.11, Sở Xây dựng thành phố đã cử người xuống kiểm tra 2 block chung cư E1, E2 thấy sự việc người dân và báo chí vừa phản ánh là hoàn toàn đúng. Nguyên nhân gây ra thấm dột là do quá trình thi công lợp mái tôn chống nóng, chống thấm, nhà thầu đã thực hiện tháo dỡ một phần gạch lát sàn mái để xây tường đầu hồi, khoan neo thép xuống dầm sàn mái tạo các điểm neo giằng tôn chống bão. Tuy nhiên do triển khai thi công dàn trải, không có biện pháp thoát nước nên khi trời mưa gây thấm dột xuống các căn hộ tầng 12, một số thiết bị điện cũng hỏng theo.

Hiện, chủ đầu tư đã hoàn thành thi công chống thấm và lợp mái tôn đơn nguyên tòa E2 và đang hoàn thiện tòa E1. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đang tổ chức khắc phục tại các căn hộ có hiện tượng thấm dột, hư hỏng thiết bị điện tại đơn nguyên E1, E2, cam kết hoàn thành trong cuối tháng 11.2019. Tất cả căn hộ có thiết bị điện bị ảnh hưởng do thấm dột đều đã được ban quản lý vận hành tòa nhà thực hiện cắt điện, không để xảy ra hiện tượng rò điện; chỉ thực hiện đấu nối lại điện sau khi hoàn thành công tác xử lý, khắc phục.

Bà Phùng Thị Hoài Thương - Phó Tổng giám đốc Cty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước, chủ đầu tư 2 căn chung cư trên - cũng xác nhận, trước đây, block E1, E2 do một nhà thầu khác thi công nhưng tiến độ quá chậm chạp nên chủ đầu tư chọn nhà thầu Công ty Cổ phần LICOGI 13. Từ tháng 4.2019, chủ đầu tư đã nhận được đơn phản ánh của nhiều hộ dân phàn nàn về thực trạng nói trên. Tuy vậy, bên cạnh một số nguyên nhân chủ quan, thì do ảnh hưởng của mưa, bão nên việc giải quyết có phần chậm trễ.

Bức xúc của anh chị em CNLĐ là chính đáng, nhất là đối với những hộ thu nhập thấp. Ban lãnh đạo công ty và nhà thầu thi công sẽ làm việc một cách quyết liệt, xử lý dứt điểm tình trạng trên để đảm bảo quyền lợi cho anh chị em công nhân, bà Thương nhấn mạnh.

Dự án khu chung cư nhà ở xã hội cho công nhân được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt rộng gần 40ha (gần Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng). Theo quy hoạch, nơi đây sẽ có 8 block chung cư từ 12 đến 15 tầng với hơn 1.700 căn hộ. Dự án chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 gồm 550 căn hộ (tức 2 tòa block E1, E2 hiện nay). Mỗi căn hộ có giá từ 230 đến 550 triệu đồng.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

“Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”

N.Đ |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định vừa tổ chức diễn đàn “Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Youngone Nam Định.

Phú Thọ: Thành lập công đoàn cơ sở với 104 đoàn viên

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ |

Liên đoàn Lao động huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết kế phụ kiện thời trang Việt Nam.

Công nhân tuần đường sắt - những người đi cả vòng trái đất

Nhật Vũ - Hồng Cường |

Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, vẫn có những con người lặng lẽ bám theo từng mét đường ray, âm thầm góp sức để đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu xuôi ngược. Mỗi cung đường sắt dài khoảng 10km, ngày làm việc chia làm 3 ban, mỗi ban 8 tiếng, công nhân đi bộ kiểm tra một lượt đi và về dài 20km rồi tiếp tục bàn giao cho ban khác.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

“Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”

N.Đ |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định vừa tổ chức diễn đàn “Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Youngone Nam Định.

Phú Thọ: Thành lập công đoàn cơ sở với 104 đoàn viên

LĐLĐ tỉnh Phú Thọ |

Liên đoàn Lao động huyện Phù Ninh (Phú Thọ) vừa tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiết kế phụ kiện thời trang Việt Nam.

Công nhân tuần đường sắt - những người đi cả vòng trái đất

Nhật Vũ - Hồng Cường |

Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, vẫn có những con người lặng lẽ bám theo từng mét đường ray, âm thầm góp sức để đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu xuôi ngược. Mỗi cung đường sắt dài khoảng 10km, ngày làm việc chia làm 3 ban, mỗi ban 8 tiếng, công nhân đi bộ kiểm tra một lượt đi và về dài 20km rồi tiếp tục bàn giao cho ban khác.